Câu hát trong squid game bằng tiếng hàn

Hình ảnh được giới thiệu Squid Game là trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ" đẫm máu.

Bên cạnh trò "tách kẹo" đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội, trò "Đèn xanh, đèn đỏ" của Squid Game cũng tạo nên xôn xao trong giới trẻ. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ cũng chẳng thể nào đứng ngoài những trào lưu, tung quẩy nhiệt tình nhất có thể kể đến là cô nàng Lisa nhóm Black Pink. 

Trong phim, 456 người tham gia trò chơi này ở vòng đầu tiên. Mỗi khi bé "cúp bế" khổng lồ cao 3 m vang lên câu hát và quay đầu lại, âm thanh im bặt đúng lúc mọi chuyển động phải dừng hẳn. Người chơi trong Squid Game sẽ bị xử thua bằng súng khi bộ phận cảm biến từ đôi mắt của búp bê phát hiện ra chuyển động. Sau lượt chơi đầu tiên, hơn 200 người đã bị bé "cúp bế" kì dị tiễn "bay màu". 

This browser does not support the video element.

Đoạn phim gây ám ảnh nhưng lại trở thành đề tài hài hước cho dân mạng tung quẩy. 

Thế nên, câu hát của cô bé này đã khiến không chỉ người chơi trong Squid Game mà cả người xem cũng ám ảnh không ít. Tuy nhiên, trò chơi này thực sự có thật ngoài đời, vốn rất quen thuộc với thiếu nhi xứ củ sâm. 

Theo đó, trò này tương đồng với trò "úp mặt vô tường, 1, 2, 3" tại Việt Nam. Cụ thể, một người chơi sẽ đứng tại một điểm cố định, sau vạch đích và quay lưng vào tường hoặc cây. Mỗi lượt chơi, người này sẽ hô to "Hoa Mugung đã nở", trong khi những người còn lại nhanh chân chạy về đích. 

Ngay khi kết thúc câu hát, người đứng sau vạch đích sẽ quay đầu lại và phát hiện ra những ai đang cử động. Nếu bị bắt, người đó sẽ phải tiến lên vạch đích và đặt tay lên người đứng sau vạch đích. 

Xem thêm

Vốn là một trò chơi ngoại quốc, trò "Đèn xanh, đèn đỏ" được nội địa hóa và quen thuộc với thiếu nhi xứ Hàn cả trăm năm qua.

Trò "Daruma-san ga koronda" của Nhật Bản có cách thức chơi tương tự.

Được biết, trò "Đèn xanh, đèn đỏ" này có nguồn gốc ban đầu là trò "Daruma-san ga koronda" của trẻ em Nhật Bản. Một nhân vật tên là thầy Nam Goong Uk đã nội địa hóa thành công trò chơi của xứ anh đào thành của đất nước mình, và mang yếu tố dân tộc - khi đưa hình ảnh hoa Mugunghwa [một loại hoa dâm bụt] vào. Đây vốn là quốc hoa của Hàn Quốc, còn được gọi với cái tên "Cần Hoa Chi Hương". 

Mugung là quốc hoa Hàn Quốc, từng có một lịch sử rất ý nghĩa trước khi được nhiều người Việt biết đến rộng rãi hơn qua trò "Đèn xanh, đèn đỏ".

Hoa Mugung vốn nở ở nhiều nơi tại Hàn Quốc nhưng tỉnh Pyeongan và tỉnh Gangwon mọc nhiều hơn cả. Loài hoa mang tính dân tộc này hiện có khoảng 70 giống khác nhau, với nhiều màu sắc. 

  • #đèn xanh đèn đỏ
  • #Squid game
  • #tách kẹo
  • #hoa mugung

Thanh Hoa|12:50 / 27.09.2021

Trò chơi “đèn đỏ, đèn xanh” [hoa Mugung đã nở] trong Squid Game có nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt.

Trong bộ phim nguyên bản mới của Netflix mới ra mắt vào giữa tháng 9, trò chơi "đèn đỏ, đèn xanh" là một trong những trò chơi thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả hậu xem phim. Từ một trò chơi của trẻ con gợi nhớ về tuổi thơ, bộ phim đã lồng ghép những đối tượng hoàn toàn khác cùng kết quả trò chơi khiến ai cũng giật mình.

Bộ phim nguyên bản Squid Game của Netflix đã ra mắt vào 17/9 vừa qua.

Vậy mọi người đã biết gì về ý nghĩa và nguồn gốc của trò chơi này tại Hàn Quốc?

Cách thức chơi trò chơi "đèn đỏ, đèn xanh" [hoa Mugung đã nở]

Trò chơi "đèn đỏ, đèn xanh" của Hàn Quốc có luật chơi rất đơn giản. Người tìm sẽ là người đứng úp mặt hướng về gốc cây và đọc câu "Hoa Mugung đã nở" [mugunghwa kkochi piotsseumnida]. 

Những người chơi còn lại thì xếp hàng ở phía sau, nếu trước khi câu nói này được nói xong, di chuyển nhanh về phía người tìm và chạm được cây bằng tay thì sẽ thắng, còn nếu bị phát hiện di chuyển trong lúc người tìm quay lại quan sát thì sẽ bị bắt làm quân của người tìm và phải nắm tay người tìm. 

