Cho pứ: fe2o3 + co x + co2. chất x là gì ?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vậy sự khử là gì? sự Oxi hóa là gì? và Phản ứng Oxi hóa khử xảy ra như thế nào? Hidro đóng vai trò gì trong phản ứng Oxi hóa khử, là chất Oxi hóa hay chất khử?

Phản ứng Oxi hóa - khử. Sự Oxi hóa, sự khử là gì và bài tập thuộc phần: Chương 5: Hiđro - Nước

I. Sự Oxi hóa và Sự khử

1. Sự khử là gì?

- Định nghĩa: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất

* Ví dụ: CuO + H2 → Cu + H2O

- Trong PTPƯ trên, ta thấy H đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H chiếm oxi của CuO.

2. Sự Oxi hóa là gì?

- Định nghĩa: Sự Oxi hóa là sự tác dụng của Oxi với một chất.

* Ví dụ: Fe + O2 → Fe3O4

II. Chất khử và chất Oxi hóa

- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

- Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

* Ví dụ 1: CuO + H2  Cu + H2O

- Ta có: Chất khử là: H2 và chất Oxi hóa là CuO

* Ví dụ 2: Mg + CO2  MgO + C

- Ta có: Chất khử là: Mg và chất Oxi hóa là CO2

III. Phản ứng Oxi hóa khử là gì?

- Định nghĩa: Phản ứng Oxi hóa khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự Oxi hóa và sự Khử.

* Ví dụ:

IV. Tầm quan trọng của phản ứng Oxi hóa - khử

- Phản ứng Oxi hóa - khử được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học.

- Tuy nhiên, phản ứng Oxi hóa khử cũng cũng có phản ứng không có lợi, cần phải hạn chế.

V. Bài tập về phản ứng Oxi hóa - Khử

Bài 1 trang 113 SGK hóa 8: Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

* Lời giải bài 1 trang 113 SGK hóa 8:

- Các câu đúng: B, C, E.

- Các câu sai: A, D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

Bài 2 trang 113 SGK hóa 8: Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a] Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.

b] Dùng cacbon oxit khử sắt [III] oxit trong luyện kim.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

c] Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.

d] Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.

* Lời giải bài 2 trang 113 SGK hóa 8:

- Các phản ứng oxi hóa – khử là a], b] ,d].

- Phản ứng a] Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

- Phản ứng b] Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO2làm ô nhiễm môi trường.

- Phản ứng d] Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Bài 3 trang 113 SGK hóa 8: Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO → CO2 + Fe.

Fe3O4 + H2 → H2O + Fe.

CO2 + 2Mg → 2MgO + C.

- Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hóa? Vì sao?

* Lời giải bài 3 trang 113 SGK hóa 8

Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.

Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + 3Fe.

CO2 + 2Mg → 2MgO + C.

- Cả 3 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử.

- Các chất khử là CO, H2, Mg vì đều là chất chiếm oxi.

- Các chất oxi hóa là Fe2O3, Fe3O4, CO2 vì đều là chất nhường oxi.

Bài 4 trang 113 SGK hóa 8: Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt đô cao.

a] Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

b] Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.

c] Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.

* Lời giải bài 4 trang 113 SGK hóa 8:

a] Phương trình hóa học của các phản ứng:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4 CO2 [1].

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O [2].

b]Theo phương trình phản ứng trên ta có:

- Muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO.

⇒ Muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần x mol CO.

⇒ x= 0,2.4 = 0,8 [mol] CO.

⇒ VCO = n.22,4 = 0,8.22,4 = 17,92 [lít].

- Muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

⇒ Muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần y mol H2.

⇒ y = 0,2.3 = 0,6 mol.

⇒ VH2= n.22,4 = 0,6.22,4 = 13,44 [lít].

c] Ở phản ứng [1] khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe.

- Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,2.3=0,6 mol Fe.

⇒ mFe = n.M = 0,6.56 = 33,6g Fe.

Ở phản ứng [2] khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe.

Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe.

mFe = n.M = 0,4 .56 = 22,4g Fe.

Bài 5 trang 113 SGK hóa 8: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt[II] oxit và thu được 11,2 g Fe.

a] Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b] Tính khối lượng sắt [III] oxit đã phản ứng.

c] Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ [đktc].

* Lời giải bài 5 trang 113 SGK hóa 8:

a]  Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.

b] Theo bài ra, ta có: 

- Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.

- Theo PTPƯ, khử 1 mol Fe2O3 cho 2 mol Fe.

x mol Fe2O3 → 0,2 mol Fe.

⇒ x = 0,2/2 =0,1 mol.

⇒ m = n.M = 0,1.160 =16g.

- Khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

- Vậy khử 0,1 mol Fe2O3 cần 0,3 mol H2.

⇒ V= n.22,4 = 0,3 .22.4 = 6,72 [lít].

Phản ứng Oxi hóa - khử. Sự Oxi hóa, sự khử là gì và bài tập - Hóa 8 bài 32 được biên soạn theo SGK mới và được đăng trong mục Soạn Hóa 8 và giải bài tập Hóa 8 gồm các bài Soạn Hóa 8 được hướng dẫn biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi hóa tư vấn và những bài Hóa 8 được soanbaitap.com trình bày dễ hiểu, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, giúp bạn học giỏi hóa 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.

Fe2O3 + CO → Fe + CO2 được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình phản ứng giữa Fe2O3 và CO ở nhiệt độ cao. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Fe2O3 + CO → Fe + CO2

  • Stt chúc mừng thôi nôi, 30+ cap chúc thôi nôi bé trai, bé gái hay nhất

  • Cap hay ngắn vui nhộn, hài hước về tình yêu, tình bạn, cuộc sống

  • STT về say rượu, 40+ status, câu nói, cap hay về say rượu hài hước, ý

  • Tuyển tập 40+ status chúc mừng sinh nhật bựa, hài hước, lầy lội

Bạn đang xem bài: Fe2O3 + CO → Fe + CO2

Nhiệt độ cao: 700 – 800oC

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H2 khử thành Fe

Lưu ý: Ở nhiệt độ khác nhau sẽ cho sản phẩm khử khác nhau:

3Fe2O3 + CO

2Fe3O4 + CO2

Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

Câu 1. Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là:

A. 2,52 gam

B. 1,44 gam

C. 1,68 gam

D. 3,36 gam

Đáp án D

Ta có: n[Fe2O3] = 0,03

BTNT [Fe]: n[Fe] = 2 n[Fe2O3] = 0,06 mol → m = 3,36 [g]

Câu 2. Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng bằng dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được bằng:

A. 20 gam

B. 32 gam

C. 40 gam

D. 48 gam

Đáp án D

Ta có sơ đồ phản ứng

CO + Fe2O3 → Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 + H2SO4 đặc → Fe2[SO4]3

Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2[SO4]3 = nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol

→mFe2[SO4]3 = 0,1.400 = 40 gam

Câu 3. Quá trình khử Fe2O3 bằng CO trong lò cao, ở nhiệt độ khoảng 500 – 6000C, có sản phẩm chính là:

A. Fe.

B. FeO.

C. Fe3O4

D. Fe2O3.

Đáp án B

3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2

Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2

Câu 4. Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí?

A. FeO

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. Fe[OH]2

Đáp án C

Câu 5. Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?

A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.

B. Nhiệt phân Fe[OH]2 trong không khí.

C. Nhiệt phân Fe[NO3]2

D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Đáp án A

……………………………………

Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn đọc Fe2O3 + CO → Fe + CO2. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề