Cái di đã tràn đến xóm này tự lúc nào năm 2024

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào mà người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

(Trích Vợ Nhặt – Kim Lân)

Quảng cáo

Cái di đã tràn đến xóm này tự lúc nào năm 2024

Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên là:

  1. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào.
  1. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
  1. Đây là đoạn văn tổng phân hợp nên cả 2 đáp án trên đều đúng.
  1. Đoạn văn không có câu chủ đề.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung đoạn trích, kiến thức về câu chủ đề, phân tích.

  • Đáp án : A (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Câu chủ đề là: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 2: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

  1. Có 1 hình ảnh so sánh.
  1. Có 2 hình ảnh so sánh.
  1. Có 3 hình ảnh so sánh.
  1. Có 4 hình ảnh so sánh.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài so sánh.

  • Đáp án : B (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Trong đoạn trên có 2 hình ảnh so sánh: Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 3: Trong câu văn sau có mấy từ láy? Đó là những từ láy nào?

Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ .

  1. Hai từ láy: dắt díu, ngổn ngang.
  1. Ba từ láy: lũ lượt, bồng bế, dắt díu.
  1. Bốn từ láy: lũ lượt, bồng bế, dắt díu, xanh xám.
  1. Ba từ láy: lũ lượt, bồng bế, ngổn ngang.

Phương pháp giải:

Căn cứ kiến thức về từ láy.

  • Đáp án : A (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Đoạn văn trên có: Hai từ láy: dắt díu, ngổn ngang. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 4: Việc lặp đi lặp lại chi tiết là người bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, bóng những đói dập dờ lại lặng lẽ có ý nghĩa gì?

  1. Tô đậm về cảnh ngộ và tâm lí người dân quê.
  1. Phản ánh về hiện thực xã hội khốc liệt.
  1. Tô đậm sự thê thảm đến kiệt cùng của con người trong nạn đói.
  1. Thể hiện mối liên hệ giữa con người với cuộc kháng chiến.

Phương pháp giải:

Phân tích.

  • Đáp án : C (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Việc nhấn mạnh, lặp lại chi tiết cho thấy: Tô đậm sự thê thảm đến kiệt cùng của con người trong nạn đói. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Câu 5: “Chết như ngả rạ” là:

  1. Thành ngữ.
  1. Tục ngữ.
  1. Ca dao.
  1. Dân ca.Giải Câu 1 () - 0

Phương pháp giải:

Căn cứ bài thành ngữ.

  • Đáp án : A (0) bình luận (0) lời giải Giải chi tiết: Chết như ngả rạ là thành ngữ ý nói chết nhiều và liên tục. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.