"Đèn xanh, đèn đỏ" là trò được trẻ em các nước chơi rất nhiều.

Đây là một trò chơi khá phổ biến với trẻ em các nước. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, có thể mỗi vùng sẽ có những tên gọi khác nhau cho trò chơi này, tuy nhiên cách thức chơi thì vẫn như vậy. Vì thế mà trong trò chơi "đèn đỏ, đèn xanh" của Hàn Quốc lại đặc biệt nhất ở câu lệnh "Hoa Mugung đã nở".

Hoa Mugung là quốc hoa của Hàn Quốc, vì vậy mà nhiều người, khi nghe tên trò chơi này, sẽ nghĩ rằng đây là trò chơi "đặc sản" của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đây lại là trò chơi trẻ em của Nhật Bản, có tên gọi gốc là "daruma-san ga koronda". 

Hoa Mugung - quốc hoa của Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc, trò chơi này vốn được gọi là "con lật đật bị ngã" và việc được đổi tên thành "Hoa Mugung đã nở" tượng trưng cho Hàn Quốc tất nhiên cũng có lý do. 

Khi nhắc đến "hoa Mugung", người Hàn ngay lập tức nhớ đến nhà giáo Namgoong Uk [1863-1939]. Trong suốt cuộc đời, ông đã nỗ lực để truyền bá hoa Mugung. Ban đầu, ông mở cuộc vận động trồng cây hoa Mugung nhưng sau khi bị cảnh sát Nhật Bản phát hiện [bấy giờ, Hàn Quốc đang bị Nhật Bản chiếm đóng], họ đã đốt hết hoa Mugung và bắt giam ông.

Nếu Lorca từng nói "Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn" thì Namgoong Uk cũng trăn tối rằng nếu ông chết, xin hãy chôn ông dưới gốc cây hoa Mugung.

Sau khi ra khỏi nhà giam, ông đã vẽ hoa Mugung trên khung thêu và cho trẻ con thêu hoa Mugung lên rèm cửa và gối. Tuy nhiên, việc làm này cũng không duy trì được lâu, họ tiếp tục bị phát hiện và buộc phải đi tù. Năm 1935, khi ông 72 tuổi, ông đã được thả tự do vì mắc bệnh, bởi vậy mà ông cũng không thể làm được gì thêm. Một ngày nọ, khi ngồi trên ghế trong một con hẻm, ông đã thấy một đám trẻ con chơi trò "daruma-san ga koronda" của Nhật Bản mà không hề học tiếng Hàn hay chơi trò chơi của Hàn.

Cho đến bây giờ, nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi cũng vẽ cả trò chơi này.

Namgoong Uk đã gọi những đứa trẻ đó đến và nhờ vả rằng: "Các con có thể chơi trò chơi Nhật Bản, nhưng hãy thử đổi lời nói theo cách ta dạy nhé". Và ông đã để những đứa trẻ đó chơi trò chơi với câu lệnh "Hoa Mugung đã nở". Nhà giáo Namgoong Uk đã muốn những bông hoa Mugung đẹp đẽ bừng nở trong cả tâm hồn của trẻ nhỏ. Từ đó trở đi, trò chơi "Hoa Mugung đã nở" được "ra đời" và giữ tên cho đến bây giờ. 

Không chỉ là một trò chơi, "Hoa Mugung đã nở" còn mang ý nghĩa về tình yêu với đất nước

Trò chơi "Hoa Mugung đã nở" là trò chơi mà khi nhắc đến, người Hàn có thể cảm nhận được tâm trạng của nhà giáo Namgoong Uk, người đã nỗ lực hết mình để trồng những bông hoa Mugung trong tâm hồn của trẻ em bằng tình yêu với loài hoa này khi mà đất nước, chữ viết, tiếng nói và cả những trò chơi dân gian của họ đang bị "cướp đi". 

Tại Hàn Quốc, có hẳn nhà tưởng niệm để ghi nhớ về nhà giáo Namgoong Uk.

Trước tình thế đất nước bị thống trị bởi một đế quốc khác, khi các giá trị tốt đẹp và đặc trưng của đất nước đứng trước nguy cơ bị tha hóa và đồng hóa thì hành động cố gắng gìn giữ loài hoa đặc trưng của Tổ quốc cũng giống như gìn giữ tâm hồn và tinh thần của Tổ quốc vậy. Có lẽ, vượt ra khỏi ý nghĩa về một trò chơi khiến nhiều người nhớ lại tuổi thơ, "Hoa Mugung đã nở" còn tượng trưng cho tình yêu với đất nước bửng nở ngay cả trong hoàn cảnh đặc biệt nhất.

Trò chơi dân gian được "biến tấu" trong Squid Game.

Tuy nhiên, trong bộ phim "Squid Game", "Hoa Mugung đã nở" hay "đèn đỏ, đèn xanh" lại xuất hiện như một trò chơi đáng sợ, gây ám ảnh cho khán giả khi mà người thua đều bị bắn chết. Có thể thấy đội ngũ sản xuất đã nỗ lực sáng tạo để mang đến cho khán giả những cảm xúc mới lạ với một phiên bản trò chơi có 1-0-2.

Video liên quan

Chủ Đề