Chăm sóc sức khỏe sinh sản là gì

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:    – Vị thành niên [VTN]: “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”    – Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số    – Sức khỏe sinh sản vị thành niên [SKSS VTN]: “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là không có bệnh  hay khuyết tật của bộ máy đó”. II. NHỮNG THAY ĐỔI Ở ĐỘ TUỔI VTN: A. Thay đổi về thể chất: NỮ    – Phát triển chiều cao.    – Phát triển cân nặng.    – Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.    – Khung chậu phát triển → mông to ra [to hơn nam giới].    – Phát triển lông mu.    – Đùi thon.    – Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.    – Có kinh nguyệt.    – Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện. NAM    – Phát triển chiều cao.    – Phát triển cân nặng.    – Phát triển lông mu.    – Thay đổi giọng nói [bể giọng, giọng nói ồ ồ], sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.    – Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.    – Ngực và hai vai phát triển.    – Các cơ của cơ thể rắn chắc.    – Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.    – Dương vật và tinh hoàn phát triển.    – Bắt đầu xuất tinh.    – Trái cổ do sụn giáp phát triển.    – Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện. Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã trưởng thành,  các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới  mang thai và nữ có thể có thai và sinh con. B. Thay đổi về tâm sinh lý:     1. Nhân cách:    – Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.    – Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?     2. Tâm lý: Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.    – Muốn được đối xử như người lớn.    – Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.     3. Tình cảm:    Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn. III. CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN: Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.     1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả:       1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:    – Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.   – Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.   – Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.   – Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.   – Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.   – Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.   – Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có cam kết cuộc sống với người đó.   – Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.   – Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.   – Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.   – Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh …      1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [BLQĐTD] và HIV/AIDS.    2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy. IV. VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?   1. Rèn luyện về kỹ năng sống:   – Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.   – Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.   – Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.   – Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục: – Nữ:     * Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt [thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh].   * Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.   * Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm [16 viên/năm] để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt. – Nam:   * Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.   * Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp 3. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy. 4. Không nên quan hệ tình dục [QHTD] trước tuổi trưởng thành 5. Nếu QHTD, phải thực hiện tình dục an toàn:    – Sống chung thủy với 01 bạn tình.    – Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi QHTD để vừa tránh mang thai ngoài ý muốn, vừa tránh các BLQĐTD và HIV/AIDS. 4 bước sử dụng bao cao su [BCS]:    • Bước 1:  Đẩy BCS về một phía, xé bao ngoài ở phía kia, lấy BCS ra.    • Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ, bóp nhẹ núm bao để đẩy hết không khí ra ngoài, trùm bao vào đầu dương vật đã cương cứng, vuốt nhẹ bao để phủ hết chiều dài dương vật.    • Bước 3: Sau khi xuất tinh, giữ nhẹ vành bao rồi từ từ rút dương vật vẫn còn cương cứng ra khỏi bao, tuyệt đối tránh tinh dịch tràn ra ngoài.    • Bước 4: Cột chặt miệng bao và đem bỏ vào thùng rác.  Lưu ý khi sử dụng BCS:    • Một BCS chỉ được sử dụng  cho 01 lần quan hệ tình dục.    • Không được kéo dãn BCS trước khi trùm vào dương vật.


 

Các tin khác

Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản [SKSS] là một vấn đề quan trọng cả ở nam và nữ giới. Tuy nhiên, đối với văn hóa của người Việt Nam thì đây còn là vấn đề khá tế nhị, ít người đề cập. SKSS là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi cá nhân và hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, chăm sóc SKSS là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của cả hai giới nam và nữ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới SKSS là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Sức khỏe sinh sản bao gồm:

- Sức khỏe thể chất: cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan sinh dục nam, nữ không bị tổn thương và đảm bảo cho việc thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.

- Sức khỏe tinh thần: cá nhân cảm thấy thoải mái với chính mình về sức khỏe sinh sản và tình dục, biết thừa nhận những nhược điểm, không tự ti, sống đoàn kết với mọi người.

- Sức khỏe xã hội: đảm bảo sự an toàn cho xã hội, có mối quan hệ tốt với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS

Theo quy định tại Điều 17, Luật Bình đẳng giới [Luật số 73/2006/QH11], nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe, SKSS và sử dụng các dịch vụ y tế cũng như bình đẳng trong lựa chọn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều này khẳng định phụ nữ và nam giới đều cần được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có SKSS như nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người cho rằng việc chăm sóc SKSS là chuyện chỉ dành cho phụ nữ và gắn liền với phụ nữ. Thực tế nam giới thường có vai trò quyết định trong các vấn đề chăm sóc SKSS hai vợ chồng. Ví dụ như quyết định có thai khi nào, có bao nhiêu con, sử dụng biện pháp tránh thai gì… nhưng thường ít quan tâm tới SKSS và sức khoẻ tình dục [SKTD]

Giống như nữ giới, nam giới có rất nhiều vấn đề liên quan đến SKSS cần được quan tâm như vấn đề hiếm muộn, vô sinh hay nhu cầu về sinh lý thay đổi theo từng độ tuổi, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…Nữ giới có dịch vụ khám phụ khoa định kì thì hiện nay nam giới cũng có dịch vụ khám nam khoa không định kỳ mỗi năm 1 lần mà định kỳ trong từng giai đoạn sinh sản tình dục của nam giới. Ở nữ giới khám và chăm sóc sức khoẻ tiền mãn kinh - mãn kinh, ở nam giới lớn tuổi cần khám và chăm sóc sức khoẻ mãn dục nam.

Nhiều nam giới có nhu cầu về chăm sóc SKSS nhưng lại không có thói quen đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Mặt khác, dịch vụ chăm sóc SKSS cho nam hiện nay cũng chưa nhiều nên cũng hạn chế nam giới tiếp cận dịch vụ dẫn tới tình trạng nhiều trường hợp bị bệnh nặng, biến chứng mới được phát hiện làm ảnh hưởng sức khỏe, khả năng sinh sản.

Khi nam giới hiểu không đúng, không tham gia vào quá trình chăm sóc SKSS, người chịu nhiều thiệt thòi vẫn là phụ nữ. Nhiều trường hợp, nam giới ngăn cản người vợ áp dụng các biện pháp tránh thai làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm và sức khỏe của người phụ nữ. Nam giới chủ động trong quan hệ tình dục nếu không có ý thức sử dụng biện pháp phòng tránh thì phụ nữ gánh hậu quả như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các căn bệnh xã hội… Vì vậy, sự tham gia của nam giới cùng với nữ giới trong quá trình chăm sóc SKSS là vô cùng cần thiết.

Những nội dung chăm sóc SKSS mà cả hai giới cần phải quan tâm hiện nay

1. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tồn tại ở cả hai giới và lây truyền cho nhau [một số tác nhân gây bệnh phổ biến: trùng roi, clamydia trachomatis, lậu, giang mai, sùi mào gà sinh dục, HIV, HPV...]. Việc khám phụ khoa và nam khoa cần lưu ý thực hiện thường xuyên, đặc biệt ở người có hành vi có nguy cơ [trên 1 bạn tình, tình dục đồng giới...]. Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần phải thực hiện trên cả hai người có quan hệ phối ngẫu để triệt căn, tránh tái nhiễm cũng như làm lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Một nội dung cập nhật mới hiện nay hai giới cũng phải quan tâm: các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang con khi người phụ nữ mang thai bị nhiễm như: HIV, viêm gan B, giang mai, lậu... Lây nhiễm các bệnh này từ trong bào thai nếu không được sàng lọc phát hiện để điều trị dự phòng kịp thời và đầy đủ có thể để lại hậu quả bệnh, tật khôn lường ở thế hệ sau. Như vậy, việc phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hạnh phúc và tương lai của mọi gia đình.

2. Hiếm muộn và vô sinh: bằng chứng khoa học chứng minh nguyên nhân gây vô sinh đến từ hai giới với tỷ lệ ngang nhau. Vì vậy, trước tình trạng chậm có thai, mong con nam giới phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của bản thân, cùng chia sẻ và đồng hành với vợ trong hành trình khám, điều trị để đạt được kết quả mong đợi.

