06 vai trò của quản lý là gì năm 2024

? Vai trò của quản lý tác động như thế nào đến hoạt động chung của đội nhóm hay công ty? Để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn cần hội tụ những kỹ năng nào? Đây chắc chắn là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Quản lý là gì?

Với khái niệm quản lý là gì, ta có thể hiểu đơn giản rằng: quản lý là việc điều hành, quản trị công việc, nguồn nhân lực để tạo ra hiệu quả như mục tiêu mong muốn đạt được. Quản lý là hoạt động không thể thiếu của mỗi đơn vị nghề nghiệp, cơ quan hay tổ chức.

06 vai trò của quản lý là gì năm 2024

Sơ lược về quản lý là gì? (Nguồn: Internet)

Những nhiệm vụ mà quản lý cần thực thi bao gồm hoạch định chiến lược, kế hoạch của tổ chức; điều phối nhân viên hoặc thực tập sinh đảm nhận nhiệm vụ dựa trên nguồn lực tài chính, con người và cả công nghệ.

Người quản lý là gì?

Khái niệm nhà quản lý

Người quản lý chính là đối tượng thực hiện quyền quản lý nêu trên. Đây là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ liên quan đến quản trị, điều hành, hướng dẫn và cả kết quả mà nhân viên đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, họ cũng có quyền thuê mới, bổ nhiệm, kỷ luật và đánh giá năng lực nhân viên.

Có thể nói rằng, vai trò của người quản lý luôn luôn được đánh giá rất cao trong một tập thể. Bên cạnh việc quản trị nhân viên thì nhà quản lý còn phải kiểm soát nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, tổ chức và đưa ra kế hoạch sử dụng nó một cách có hiệu quả trong công việc.

Phân cấp nhà quản lý

Nhà quản trị nhân sự được phân thành các cấp dưới đây:

  • Nhà quản lý cấp cao: là người đặt ra mục tiêu phát triển, phương hướng hoạt động của công ty. Đây là người nằm trong ban điều hành, có quyền chỉ đạo các cấp quản lý bên dưới. Vị trí của họ là giám đốc điều hành, chủ tịch hoặc thành viên hội đồng quản trị.
  • Nhà quản lý cấp trung: là người đề xuất phương án phát triển, xây dựng doanh nghiệp cho quản lý cấp cao. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là cầu nối giữa nhà quản lý cấp cao và cấp cơ sở. Vị trí của họ thường là quản lý chi nhánh, quản lý bộ phận, khu vực.
  • Nhà quản lý cơ sở: là người trực tiếp giám sát, quản lý nhân viên, phân công nhiệm vụ được cấp trên giao phó cho nhân viên bộ phận. Mọi quyết định mà họ đưa ra đều mang tính thời vụ, ảnh hưởng trong thời gian ngắn. Vị trí mà họ nắm giữ là trưởng phòng, trưởng nhóm hoặc giám sát viên.

Đặc điểm của quản lý

Hoạt động quản lý dễ dàng nhận ra bởi ba đặc điểm sau:

  • Quản lý là sự tác động đến một đối tượng nhằm mục tiêu nhất định. Nhà quản lý sẽ phải điều tra, tìm hiểu đối tượng quản lý, đặt ra mục tiêu, định hướng cách thức hoạt động, kiểm tra kết quả nhằm hướng đến mục tiêu đến mục tiêu trước đó.
  • Mục tiêu và nhiệm vụ mà quản lý nhắm đến chính là điều khiển và chỉ đạo hoạt động của con người. Quản lý tập trung kết nối những hoạt động cá nhân riêng lẻ để tạo thành khối chung thống nhất của một tập thể. Từ đó, tạo ra được thành quả mà mục tiêu hướng đến.
  • Quản lý phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy. Quyền uy là công cụ quản lý có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Để có được quyền uy, nhà quản lý cần xây dựng dựa trên uy tín, khả năng chuyên môn và những mối quan hệ.

Xem thêm: KOL Là Gì? Cách Trở Thành KOL Chuyên Nghiệp, Vai Trò Trong Marketing

06 vai trò của quản lý là gì năm 2024

Thông tin về nhà quản lý (Nguồn: Internet)

Vai trò của nhà quản lý

Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, quan hệ, thông tin và ra quyết định:

  • Vai trò đối với quan hệ và giao tiếp: Nhà quản lý trở thành đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để giao thiệp với bên ngoài. Đồng thời, họ sẽ là cầu nối giữa các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Vai trò thông tin: Nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và phổ biến thông tin cho các cấp và các bộ phận được biết.
  • Vai trò quyết định: Đây là vai trò lớn nhất, quan trọng nhất của nhà quản lý. Nhà quản lý có khả năng đưa ra quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức của mình. Đồng thời, chính họ cũng là người phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định của bản thân.

