Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau

Hướng dẫn

Dàn ý chi tiết tham khảo

I. Mở bài

– Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến – một nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

– Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét

II. Thân bài

1. Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

– Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

– Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu

⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng

2. Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

– Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

– Màu sắc:

+ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

– Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

– Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

Xem thêm:  Nghị luận văn học: Cảm nhận của em về quan điểm, nhân cách sống của một nhà nho chân chính trong Bài Ca Ngắn Đi Trên bãi của Cao Bá Quát

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” [Xuân Diệu]

3. Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

– Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu trong tác phẩm

– Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

» Xem lại mục soạn bài Câu cá mùa thu để bổ sung thêm thông tin hoàn thiện phần dàn ý và bài làm của mình.

***

Bài văn tham khảo hay nhấtcủa học sinh lớp 11

Mùa thu – đề tài của thi ca muôn đời. Mỗi người nghệ sĩ có những cảm nhận riêng mỗi độ thu về khiến cho kho tàng thơ ca viết về mùa thu càng trở nên phong phú và đặc sắc hơn. Trong số những bài thơ kiệt tác viết về mùa thu ta không thể không nhắc đến chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đặc biệt là bài Câu cá mùa thu – tác phẩm điển hình cho phong cảnh làng quê Bắc Bộ.

Xem thêm:  Đoạn thơ “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi… Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” Phân tích để hiểu rõ ý nghĩa của đoạn thơ

Bức tranh mùa thu hiện lên với vẻ đẹp cổ điển vốn có của thi ca muôn đời với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ. Bài thơ mở ra bằng không gian hẹp, ở gần:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Mùa thu đối với Nguyễn Khuyến không chỉ được cảm nhận ở những cơn gió se se đặc trưng mà còn được cảm nhận ở làn nước trong veo lạnh lẽo. Nhưng cảm nhận của ông thật tinh tế, vận dụng mọi giác quan để cảm biết mùa thu. Cái lạnh lẽo thấm vào da thịt. Màu nước trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong cái trong veo của nước bằng sự nhạy cảm, Nguyễn Khuyến còn nhanh chóng nhận ra “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Chỉ gợn một nét rất nhỏ, rất thanh, khiến cho người đọc cảm nhận được cái tĩnh lặng tuyệt đối của không gian.

Không gian được mở rộng khi hình ảnh thu thiên được tác giả nắm trọn từng vẻ đẹp:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Câu thơ cho thấy độ cao thẳm thăm của không gian, màu xanh không chỉ gợi nên cái êm dịu của bầu trời, mà nó còn khiến cho vòm trời trở nên rộng rãi khoáng đạt hơn. Không dừng lại ở đó, thi nhân còn nhận ra những chiếc lá mùa thu khẽ đưa vèo trong gió: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Nếu như ở những bài thơ khác, hình ảnh lá rơi bao giờ cũng gợi về sự tàn lụi, héo úa, sự chia phôi đôi ngả, như trong câu thơ của Nguyễn Du:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Thì trong câu thơ của Nguyễn Khuyến tuyệt nhiên không gợi lên cảm giác đó. Chiếc lá rơi như một lẽ rất tự nhiên của tạo hóa, khi thu về chỉ cần một cơn gió thoáng qua cũng khiến những chiếc lá chao mình liệng rơi xuống đất. Câu thơ đã nắm trọn khoảnh khắc, thần thái của mùa thu êm dịu, thanh bình. Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến thật bình dị, thân thuộc, những câu thơ không chỉ cho người đọc cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn cái hồn thu mà còn cảm được cái hồn của cuộc sống ngày xưa, đó là cuộc sống êm đềm, bình dị, thanh thản.

Trong không gian thu đầy tĩnh lặng ấy con người xuất hiện chỉ là một nét vẽ rất nhỏ, rất khẽ: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Đặc biệt cuối bài thơ, trong không gian đầy chất thu ấy hiện lên dáng người ung dung bất động: Tựa gối buông cần lâu chẳng được. Không gian ao nhỏ hẹp, kết hợp với dáng người ngồi “tựa gối” thu mình trong chiếc thuyền bé tạo nên sự hòa hợp bất ngờ giữa người và cảnh. Dường như trong không gian ấy mọi vật đều trở nên bé lại, nhỏ lại. Người đi câu mà dường như không bận tâm đến chuyện câu cá, trong cái buông cần lâu chẳng được ẩn chứa cả một sự thờ ơ, không quan tâm, cả nỗi niềm, tâm trạng.

