Chung lưng đấu cật có nghĩa là gì năm 2024

Chung lưng đấu cật là gì? Đây là câu thành ngữ khá quen thuộc thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu này. Ở bài viết dưới, Studytienganh sẽ giải đáp chi tiết về câu thành ngữ Chung lưng đấu cật cũng như ý nghĩa của một số câu gần nghĩa khác.

1. Chung lưng đấu cật là gì?

Chung lưng đấu cật là một thành ngữ khá quen thuộc và được sử dụng nhiều tại miền Bắc. Để hiểu được thành ngữ chung lưng đấu cật là gì, trước tiên Studytienganh sẽ cắt nghĩa 2 từ khóa quan trọng trong câu:

  • Cật
  • Từ này có 2 nghĩa, có thể hiểu là (1) Lưng hoặc (2) Thận. Trong việc sử dụng từ ngữ ngoài đời thực, Cật với nghĩa là Lưng được sử dụng nhiều hơn.
  • Ở trong thành ngữ này, Cật cũng được hiểu với nghĩa là Lưng. Thế nhưng ghi ghép nghĩa đen lại “Chung lưng, đấu lưng” thì chưa có nghĩa, vì thế, còn một từ khóa quan trọng trong câu nữa đó là từ “Đấu”
  • Đấu
  • Từ Đấu có thể được hiểu là thi đấu thế nhưng, theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, từ Đấu được hiểu với 2 nghĩa bao gồm: (1) Trộn, pha hoặc (2) Câu, nối dính nhau.
  • Ở trong thành ngữ này, từ Đấu được sử dụng, hiểu theo nghĩa thứ 2.

Như vậy, nếu viết theo nghĩa đen được dịch ra, ta có thể hiểu “Chung lưng đấu cật” là chung 2 tấm lưng lại, nối chúng lại với nhau.

Tóm lại, thành ngữ chung lưng đấu cật được hiểu với nghĩa chính xác nhất là: Cùng góp sức, đồng hành và dựa vào nhau, vượt qua những gian truân, khó khăn trong cuộc sống.

Chung lưng đấu cật có nghĩa là gì năm 2024

Bạn đã hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ Chung lưng đấu cật là gì chưa?

2. Chung lưng đấu sức là gì?

Khi tìm hiểu về câu thành ngữ Chung lưng đấu cật là gì, một số người cũng tìm kiếm thông tin về ý nghĩa của câu Chung lưng đấu sức.

Nhìn chung, ý nghĩa của “Chung lưng đấu sức” cũng tương đồng với câu Chung lưng đấu cật. Thế nhưng, nếu phải dùng từ điển Hán Việt mới có thể giải thích được câu Chung lưng đấu cật thì khi đọc qua câu “Chung lưng đấu sức”, chúng ta có thể dễ dàng hiểu hơn.

Tóm lại, Chung lưng đấu sức là ám chỉ việc cùng đồng đội hợp lòng chung sức, tựa nương vào nhau, cùng cố gắng giải quyết công việc, đối phó với những thử thách chông gai.

3. Bốn biển một nhà là gì?

“Bốn biển một nhà” cũng là một câu thành ngữ khá quen thuộc. Câu này được hiểu với nghĩa là người ở khắp tứ phương, đoàn kết lại với nhau như một thể thống nhất, như một gia đình.

Câu thành ngữ này được dùng nhiều hơn ở trong thì quá khứ khi nước Việt Nam ta trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, khi đó người dân cả nước cùng đoàn kết, chung sức chung lòng để đấu tranh đòi lại quyền tự do độc lập

Ở trong thì hiện tại, câu thành ngữ này cũng vẫn được sử dụng. Chẳng hạn như trong thời điểm đại dịch covid, người dân cả nước “Bốn biển một nhà”, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.

Chung lưng đấu cật có nghĩa là gì năm 2024

Câu thành ngữ “Bốn biển một nhà” được hiểu là gì?

4. Kề vai sát cánh là gì?

Về mặt ý nghĩa, câu “Kề vai sát cánh” cũng khá đồng nghĩa với câu “Chung lưng đấu cật”. Thế nhưng điểm khác là ở chỗ, thành ngữ “Chung lưng đấu cật” được sử dụng nhiều ở miền Bắc còn câu “Kề vai sát cánh” thì được sử dụng phổ biến hơn ở cả 3 vùng miền Nam – Trung – Bắc.

Tóm lại, ta có thể hiểu câu Kề vai sát cánh với nghĩa là cùng bên nhau, cùng chung sức với nhau để làm việc gì đó, nhằm đạt được một mục đích chung.

5. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về câu hỏi Chung lưng đấu cật là gì. Qua đó là giải thích trọn vẹn nghĩ của thành ngữ trên. Bên cạnh đó, bài viết còn giải thích một số câu hỏi như Bốn biển một nhà là gì, Chung đức đấu sức là gì,...

Bụng đói thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng cật trong cật rét là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của cật trong các bản trái nghĩa No cơm, ấm cật, Ấm cật, no lòng. Sau đây, xin giới thiệu và tạm chia thành ba cách hiểu về cật:

Chung lưng đấu cật có nghĩa là gì năm 2024

1- “Cật” là phần lưng, thắt lưng (được ghi nhận nhiều nhất)

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Bụng đói cật rét (cật: phần lưng chỗ ngang bụng) Ngđ: Đã đói lại rét. Ngb: Nghèo khổ thiếu thốn”. Mục Được bụng no, còn lo cật ấm, nhóm Vũ Dung tái khẳng định “cật” là “phần lưng ở chỗ ngang bụng”.

- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê - Vietlex): “cật [cũ] phần lưng ở chỗ ngang bụng: [...] Đói thì đầu gối biết bò, No cơm ấm cật còn lo lắng gì”.

- Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức): “cật • Lưng <> No thân ấm cật [...] Văn-liệu: Đói trong không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay (T-ng)”.

2- “Cật” là quả thận

Từ điển thành ngữ - tục ngữ ca dao Việt Nam (Việt Chương) giải thích “Cật là cơ quan có tác động làm cho bộ phận sinh lý hoạt động. Do đó khi bụng đói thì người ta chỉ nghĩ đến cái ăn, chứ không còn ham muốn sinh thú gì nữa. Nghĩa bóng: nghèo khổ thiếu thốn”.

3- “Cật” là “hai vai” người ta

Sách 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm (Lê Gia) giảng: “Đây là chữ “cật” có nghĩa ngang bằng. Ta gọi cái vai, phần ngang bằng trên thân thể, là “cái cật” như “ấm cật no lòng” và “chung lưng đấu cật”. “Cật rét” là cái vai bị rét. Khi ta mặc quần áo hay đắp chăn mền thì phải mặc, phải đắp trùm che hai vai thì mới đủ ấm, nếu không thì dù mặc gì, đắp gì nữa cũng vẫn cảm thấy còn lạnh. Khi tắm nếu ta xối nước lạnh vào vai trước tiên thì ta sẽ cảm thấy lạnh...”.

Chúng tôi cho rằng, các nhà biên soạn từ điển đều chưa hiểu đúng nghĩa chữ “cật” trong Bụng đói cật rét, cũng như “cật” trong No cơm, ấm cật.

Thực ra, cật ở đây có nghĩa là phần da thịt bên ngoài (không kể là lưng hay vai), đối với bụng (lục phủ ngũ tạng) bên trong. Đây chính là nghĩa của cật trong lạt cật (lạt được chẻ ra từ phần ngoài cùng cây tre, nứa), lạt bụng (được chẻ ra từ phần bên trong thân tre nứa). Ví dụ:

- Đói trong không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay (tục ngữ):

“Rách ngoài cật” ở đây, không thể hiểu là “rách” ở phần “lưng chỗ ngang bụng”, hay ở “hai vai”, mà là rách quần áo che da thịt (toàn bộ bên ngoài thân thể). Theo đây, ta có thể loại bỏ luôn cách giải thích “cật” là quả thận - “cơ quan có tác động làm cho bộ phận sinh lý hoạt động” (ham muốn “sinh thú”) của Việt Chương.

- Được bụng no còn lo ấm cật (tục ngữ):

“Lo ấm cật” ở đây, là lo cái mặc, cái che ngoài thịt da (ngoài cật) của con người nói chung, chứ không riêng gì phần “lưng”, hoặc “phần lưng chỗ ngang bụng”, hay lo cho “quả thận” được ấm.

- Xưa kia kén lấy con dòng, Bây giờ ấm cật no lòng thì thôi (ca dao):

“Ấm cật no lòng” chẳng qua là cách diễn đạt khác của No cơm ấm áo. Mà “ấm áo” (ấm cật) ở đây có nghĩa là quần áo lành lặn, đầy đủ nói chung, chứ không riêng gì quần áo rét, hoặc chỉ che phần “thắt lưng”, hay “hai vai”.

- Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi (Nguyễn Đình Chiểu). “Ngoài cật”, ở đây cũng có nghĩa là thân mình chỉ có “một manh áo vải”, không được trang bị giáp trụ, vũ khí gì đáng kể.

Bụng đói cật rét, là một câu khá đặc biệt, bởi nó vừa là thành ngữ, lại vừa là tục ngữ.

Khi Bụng đói cật rét, được dùng với chức năng của một thành ngữ, thì nó mô tả tình cảnh cùng lúc người ta phải chịu đựng cả đói và rét; đã đói, lại rét; bên trong thì đói, bên ngoài thì rét. Trái nghĩa với thành ngữ Bụng đói, cật rét, là No cơm, ấm cật/No cơm ấm áo (thành ngữ Hán đồng nghĩa: Cơ hàn giao bách - - cùng lúc phải chịu đựng cả cái đói và cái rét, rất khốn khổ).

Khi Bụng đói cật rét, được dùng với chức năng của tục ngữ, thì đây là bản tỉnh lược của câu Bụng đói thì cật rét. Theo đây, ăn giúp cho cái bụng được no, mặc giúp cho thân mình được ấm. Dù cật có thiếu áo mặc, nhưng bụng được ăn no, thì sẽ đỡ rét hơn (No cơm thì ấm cật - tục ngữ). Ngược lại, nếu cật đã rét, mà bụng lại đói nữa, thì đã rét lại càng thêm rét; đã đói lại càng thêm đói. Cơ sở khoa học của câu tục ngữ này, là khi được bổ sung năng lượng, thì người ta sẽ đủ sức chống lại cái rét.

Như vậy, cật trong Bụng đói cật rét được hiểu là da thịt, thân mình. Và, Bụng đói cật rét, thường được dùng để chỉ tình thế, cảnh ngộ đói rét cụ thể, nhất thời nào đó, chứ ít khi được dùng để nói hoàn cảnh “nghèo khổ, thiếu thốn” (về kinh tế) nói chung, như cách giải thích của nhiều nhà biên soạn từ điển.

Chung lưng đấu cật là gì?

Như vậy, ý nghĩa câu thành ngữ “chung lưng đấu cật” chính là nói về tính đoàn kết của nhân nhân ta, là sự hợp tác của một tập thể để có thể vượt qua khó khăn, thử thách.

Bốn biển một nhà có nghĩa là gì?

Câu thành ngữ "Bốn biển một nhà" có nghĩa là người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình, thống nhất về một mối. Mọi người từ khắp năm châu bốn biển cùng đồng lòng, đoàn kết như anh em trong một gia đình. Chúng ta nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.