Chức năng và nhiệm vụ của công việc quản lý

Nếu bạn hiểu quản lý là gì thì chắc chắn bạn cũng đã cái nhìn sơ lược về chức năng và nhiệm vụ của công việc này. Cụ thể, quản lý có 4 chức năng chính:

  • Chức năng hoạch định: Nhà quản lý phải vạch ra mục tiêu và cách để hoàn thành mục tiêu đó. Mục tiêu càng rõ ràng, chính xác thì quá trình thực hiện càng dễ dàng, hiệu quả. Điều này đòi hỏi người quản lý phải có tư duy nhạy bén và trình độ chuyên môn tốt.
  • Chức năng tổ chức: Nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ phân phối, điều hành, tổ chức hoạt động nhằm sử dụng tốt nguồn tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để tối ưu năng suất thực hiện kế hoạch.
  • Chức năng lãnh đạo: Lãnh đạo là chức năng quan trọng mà nhà quản lý bắt buộc phải có. Lãnh đạo bao hàm nhiều hoạt động nhằm tác động lên nhân viên để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt, đạt hiệu quả cao. Sự tác động ở đây là những dấu hiệu kiểm soát, nhắc nhở tiến trình làm việc hay giúp đỡ, động viên nhân viên cố gắng cố hiến cho công việc.
  • Chức năng kiểm tra: Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhà quản lý kiểm tra tiến độ hoạt động và phát hiện lỗi sai để kịp thời sửa đổi.

Khái niệm quản lý trong các lĩnh vực khác nhau

Có thể thấy rằng, quản lý là nhiệm vụ diễn ra ở bất kỳ lĩnh vực nào, khía cạnh nào của đời sống, xã hội. Ở mỗi phương diện khác nhau thì định nghĩa về quản lý cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Quản lý Nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là gì? Quản lý nhà nước là hoạt động mà các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo định hướng. Quản lý được thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Đây là hoạt động có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, mạnh mẽ nhất trong hệ thống quản lý nói chung.

Xem thêm: Scam Là Gì? Loại Scam Chính Thường Gặp, Cách Nhận Biết, Phòng Tránh

06 vai trò của quản lý là gì năm 2024

Quản lý trong các khía cạnh khác nhau của đời sống (Nguồn: Internet)

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là gì? Quản lý nhân sự (HRM) là việc tổ chức, quản lý nhân viên, nguồn nhân lực tại các công ty, tổ chức nhằm duy trì sự ổn định về mặt số lượng cũng như chất lượng. Nhờ có quản lý nhân sự mà doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, năng suất làm việc cao hơn và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh.

Quản lý thời gian là gì?

Quản lý thời gian là gì? Quản lý thời gian thuộc phạm vi nhỏ hơn so với hai khái niệm quản lý đã nêu ở trên. Theo đó, khái niệm này muốn nhắc đến quá trình thiết lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, hành vi nhằm thúc đẩy các cá nhân hoạt động tốt mục tiêu đề ra. Quản lý thời gian hiệu quả là tiền đề giúp công việc được hoàn thành đúng và chất lượng.

Những yêu cầu, kỹ năng cần có của một nhà quản lý

Trở thành một nhà quản lý tài ba là ước mơ của rất nhiều người. Vậy nhà quản lý cần có những kỹ năng gì? Dưới đây là một vài kỹ năng, phẩm chất tất yếu mà mọi nhà quản lý phải có:

  • Chuyên môn vững vàng: Có chuyên môn tốt không chỉ giúp nhà quản lý hoạch định kế hoạch, mục tiêu chính xác hơn mà còn tạo niềm tin, sự nể trọng đối với nhân viên. Đồng thời, họ dễ dàng phát hiện, chỉ lỗi sai và yêu cầu nhân viên chỉnh sửa kịp thời.
  • Kỹ năng lãnh đạo: lãnh đạo tốt giúp công việc được sắp xếp theo trình tự dễ dàng, đảm bảo việc thực hiện thuận lợi nhất. Thêm nữa, một người lãnh đạo có tâm sẽ dễ khiến nhân viên tin tưởng, yêu mến và lắng nghe sắp xếp của họ.
  • Kỹ năng giao tiếp và thương lượng: nhà quản lý cần trang bị kỹ năng này để phối hợp với nhân viên thực hiện mọi nhiệm vụ tốt nhất có thể. Đồng thời, đây là cách để họ tạo dựng niềm tin với bộ phận cấp trên cũng như khách hàng.
  • Tinh thần trách nhiệm: chắc chắn rồi, một nhà lãnh đạo phải ý thức trách nhiệm của mình và cần học cách chịu trách nhiệm với những quyết định mà mình đưa ra.

Xem thêm: Seeding Là Gì? Quy Tắc Thực Hiện Chiến Lược Seeding Hiệu Quả

06 vai trò của quản lý là gì năm 2024

Trọn bộ kỹ năng mà một nhà quản lý cần có (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về quản lý

Thống nhất quản lý là gì?

Thống nhất quản lý được hiểu là sự tập trung quản lý bằng một biện pháp hay chiến lược đã được thiết lập sẵn đối với một đối tượng mục tiêu. Trong phạm vi quản lý đặt ra, bất kỳ một hành vi hay sự việc, sự kiện nào xảy ra đều sẽ được xử lý, điều chỉnh bởi các quy chế được thiết lập.

Hệ thống thông tin quản lý là gì?

Hệ thống thông tin quản lý là gì? Hệ thống thông tin quản lý là giải pháp giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích thông tin khách hàng và đề xuất biện pháp cải thiện hoạt động hiệu quả dựa trên nhu cầu của khách hàng và lợi thế sẵn có của đơn vị. Hệ thống quản lý thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin về quản lý là gì mà CareerViet muốn chia sẻ với bạn đọc. Quản lý hiện là một vị trí việc làm tiềm năng mà bất cứ nhân viên nào cũng muốn phấn đấu để đạt đến.