Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Giới thiệu bài học

Bài giảng “Quan hệ vuông góc - Dạng 1. Hai đường thẳng vuông góc trong không gian” sẽ giúp các em nắm vững các phương pháp để chứng minh đường vuông góc với đường trong không gian.

Nội dung bài học

I/ Lý thuyết

Định lý 1: Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mp(P) thì đường thẳng d vuông góc với mp(P)

$\left\{ \begin{align}  & d\bot a,d\bot b \\  & a,b\subset \left( P \right) \\  & a\cap b \\ \end{align} \right.\Rightarrow d\bot \left( P \right)$

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Định lý 2: (Ba đường vuông góc) .Cho đường thẳng a không vuông góc với mp(P) và đường thẳng b nằm trong (P). Khi đó, điều kiện cần và đủ để b vuông góc với a là b vuông góc với hình chiếu a’ của a trên (P).

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Ví dụ.  Hai tam giác cân ABC và DBC nằm trong hai mp khác nhau tạo nên tứ diện ABCD. Gọi I là  trung điểm của BC.

a) Chứng minh BC$\bot $AD.

b) Gọi AH là đường cao của tam giác ADI. Chứng minh AH$\bot $(BCD).

LỜI GIẢI

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

a) Chứng minh BC$\bot $AD.

      Vì tam giác ABC cân tại A nên \[AI\bot BC\],và tam giác DBC cân tại D nên \[DI\bot BC\].

      Ta có:

      \[\left\{ \begin{align}  & BC\bot AI \\  & BC\bot DI \\  & AI,DI\subset \left( ADI \right),AI\cap DI=I \\ \end{align} \right.\]

      \[\Rightarrow BC\bot mp\left( ADI \right)\Rightarrow BC\bot AD\]

b) Chứng minh AH$\bot $(BCD).

Có\[\left\{ \begin{align}  & AH\bot DI\left( gt \right) \\  & AH\bot BC\left( \text{v }\!\!\grave{\mathrm{i}}\!\!\text{  }BC\bot (ADI)\supset AH \right) \\  & BC,DI\subset \left( BCD \right),BC\cap DI=I \\ \end{align} \right.\Rightarrow AH\bot mp\left( BCD \right)\].

  • Chứng minh vuông góc trong hình học không gian
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

Để chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau ta có thể làm theo các cách sau:

+ Gọi uv là hai vecto chỉ phương của hai đường thẳng; chứng minh: u. v = 0

⇒ (u ; v) = 90°

+ Dùng định lí Pytago đảo chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

+ Nếu a // a’; b // b’ và a ⊥ b thì a' ⊥ b'

Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD có AC = a; BD = 3a. Gọi M; N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Biết AC vuông góc với BD. Tính MN.

Hướng dẫn giải

Gọi P là trung điểm của AB

⇒ PN; PM lần lượt là đường trung bình của tam giác ABC và ABD.

Suy ra

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Ta có AC ⊥ BD ⇒ PN ⊥ PM hay tam giác PMN vuông tại P

Do đó

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn B

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD có AB vuông góc với CD. Mặt phẳng (P) song song với AB và CD lần lượt cắt BC; DB; AD; AC tại M; N; P; Q . Tứ giác MNPQ là hình gì?

A. Hình thang

B. Hình bình hành

C. Hình chữ nhật

D. Tứ giác không phải hình thang

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Ta có

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Tương tự ta có: MN // CD; NP // AB và QP // CD

Do đó tứ giác MNPQ là hình bình hành

Lại có MN ⊥ MQ(do AB ⊥ CD)

⇒ Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật

Chọn C

Ví dụ 3: Trong không gian cho hai tam giác đều ABC và ABC’ có chung cạnh AB và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M; N; P; Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AC; CB; BC’ và C’A . Tứ giác MNPQ là hình gì?

A. Hình bình hành

B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông

D. Hình thang

Hướng dẫn giải

Vì M; N; P; Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AC; CB; BC’ và C’A

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian
⇒ MNPQ là hình bình hành

Gọi H là trung điểm của AB.

Vì hai tam giác ABC và ABC’ đều nên

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Suy ra AB ⊥ (CHC'). Do đó AB ⊥ CC'

Ta có

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật

Chọn B

Ví dụ 4: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có tất cả các cạnh đều bằng nhau. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có thể sai?

