Cảng liên chiểu tp đà nẵng ở vị trí nào năm 2024

Đà Nẵng bắt đầu chững lại sau "những bước tiến dài", do vậy dự án cảng Liên Chiểu là động lực dài hạn cho thành phố thời gian tới, theo Chủ tịch Quốc hội.

Sáng 11/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở Khu dân cư 10, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu sau khi kiểm tra thực tế tiến độ dự án cảng Liên Chiểu dưới chân đèo Hải Vân. Đây là khu dân cư gần biển, ga đường sắt Kim Liên, nơi thành phố đang triển khai dự án cảng.

Cảng liên chiểu tp đà nẵng ở vị trí nào năm 2024

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra tiến độ thi công Cảng Liên Chiểu. Ảnh: Nguyễn Đông

Nói chuyện với người dân, ông Huệ cho hay Liên Chiểu theo quy hoạch là cảng nước sâu loại I có vị trí quan trọng, điểm kết nối của hành lang kinh tế Đông Tây quốc tế, cửa ngõ của cả miền Trung.

Công suất tính toán của cảng đến năm 2045 lên đến 100 triệu tấn hàng hóa thông qua một năm. Khi đi vào sử dụng, bến tàu tổng hợp của cảng có quy mô 100.000 tấn, bến cảng container 200.000 tấn. Theo Chủ tịch Quốc hội, hiếm có cảng nào trong thành phố có quy mô như Cảng Liên Chiểu. Nhà nước sẽ đầu tư 3.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng dùng chung, kêu gọi đầu tư đồng bộ cảng này.

"TP Hải Phòng thu ngân sách hơn 100.000 tỷ đồng một năm nhờ vào cảng. TP HCM thu xuất nhập khẩu mỗi năm 140.000 tỷ đồng cũng nhờ có cảng. Còn TP Đà Nẵng chỉ loanh quanh ở mức vài chục ngàn tỷ đồng", ông Huệ nói, cho hay 10 tháng qua, thành phố thu ngân sách chỉ 18.000-19.000 tỷ đồng. Do vậy, cảng Liên Chiểu sẽ giúp tăng thu ngân sách và là một trong những động lực dài hạn cho Đà Nẵng thời gian tới.

Cảng liên chiểu tp đà nẵng ở vị trí nào năm 2024

Khu vực cảng Liên Chiểu đang thi công. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu dân cư Hiệp Hòa Bắc có tổng số hồ sơ phải giải tỏa của dự án là 255, trong đó có 40 hồ sơ đất ở, 196 hồ sơ đất nông nghiệp; 19 hồ sơ đất khác. Phản ánh tới Chủ tịch Quốc hội, nhiều hộ dân cho biết giá trị đền bù đất, nhà, vật kiến trúc khác, không đủ tiền để nộp tiền đất tái định cư và xây dựng lại nhà ở. Trong khi đó, bà con không thuộc diện được nợ tiền đất tái định cư theo quy định.

Ngoài ra, một số hộ đông nhân khẩu, ba thế hệ sinh sống, bị thu hồi đất nhưng được bố trí một lô tái định cư hoặc một căn hộ chung cư nên rất chật chội, không đảm bảo cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương.

Ghi nhận ý kiến, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu địa phương chăm lo hơn nữa đời sống nhân dân trong vùng, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng vì phải giải tỏa để nhường đất cho dự án. Đồng thời, chính quyền cần quan tâm sinh kế của người dân khi thực hiện dự án, chuyển đổi từ nghề nông, ngư nghiệp sang dịch vụ logistics, nghề thủ công... để nâng cao thu nhập.

Cho rằng khi thi công dự án không tránh khỏi vướng mắc, phát sinh và ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ông đề nghị người dân "chung tay, đồng thuận với chính quyền địa phương trong thực hiện dự án".

Dự án Cảng Liên Chiểu có diện tích 450 ha, gồm 8 bến container tiếp nhận tàu 30.000-200.000 DWT; 6 bến tổng hợp tiếp nhận tàu 30.000-100.000 DWT; 1.200m bến thủy nội địa và 6 bến hàng lỏng, khí; công suất khai thác đạt 50 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050. Tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 khoảng 3.000 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương.

Dự án khởi công cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Khi Cảng Liên Chiểu đi vào khai thác sẽ giảm tải cho Cảng Tiên Sa hiện hữu (dự kiến chuyển đổi chuyên phục vụ tàu du lịch), đồng thời giảm áp lực vận tải trong nội đô.

Ngày 18/5, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã thực hiện Công bố công khai Đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nội dung khu vực Cảng biển Liên Chiểu và Làng Vân), theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/4/2023 của UBND TP Đà Nẵng về phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (nội dung khu vực Cảng biển Liên Chiểu và Làng Vân).

Theo đó, nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/4/2023, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông, các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan.

Các nội dung điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch có liên quan. Bao gồm các nội dung chính:

Cập nhật hình dáng của Cảng Liên Chiểu và tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất và UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung. Tăng quy mô đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 7ha và tăng đất giao thông khoảng 4ha.

Điều chỉnh khoảng 60ha đất du lịch, đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị thành đất rừng sản xuất đoạn giáp tuyến đường đèo Hải Vân và phía bắc của khu vực đất an ninh quốc phòng để bảo đảm giữ lại khu vực rừng tự nhiên. Việc điều chỉnh giữ lại khu vực rừng tự nhiên bảo đảm phù hợp với Quy hoạch 3 loại rừng đang được rà soát theo quy định pháp luật về Lâm nghiệp.

Cảng liên chiểu tp đà nẵng ở vị trí nào năm 2024

Dự án Đà Nẵng Times Square được cho phép chuyển đổi thành đất ở tại đô thị

Cập nhật một phần diện tích đất cây xanh cách ly dọc tuyến đường nối vào cảng biển Liên Chiểu thành đất an ninh quốc phòng (kho xăng dầu quân đội) để phù hợp theo hiện trạng.

Căn cứ điều kiện địa hình tại khu vực đèo Hải Vân để xác định lại ranh giới các chức năng trong quy hoạch chung, làm cơ sở triển khai các quy hoạch cấp dưới để bảo đảm tính thống nhất giữa các cấp độ quy hoạch.

Cảng liên chiểu tp đà nẵng ở vị trí nào năm 2024
Bản vẽ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung, (Ảnh: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng)

Theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 359/QĐ-TTg, Phân khu cảng Liên Chiểu có diện tích hơn 1.293ha, trong đó có hơn 1.081ha thuộc địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) và gần 212ha thuộc xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), TP Đà Nẵng; phía bắc và phía tây giáp với phân Khu sinh thái phía tây thành phố, phía nam giáp sông Cu Đê (huyện Hòa Vang), phía đông giáp Vịnh Đà Nẵng (thuộc địa bàn quận Liên Chiểu).

Ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 435/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung cho Bến cảng Liên Chiểu, tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu, trong đó: Giai đoạn đầu (đầu tư 2 bến khởi động) đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5 triệu tấn/năm và phát triển các bến trong giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô thành phố Đà Nẵng, tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Thành phố và trong khu vực.

Dự án bến Cảng Liên Chiểu được xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trong đó, phần cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư 3.426 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương giai đoạn 2021-2025 là 2.994,59 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách thành phố. Theo đó, Dự án Cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung được khởi công xây dựng vào tháng 12/2022.