Xem thêm:  Anh [chị] hãy trình bày suy nghĩ về lòng bao dung của con người

Với bút pháp lấy động tả tĩnh tài tình để miêu tả chuyển động của cảnh vật và âm thanh sóng gợi đôi chút, lá khẽ đưa nhanh, tầng mây lơ lửng dường như khiến cả không gian ngập đầy trong sự yên tĩnh. Đặc biệt trong câu thơ cuối tiếng động khẽ của cá đớp mồi dưới chân bèo cũng khiến người thi nhân cảm nhận được, qua đó càng cho thấy rõ hơn cái tĩnh mịch của không gian, cảnh vật. Với bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh bức tranh thu cổ điển dưới ngòi bút Nguyễn Khuyến hiện lên thật trong lành, thanh tĩnh và yên bình.

Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển, bức tranh thu của ông còn mang cái thần thái riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Nét chân thực, riêng biệt đó được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh quên thuộc của đời sống ở làng quê Việt Nam: thuyền câu, ngõ trúc, ao bèo,… Ngoài ra ông còn sự dụng một cách thuần thục, tài tình vốn ngôn ngữ đời sống: trong veo, bé tẻo teo, đưa vèo, vắng teo,… để thổi hồn vào bức tranh thiên nhiên. Ngôn từ vốn hết sức bình dị nhưng lại tóm được tất cả cái thần, cái hồn của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Với ngòi bút đậm chất hội họa và vô cùng tinh tế, Nguyễn Khuyến đã khắc họa bức tranh mùa thu nên thơ với những nét đặc trung nhất của mùa thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Qua bức tranh làng cảnh Việt Nam vào thu người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, niềm tha thiết với cuộc đời sâu sắc của tác giả. Không chỉ vậy, bằng lớp ngôn từ dung dị, gần gũi, với cách sử dụng tử vận “eo” tài tình ta còn thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến.

——————————————————————–

Một số dạng bài phân tích Câu cá mùa thu khác:

Theo Bailamvan.edu.vn

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm, có sử dụng biện pháp tu từ thích hợp lớp 6với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 6.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm lớp 6

  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm
  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân
  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa hè
  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa thu
  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông

Đề bài: Chia sẻ cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm, có sử dụng biện pháp tu từ thích hợp.

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm

Một năm có bốn mùa thì em thích nhất là mùa hè. Mùa hè thường bắt đầu từ đầu tháng tư. Với đặc trưng không khí ấm áp, thường có mưa rào, mưa dông. Mùa hạ thực sự là khoảng thời gian tuyệt vời cho cây cối. Những chồi non mới nhú ở mùa xuân, nhanh chóng vươn mình trổ lá mạnh mẽ vào mùa hạ. Loáng cái, cây cối xanh um, tán lá rộng rì rào, sung sương vẫy cành lá chào nắng mới. Hoa thơm ngày nào cũng đậu quả, kết trái. Nhìn đâu cũng là một màu xanh, với những quả những trái béo tròn lúc lỉu. Chao ôi sao mà ngon mắt thế. Nào bưởi, nào xoài, nào dưa hấu, nào chanh leo… Vô vàn thức quả để chọn lựa. Thiên nhiên mùa hè thật là tuyệt vời.

→ Biện pháp tu từ: nhân hóa [sung sương vẫy cành lá chào nắng mới]

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân

Trong một năm, mùa xuân là mùa đầu tiên, và có lẽ cũng là mùa đẹp nhất. Khi mùa xuân đến, không khí trở nên ấm áp hơn hẳn. Vẫn còn chút gì đó se se, nhưng cũng đủ để vạn vật cựa mình. Cây cối theo tiếng gót chân của nàng xuân, lục tục thay áo mới. Những chồi non, mầm bé kéo nhau nhô lên chào mặt trời. Hoa thơm cỏ lạ cũng đua nhau mở hội, nở tưng bừng. Bức tranh thiên nhiên phút chốc trở nên tươi mới, rộn ràng. Bầu trời trên cao cũng vui theo mà trong xanh, cao vời vợi. Nó chăn dắt những chùm mây trắng bồng bềnh dạo chơi. Vui sướng chào đón bầy én bay về từ phương Nam. Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân luôn tươi đẹp như thế đó.