A. A'C' ⊥ BD

B. BB' ⊥ BD

C. A'B ⊥ DC'

D. BC' ⊥ A'D

Hướng dẫn giải

Chọn B

Chú ý: Hình hộp có tất cả các cạnh bằng nhau còn gọi là hình hộp thoi

A đúng vì:

Ví dụ 5: Cho tứ diện ABCD. Chứng minh rằng nếu AB.AC = AC.AD = AD.AB thì AB ⊥ CD, AC ⊥ BD, AD ⊥ BC. Điều ngược lại đúng không?

Sau đây là lời giải:

Bước 1: AB.AC = AC.ADAC.(AB - AD) = 0 ⇔ AC.DB = 0 ⇔ AC ⊥ BD

Bước 2: Chứng minh tương tự, từ AC.AD = AD.AB ta được AD ⊥ BC và AB.AC = AD.AB ta được AB ⊥ CD

Bước 3: Ngược lại đúng, vì quá trình chứng minh ở bước 1 và 2 là quá trình biến đổi tương đương

Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở đâu?

A. Đúng

B. Sai từ bước 1

C. Sai từ bước 1

D. Sai bước 3

Hướng dẫn giải

Chọn A.

Quảng cáo

Câu 1: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N, P, Q, R lần lượt là trung điểm của AB, CD, AD, BC và AC. Tính góc của hai đường thẳng AB và CD?

A. (AB, CD) = 60°

B. (AB, CD) = 30°

C. (AB, CD) = 45°

D. (AB, CD) = 90°

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

+ Ta chứng minh MN vuông góc với RQ :

Ta có MC = MD = (a√3)/2 nên tam giác MCD cân tại M, do đó MN ⊥ CD

Lại có RP // CD ⇒ MN ⊥ RQ

+ Tương tự ta có QP ⊥ AD

+ Trong tam giác vuông PDQ ta có :

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn D

Câu 2: Trong không gian cho hai tam giác đều ABC và ABC’ có chung cạnh AB và nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, CB, BC’ và C’A. Tứ giác MNPQ là hình gì?

A. Hình bình hành

B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông

D. Hình thang

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn B

+ xét tam giác ABC có MN là đường trung bình nên

MN // AB và MN = (1/2)AB   (1)

+ Tương tự có: PQ // AB và PQ = 1/2 AB   (2)

Từ (1) và (2) suy ra: MNPQ là hình bhình hành.

Gọi H là trung điểm của AB.

Vì hai tam giác ABC và ABC’ đều nên

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Câu 3: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Trên các cạnh DC và BB' lấy các điểm M và N sao cho MD = NB = x (0 ≤ x ≤ a). Khẳng định nào sau đây là đúng?

a) Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. AC' ⊥ B'D'

B. AC’ cắt B’D’

C. AC’ và B’D’ đồng phẳng

D. Cả A, B, C đều đúng

b) khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. AC' ⊥ MN

B. AC’ và MN cắt nhau

C. AC’ và MN đồng phẳng

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Câu 4: Cho tứ diện ABCD có AC = a, BD = 3a. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Biết AC vuông góc với BD. Tính MN.

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn A

Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD

Ta có:

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Mà:

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Từ (1), (2) ⇒ MENF là hình chữ nhật.

Từ đó ta có:

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn D

Câu 5: Cho tứ diện ABCD có AB = a ; BD = 3a . Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Biết AC vuông góc với BD. Tính MN

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn B

Kẻ NP // AC, nối MP

Do NP là đường trung bình tam giác ABC

⇒ PN = (1/2).AC = a/2

Do MP là đường trung bình tam giác ABD

⇒ PM = (1/2).BD = 3a/2

Lại có (AC, BD) = (PN, PM) = ∠MPN = 90°

⇒ Tam giác MNP vuông tại P.

Vậy

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Câu 6: Cho tứ diện ABCD có AB = CD. Gọi I; J; E; F lần lượt là trung điểm của AC; BC; BD; AD. Góc (IE; JF) bằng

A. 30°                  B. 45°                  C. 60°                  D. 90°

Hiển thị lời giải

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chọn D

Tam giác ABC có IJ là đường trung bình nên IJ // AB và IJ = 1/2 AB (1)

Tam giác ABD có EF là đường trung bình nên EF // AB và EF = 1/2 AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra : Tứ giác IJEF là hình bình hành.

Mặt khác

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian
mà AB = CD nên IJ = JE

Do đó IJEF là hình thoi

Suy ra (IE ; JF) = 90°

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Chứng minh vuông góc trong hình học không gian
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Chứng minh vuông góc trong hình học không gian

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.