3. Kế hoạch hóa gia đình: quan niệm tồn tại từ rất lâu việc mang thai và sinh nở là thiên chức của người phụ nữ nên mặc định việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai ngoài ý muốn cũng là trách nhiệm của người phụ nữ. Trong thực tế, nhiều nam giới không thực hiện các biện pháp tránh thai mà buộc vợ phải thực hiện các biện pháp tránh thai dành cho nữ, vừa tốn kém, vừa chịu dựng thủ thuật, phẫu thuật và đôi khi có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi trong nhận thức về thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nam giới cần chủ động chia sẻ tránh nhiệm với nữ giới trong thực hiện phòng tránh thai ngoài ý muốn bởi các biện pháp tránh thai cho nam giới đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều như sử dụng bao cao su còn phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

4.Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân: hiện nay được xem là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng dân số. Nam nữ trước ngưỡng cửa hôn nhân cần được cung cấp những kiến thức cần thiết về sức khoẻ sinh sản tình dục như tuổi nào có con là tốt nhất, khoảng cách 2 lần sinh để bảo đảm sức khoẻ cho mẹ và cho con, các bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Phụ nữ có thể chủng ngừa 1 số bệnh lây truyền từ mẹ sang con trước khi lập gia đình hoặc trong thời gian chuẩn bị có thai như chủng ngừa viêm gan siêu vi, rubella, thủy đậu.

5. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước, trong và sau sinh đảm bảo làm mẹ an toàn: các cặp vợ chồng ngoài tự tìm hiểu thông tin cần phải tư vấn bác sĩ các kiến thức cơ bản về thai nghén, chăm sóc thai nghén và sinh nở; khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong toàn bộ quá trình thai kỳ để đảm bảo rằng thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh, xử lý kịp thời những bất thường trong quá trình mang thai và sinh nở; thực hiện chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin cần thiết, thực hiện chế độ làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi khi mang thai; Chăm sóc tốt trong thời kỳ hậu sản, tránh nhiễm khuẩn sau sinh. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mẹ chóng hồi phục sức khỏe, có sữa cho con bú. Chế độ vệ sinh tốt, chống nhiễm khuẩn và chế độ đi lại, lao động thích hợp sau sinh.

6. Phòng ngừa và điều trị vô sinh: có lối sống khoa học, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích; Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao và  bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt nhất; Thực hiện đời sống tình dục lành mạnh, an toàn; Hạn chế việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm bởi đây là một trong những yếu tố có khả năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ; Nên đi thăm khám vô sinh ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường báo động khả năng gặp phải bệnh lý.

7. Tầm soát, phát hiện sớm điều trị ung thư đường sinh sản: hiện nay ung thư đường sinh sản có xu hướng tăng nhanh: ở nữ giới thường gặp là ung thư cổ tử cung, ung thư vú..., ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn…Ung thư đường sinh sản nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao vì vậy khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện sớm và điều trị là vô cùng cần thiết. Nên tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung  đối với phụ nữ trong độ tuổi 9 - 26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa; lưu ý khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường ở đường sinh sản thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

Nội dung chính trong chăm sóc SKSS cho hai giới

Chăm sóc SKSS nữ giới

Chăm SKSS ở nam giới

- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Vệ sinh sau khi quan hệ để đảm bảo an toàn cho bộ phận sinh dục;

- Chú ý chế độ dinh dưỡng, nhất là những ngày kinh nguyệt;

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh stress;

-Phòng tránh thai ngoài ý muốn và quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy…

- Khám định kỳ tại các cơ sở y tế ít nhất 6 tháng/lần

- Tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú hàng năm.

- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

- Tạo cảm giác thoải mái cho cá nhân, không được để bị stress.

- Tích cực hoàn thiện lối sống lành mạnh, không dùng hoặc hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy…

- Khám nam khoa định kỳ trong từng giai đoạn sinh sản tình dục của nam giới hoặc khi có bất thường.

Để thay đổi nhận thức và hình thành hành vi đúng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cả hai giới nam, nữ công nhân, người lao động cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong đổi mới nội dung và đa dạng các hình thức tuyên truyền bằng sách, báo, tranh ảnh, bảng tin, mạng xã hội... để người lao động có thể tiếp cận nâng cao nhận thức về SKSS trong giờ nghỉ trưa, sau giờ làm việc, tại nơi ở...Là tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, công đoàn các cấp, nhất là tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất cần nâng cao vai trò, vị thế của mình hơn nữa trong quá trình thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể để mang lại nhiều điều khoản có lợi hơn, trong đó có chế độ, chính sách liên quan chăm sóc SKSS cho người lao động.

Bích Trần

Video liên quan

Chủ Đề