Chủ quyền biên giới biển đảo là gì năm 2024

Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Quá trình dựng nước và giữ nước được cha ông ta viết nên các chiến tích chói lọi trên những trang sử vàng đầy khí tiết. Những câu nói hùng hồn, các vần thơ bất hủ đã vang lên:

“Nam quốc sơn hà, nam Đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời)

(Lý Thường Kiệt)

Đây là chứng cứ hùng hồn nhất để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ta thời kỳ đó. Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thành công, Đảng, Nhà nước ta lại một lần nữa khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo quê hương là bất khả xâm phạm qua các bộ luật và các văn kiện trong các kỳ đại hội.

“Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”. Điều 1, chương 1 của Bộ luật ghi rõ: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, vùng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam” .

Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, tại kỳ họp thứ 5, ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” (gọi tắt là Luật Biển năm 1982) và có hiệu lực từ ngày 16/6/1994 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghị quyết nhấn mạnh: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Nghị quyết cũng nêu rõ: “Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam”.

Những năm gần đây, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam vào tháng 5/2014; Hành động mở rộng các đảo nhân tạo trái phép nhằm mục đích quân sự hóa của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam đã làm tình hình về chủ quyền biên giới, biển đảo nóng hơn bao giờ hết. Một lần nữa Đảng, Chính phủ đã cho thấy quan điểm, đường lối hết sức đúng đắn trong việc đối ngoại về vấn đề chủ quyền với phương châm chiến lược “Vừa hợp tác vừa đấu tranh”; quan điểm “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Chị tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước ta đưa lên hàng đầu. Hay là tuyên bố đầy đanh thép của người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” .

Thật vậy, Tổ quốc Việt Nam ta trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, đồng bào ta đã hy sinh biết bao xương máu để gìn giữ chủ quyền của đất nước. Ngày nay, chúng ta phải một lòng đoàn kết, giữ vững niềm tin vào quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quê hương. Mỗi người dân Việt Nam là một chiến sĩ kiên cường dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì không một thế lực nào có thể xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc./.

Biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia và cũng là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Nhận thức rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương chính sách nhằm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời nâng cao thế và lực của đất nước để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(1) Việt Nam kiên trì và kiên định lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển 1982).

Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên quan có nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, cùng nổ lực duy trì hòa bình, ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa; tuân thủ nghiêm túc Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển 1982 và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.

(2) Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông; kiên trì đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước luật biển 1982. Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông; kiên quyết đấu tranh bác bỏ các yêu sách biển phi lý, trái với Công ước Luật biển 1982 ở Biển Đông.

(3) Việt Nam tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển, sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982.

(4) Việt Nam nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ cứu nạn, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

(5) Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, bảo đảm tính thống nhất và phổ quát của Công ước Luật biển 1982. Là quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến tới COC hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông./.

Khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia?

Như vậy, chỉ có 02 vùng là nội thủy và lãnh hải là thuộc chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Chủ quyền lãnh thổ của quốc gia là gì?

\=> Kết luận: Vậy chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Vùng biển Việt Nam được hiểu như thế nào?

Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm vùng biển Việt Nam.