→ Biện pháp tu từ:

  • Ẩn dụ: tiếng gót chân của nàng xuân
  • Nhân hóa: thay áo mới, kéo nhau nhô lên chào mặt trời, đua nhau mở hội, bầu trời cũng vui theo, chăn dắt những chùm mây trắng bồng bềnh dạo chơi

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa hè

Trong một năm, em thích nhất là mùa hạ. Bởi mùa hạ luôn đem đến cảm giác sôi động và tràn ngập sức sống. Cây cối mùa hạ luôn xanh um, tươi tốt và rậm rạp. Một phần nhờ mùa xuân đã ấp ủ cho biết bao chồi non. Phần còn lại chính nhờ vào tiết trời ấm áp, nhiều mưa của mùa hạ. Từ cây cỏ trên mặt đất, đến cây hoa ở trong chậu, đến giàn cây leo trên bờ rào, đến những thân cây cao lớn trên đường, trong vườn, đâu đâu cũng tươi xanh ngút ngát. Tuy không có sắc hoa rực rỡ như mùa xuân, nhưng mùa hè vẫn chẳng kém cạnh rực rỡ, nhờ vào các loại trái cây. Vào mùa hè, trái cây chín rộ nhiều vô kể. Chanh leo, dưa hấu, nhãn, vải. xoài, cam, bưởi… Sắc đỏ, vàng, cam, tím ấy khiến ai cũng phải thèm thuồng. Hòa với những gam màu tươi xinh ấy, thiên nhiên mùa hạ còn chơi những bản nhạc vui tươi, rộn ràng, bởi dàn hợp xướng ve sầu. Thật là hấp dẫn!

→ Biện pháp tu từ: Hoán dụ [sắc đỏ, vàng, cam, tím ấy]

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa thu

Mùa thu là mùa đem đến cho em nhiều cảm xúc nhất. Thiên nhiên mùa thu có chút gì đó khá u buồn - từ trong thơ ca bao đời nay vẫn bảo thế. Bầu trời rời đi cao hơn, mây trắng di chuyển cũng chậm rãi hơn. Ánh nắng mùa thu vẫn ấm áp như thế, nhưng bớt gay gắt đi nhiều. Ấy thế mà, dường như nắng hạ đã thiêu đốt mãnh liệt quá, nên sắc xanh cũng trở nên ảm đạm hơn nhiều. Một số loài cây có lá chuyển sang vàng, cam, đỏ tía rồi rụng về đất. Gió mỗi lúc mỗi mạnh và lạnh hơn, nắng mỗi lúc một yếu hơn, và cây cối cũng mỗi lúc một thưa lá hơn. Hình ảnh những con đường ngợp trong lá vàng bay, chính là vẻ đẹp thơ mộng nhất của mùa thu. Mà suốt những năm nay, biết bao bút mực cũng chẳng thể ngừng viết. Vẻ đẹp ấy, chỉ có mùa lá vàng rơi mới có thể đem đến cho đất trời.

→ Biện pháp tu từ:

  • Nhân hóa: bầu trời rời đi cao hơn
  • Hoán dụ: mùa lá vàng rơi

Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông

Mùa đông - mùa cuối cùng của một năm, mùa đem đến những cảm xúc thật khó tả. Nhắc đến mùa đông, là nhắc đến những ngày lạnh lẽo và buốt giá. Bầu trời hầu như lúc nào cũng ảm đạm, xám xịt như tấm kính lau mãi chẳng sạch được bụi mờ. Chim chóc như biến mất hẳn, có khi cả tuần trời cũng chẳng nghe được một tiếng chim hót nào. Cây cối cũng như người co rúm lại trước cái rét của thời tiết. Những thân cây đã rụng hết lá từ mùa thu thì trông lại càng đáng thương hơn nữa. Thiên nhiên mùa đông đem đến cảm giác cô đơn và buồn bã. Dù vậy, nó vẫn có những nét đẹp hiếm hoi mà chẳng mùa nào có được. Đó chính là những đóa hoa mận, hoa ban trắng xóa núi rừng. Tuy đơn điệu nhưng vẫn khiến mọi người phải trầm trồ, thán phục. Chính nhờ mùa đông ấy, mà vạn vật được nghỉ ngơi, ấp ủ để chờ xuân về bung tỏa hương sắc.

→ Biện pháp tu từ:

  • So sánh: bầu trời hầu như lúc nào cũng ảm đạm, xám xịt như tấm kính lau mãi chẳng sạch được bụi mờ
  • Nhân hóa: cây cối cũng như người co rúm lại trước cái rét của thời tiết

-------------------------------------------------

Ngoài bài Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong nămtrên đây, VnDoc còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

  • Tài liệu học tập lớp 6
  • Sách Chân Trời Sáng Tạo THCS: Giáo án, tài liệu dạy và học miễn phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề