Chiều nhà ở theo chuẩn hộ nghèo là bao nhiêu năm 2024

Sổ hộ nghèo là một loại giấy tờ quan trọng để chứng minh hộ gia đình thuộc diện nghèo, có quyền được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Để được cấp sổ hộ nghèo, hộ gia đình cần đáp ứng theo các điều kiện, thủ tục như thế nào? Hộ gia đình thuộc hộ nghèo có những quyền lợi gì?

Chiều nhà ở theo chuẩn hộ nghèo là bao nhiêu năm 2024

Sổ hộ nghèo là giấy tờ cấp cho gia đình thuộc diện hộ nghèo tại địa phương

1. Sổ hộ nghèo là gì?

Sổ hộ nghèo hay còn gọi là giấy chứng nhận hộ nghèo là loại giấy tờ do Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn cấp cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sổ hộ nghèo có giá trị trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Các gia đình có giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trong trường hợp giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc bị mất thì Chủ tịch UBND xã sẽ cấp lại cho hộ gia đình dựa trên cơ sở danh sách, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

1.1 Điều kiện được cấp sổ hộ nghèo

Để được cấp sổ hộ nghèo, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện là hộ nghèo. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định hộ nghèo như sau:

  1. Ở khu vực nông thôn: Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000 đồng/tháng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  1. Ở khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000 đồng/tháng trở xuống, thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong đó, hiện nay nhà nước quy định có 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: Việc làm, người phụ thuộc, dinh dưỡng, BHYT, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Thủ tục để được cấp sổ hộ nghèo

Để được cấp sổ hộ nghèo, hộ gia đình cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp sổ hộ nghèo.

- Bản sao thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình.

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc tạm trú.

- Bản sao các giấy tờ chứng minh thu nhập, lao động, nhà ở, giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin và truyền thông, BHXH, chất lượng cuộc sống của gia đình.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ hộ gia đình nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi hộ gia đình cư trú.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ, UBND xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp sổ hộ nghèo cho các gia đình đạt điều kiện.

Bước 4: Cấp sổ hộ nghèo

Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã cấp sổ hộ nghèo cho hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện.

Chiều nhà ở theo chuẩn hộ nghèo là bao nhiêu năm 2024

Người thuộc diện hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ nhiều quyền lợi

3. Quyền lợi của hộ gia đình khi có sổ hộ nghèo

Dưới đây là những quyền lợi mà gia đình có sổ hộ nghèo được hưởng:

  1. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Hộ nghèo là những hộ gia đình có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo quốc gia, được xác định theo tiêu chí thu nhập và tiếp cận đa chiều. Hộ nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm y tế và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Từ ngày 01/1/2022, hộ nghèo sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Đối với hộ cận nghèo, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ từ 70% đến 100% mức đóng bảo hiểm y tế.

Hộ cận nghèo cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhưng không phải là miễn phí.

  1. Hỗ trợ về nhà ở.

Quyền lợi: Hộ nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở, đảm bảo nhà có diện tích tối thiểu 30m2, tuổi thọ từ 20 năm trở lên.

Các hộ nghèo, hộ cận nghèo có trong danh sách do UBND xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn, là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi chương trình có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.

Đối tượng được hưởng quyền lợi này không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, và một số chương trình khác theo quy định.

  1. Hỗ trợ về vay vốn.

Hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn khi đáp ứng điều kiện:

- Phải có địa chỉ cư trú hợp pháp

- Phải có trong danh sách được UBND xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.

- Mục đích vay theo đúng quy định pháp luật như: mua sắm vật tư thiết bị (giống cây trồng, vật nuôi…), góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất kinh doanh, giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập…

  1. Hỗ trợ về học phí.

- Miễn học phí: Với một số đối tượng như: Trẻ mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên theo học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông; Học sinh và sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số theo quy định.

- Hỗ trợ chi phí học tập: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.

Sổ hộ nghèo cùng các chính sách hỗ trợ hộ gia đình gặp nhiều khó khăn là công cụ quan trọng giúp xã hội ngày càng phát triển. Để sổ hộ nghèo thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành địa phương, đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, mục đích của sổ hộ nghèo.

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có câu hỏi khác, vui lòng liên hệ EBH hoặc bạn cũng có thể liên hệ với UBND xã/phường/thị trấn nơi bạn sinh sống để được hỗ trợ chi tiết.