Chứng tự bế là gì

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia [khoa Y] - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Khái niệm và phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bệnh tự kỷ là tên gọi của hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ. Tự kỷ hay gặp ở các bé trai với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự mất cân bằng của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển não bộ.

Theo phân loại của Hội tâm thần Mỹ, bệnh tự kỷ chia thành 5 hội chứng bao gồm:

  • Hội chứng Asperger: Trẻ thường chậm phát triển tâm thần, thường gào khóc,...nhưng gần 10% trong số đó có khả năng phi thường về âm nhạc, hội họa, điêu khắc, tính toán... dù không hề được học hay luyện tập.
  • Hội chứng Rett: Chỉ được ghi nhận ở bé gái, từ 6-18 tháng phát triển bình thường, nhưng sau đó não và đầu không tiếp tục phát triển, gây chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ.
  • Hội chứng thoái phát triển ở trẻ em: Trẻ phát triển về giao tiếp, xã hội bình thường ở độ tuổi 3-4 tuổi, nhưng sau đó bị khiếm khuyết nặng nề về vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội.
  • Các rối loạn phát triển không đặc hiệu: Trẻ bị rối loạn trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Xuất hiện sau tháng thứ 30, các dấu hiệu chủ yếu bao gồm loạn thần, loạn ngữ nghĩa…
  • Chứng tự kỷ điển hình: Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ xã hội, khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, học nói muộn, có hành vi và mối quan tâm bất thường…

Về chứng tự kỷ thông thái [hội chứng Asperger] có các giả thuyết về khả năng đặc biệt của người tự kