Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Liên tiếp thực hiện các thương vụ sáp nhập, Masan hướng đến xây dựng nền tảng “tất cả trong một” xuyên suốt từ offline đến online, đem lại tiện ích tối đa cho người tiêu dùng.

Show

Nhắc đến bước đi chiến lược, sáp nhập VinCommerce (nay đổi tên thành WinCommerce) để thành lập The CrownX, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan - từng nói rằng: “Nếu không phải là bước đi đó, có lẽ Masan đã để tương lai của chính mình rơi vào vị thế rất thử thách”.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan
Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Tương lai của ngành hàng tiêu dùng nằm trong tay các nhà bán lẻ hiện đại. Thông qua việc sở hữu hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện lợi có quy mô lớn nhất cả nước, Masan đã xây dựng cho mình một nền móng trụ cột vững chắc trong hành trình phục sự người tiêu dùng. Siêu thị/cửa hàng tiện lợi là điểm đến lý tưởng, nơi kết nối mọi nhu cầu của người tiêu dùng và tích hợp các dịch vụ “tất cả trong một” (one-stop shop). VinMart/VinMart+ với mô hình tích hợp, đa trải nghiệm đang cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Xuyên suốt quá trình phát triển, Tập đoàn Masan là tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng có quy mô thị trường lớn. Tập đoàn đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hiện hữu, thúc đẩy tăng trưởng bằng các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực trọng tâm.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Mục tiêu đặt ra của lãnh đạo Masan không chỉ dừng lại ở việc mở đường cho hàng tiêu dùng của Masan tiến vào kênh bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất Việt Nam. Xa hơn, tập đoàn này xây dựng lộ trình tạo ra ngành hàng tiêu dùng thế hệ mới theo mô hình “Point of Life” dựa vào lý thuyết 3 vòng tròn nhu cầu. Trong đó, cơ bản nhất là ngành hàng nhu yếu phẩm, tiếp theo là nhu cầu về sản phẩm tài chính và cuối cùng là nhu cầu xã hội (bao gồm kết nối hay giải trí).

Thực tế trong nhiều năm qua, các công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan đều dẫn đầu các lĩnh vực thực phẩm chế biến và đồ uống, bán lẻ, thịt tươi sống, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, sản xuất hóa chất công nghiệp và dịch vụ tài chính (thông qua cổ phần đáng kể trong Techcombank).

Không chỉ là những lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, đây đều là nhóm sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người tiêu dùng. Các lĩnh vực này chiếm khoảng 50% chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, theo số liệu từ Masan.

Đại diện Masan cho biết 2021 được coi là năm bản lề cho việc tái cấu trúc chiến lược của Masan giai đoạn 2020-2030. Sau khi sáp nhật WinCommerce (WCM) thành lập The CrownX (tháng 6/2020), bước sang năm nay, Masan liên tiếp hợp tác chiến lược, mua cổ phần với những công ty phục vụ tốt cho vòng tròn 3 nhu cầu.

Tháng 5, Masan chi 15 triệu USD mua 20% cổ phần Công ty CP Phúc Long Heritage. Đây là doanh nghiệp sỡ hữu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam. Tiếp đó, mạnh tay gọi vốn ngoại, Masan lựa chọn nhóm nhà đầu tư do Alibaba dẫn đầu để tận dụng nguồn vốn góp đến 400 triệu USD và thế mạnh ngành bán lẻ - công nghệ nổi trội của doanh nghiệp ngoại. Từ đó tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến trình tích hợp từ offline đến online cho toàn bộ chuỗi bán lẻ quy mô nhất cả nước của Masan.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan
Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Tháng 9, Masan mua 70% cổ phần của nhà khai thác mạng di động mới Mobicast với thương hiệu Reddi. Sau 2 tháng, mạng Reddi đã có kế hoạch thu hút người dùng bằng chương trình ra mắt ấn tượng vào ngày 20/11 sắp tới. Thương vụ mua cổ phần Mobicast và sự kiện ra mắt Reddi giúp Masan tích hợp thêm một mảnh ghép chiến lược vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”, đáp ứng vòng tròn nhu cầu số 3 về kết nối, giải trí. Như vậy, mỗi công ty thành viên, mỗi đối tác chiến lược đã góp phần tạo nên những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái tiêu dùng, giúp Masan đáp ứng tốt nhất nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Cùng với các đối tác chiến lược, các trụ cột kinh doanh của Masan mang đến cho khách hàng đa tiện ích. Cụ thể gồm: The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ sở hữu cả MasanConsumerHoldings (MCH) - kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu và WinCommerce (WCM) - kinh doanh bán lẻ; Masan MEATLife (MML) và công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (TCB).

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Nếu Masan MEATLife tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt với mục tiêu gia tăng năng suất ngành đạm động vật và mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt an toàn, có thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc; thì Techcombank là ngân hàng TMCP nổi tiếng tại Việt Nam với chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ qua việc áp dụng công nghệ cao, nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong ngành dịch vụ tài chính.

Hiện tại, tập đoàn đã khai trương 4 cửa hàng đa tiện ích tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Người tiêu dùng ghé cửa hàng VinMart+ có thể thực hiện cùng lúc việc mua sắm hàng thiết yếu, dược phẩm Phano, dịch vụ tài chính cơ bản của Techcombank, mua thức uống trà, cà phê Phúc Long và hòa mạng di động mới Reddi với đầu số 055 với tiêu chí “Sóng khỏe - Giá rẻ - Vui vẻ”. Đây là mô hình kinh doanh “Point of Life” đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng ở nhiều lứa tuổi.

Đại diện Masan tin tưởng, bán lẻ hiện đại không chỉ thu hút khách hàng bằng khuyến mại và giảm giá. Đó là lý do tập đoàn này luôn tìm tòi và kiến tạo mô hình kinh doanh đột phá, cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn. Với quy mô dẫn đầu thị trường bán lẻ, gần 2.500 siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart+ (thời gian tới đổi tên thành WinMart/WinMart+) sẽ dẫn đầu và tạo xu hướng bán lẻ hiện đại, đa tiện ích, đa trải nghiệm.

“Dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, ‘Point of Life’ đã có tất cả mảng ghép chiến lược cần thiết để thu hút người tiêu dùng với chi phí hiệu quả. Từ đó, giúp người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ và sản phẩm với chi phí rẻ hơn so với hiện tại. Đây là mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng nền tảng này”, ông Danny Le - TGĐ Tập đoàn Masan - khẳng định.

Theo chia sẻ từ đại diện Masan, cách mạng về bán lẻ hiện đại đang diễn ra và sẽ bùng nổ tại Việt Nam khi tốc độ đô thị hóa đạt 50% và tầng lớp trung lưu (với mức thu nhập bình quân đầu người từ 5.000 USD) xuất hiện.

“Các hình thức mua sắm hiện đại dự kiến chiếm 30% thị trường bán lẻ trong tương lai gần so với mức khoảng 8% như hiện nay. Masan đang có những bước đi vững chắc để sẵn sàng đồng hành và phục vụ người tiêu dùng, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ”, vị đại diện này nói thêm.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan
Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan

Sự “thay da đổi thịt” của WCM từ khi về tay Masan khiến người tiêu dùng liên tưởng đến Walmart - tập đoàn bán lẻ lớn nhất xứ sở cờ hoa với gần 10.000 cửa hàng bán lẻ tại 28 quốc gia trên toàn cầu, trong đóhơn 4.700 cửa hàng trên toàn nước Mỹ.

Thành công của Walmart cho thấy việc có thể xây dựng hệ thống bán lẻ mức giá thấp nhưng dịch vụ tốt. Tương tự, Masan đang kiên định theo đuổi sứ mệnh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Masan Consumer Holdings được thành lập với vai trò là nền tảng chính để Tập đoàn đầu tư thêm vào các ngành thực phẩm và đồ uống, và các ngành hàng liên quan khác. Các công ty chính trong danh mục của MCH bao gồm Masan Consumer và Masan Brewery.

Masan Consumer Holdings là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước lớn nhất Việt Nam. Công ty sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đồ uống, bao gồm nước tương, nước mắm, nước chấm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai và bia. Công ty đã phát triển danh mục sản phẩm, đội ngũ bán hàng và các kênh phân phối trong nước để thiết lập vị trí hàng đầu trong thị trường sản phẩm thực phẩm và đồ uống có thương hiệu của Việt Nam. Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer Holdings bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Lovemi, Komi, Cao Bồi, Ponnie, Vinacafé, Wake-Up, Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Faith và Sư Tử Trắng.

Masan Group là công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất Thập kỷ (2009-2018)

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã được Diễn đàn M&A Việt Nam do Báo Đầu tư và Công ty AVM tổ chức bình chọn là công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất của thập kỷ (2009-2018). Đồng thời, Masan Consumer Holdings - Singha được bình chọn là 1 trong 10 thương vụ tiêu biểu của thập kỷ (2009 -2018).

Theo Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2018, thị trường đã diễn ra 4.353 thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) với tổng giá trị 48,8 tỷ USD.

Quy mô thị trường M&A năm 2017 là 10,2 tỷ USD, tăng 75% so với năm 2016 và gấp 10 lần năm 2009; quy mô 6 tháng đầu năm 2018 là 3,55 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 3 năm gần đây, những ngành đang được quan tâm M&A nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận được hàng chục triệu người dân Việt Nam như chuỗi bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản, tài chính-ngân hàng…

Mỗi thương vụ M&A của Tập đoàn Masan là một sự đột phá về ngành nghề hay sản phẩm.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Masan
Thương vụ Masan Consumer Holdings - Singha được bình chọn là 1 trong 10 thương vụ tiêu biểu của thập kỷ (2009 -2018). Ảnh: Đại diện Masan Group nhận chứng nhận và biểu trưng từ Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam

Ông Danny Le, Giám đốc cấp cao Chiến lược và Phát triển của Masan Group chia sẻ: “Khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan đều xác định không đi mua doanh thu hay lợi nhuận, mà mua “nền tảng” phục vụ chiến lược chung của Masan. Nền tảng ở đây có thể là công nghệ tốt, giúp tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá hợp lý phục vụ người tiêu dùng; nền tảng cũng có thể là mạng lưới phân phối sẽ giúp Masan mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối vốn đã rất tốt của mình, hoặc giúp Masan xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam”.

Tháng 10/2011, Masan Consumer (MCH) đã mua 50,3% cổ phần của Vinacafe Biên Hoà (VCF) nhằm thâm nhập thị trường đồ uống. Đến nay, MCH mua lại thành công 98,5% cổ phần của VCF. Hiện nay, VCF đang là nhà sản xuất cà phê hoà tan lớn nhất cả nước.

Quỹ đầu tư KKR (Mỹ) đã hai lần đầu tư vào Masan Group và các công ty con. Cụ thể, trong mảng kinh doanh hàng tiêu dùng, sau khi đã đầu tư 159 triệu USD vào Masan Consumer vào năm 2011.

Sau đó, vào năm 2013, KKR đã đầu tư thêm 200 triệu USD nhằm tăng cổ phần thông qua cổ phiếu phát hành mới và đang lưu hành của Masan Consumer. Hiện Masan Consumer đang là công ty hàng tiêu dùng có giá trị lớn thứ 8 Việt Nam với 238 triệu USD.

Đầu năm 2017, KKR đã tiếp tục đầu tư 250 triệu USD vào Masan Nutri-Science và Masan Group với niềm tin chiến lược vào cơ hội tăng trưởng đột phá trong ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt. Masan dự kiến sẽ tung ra các sản phẩm thịt sạch có thương hiệu đầu tiên vào cuối năm nay.

Tháng 12/2015, Masan Group công bố việc ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với Singha (Thái Lan). Giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD bao gồm nguồn vốn mới cho phép Singha sở hữu 25% cổ phần công ty Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần công ty Masan Brewery. Đây là khoản đầu tư lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó.

Singha là "ông vua" trong phòng khách tại Thái Lan, trong khi Masan là "ông vua" trong nhà bếp tại Việt Nam đã bắt tay nhau. Cả 2 "ông vua" có cùng tầm nhìn là phụng sự tốt hơn người tiêu dùng ở thị trường lớn hơn, thị trường In-land ASEAN (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar) với khoảng 250 triệu dân.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group đạt 17.458 tỷ đồng. EBITDA đạt 5.147 tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty nửa đầu năm 2018 là 3.031 tỷ đồng, tăng 566% so với nửa đầu năm 2017.

Masan Consumer Holdings (MCH), công ty con của Masan Group, hiện đang là Top 3 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất Việt Nam. Doanh thu thuần nửa đầu năm 2018 của MCH đạt 7.526 tỷ đồng, tăng 36,9% so với 5.496 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2017.

Masan Nutri-Science (MNS) đạt doanh thu thuần trong quý 2/2018 đạt 3.492 tỷ đồng, tăng 9,1% so với 3.201 tỷ đồng trong Quý 1/2018, nhờ vào sự phục hồi của thị trường chăn nuôi.

Masan Resources (MSR) đạt tăng trưởng doanh thu thuần lên 3.239 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng trưởng 26,6% so với 2.559 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2017 do nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế giúp duy trì giá vonfram ở mức cao, đồng thời tỷ lệ thu hồi vonfram cao hơn.

Techcombank (TCB), công ty liên kết của Masan Group, đạt lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2018 của TCB đạt 5.196 tỷ đồng, tăng 90,1% so với nửa đầu 2017. TCB cũng là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hàng đầu, với tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 24,3% và chỉ số an toàn vốn (CAR) là 15,9%.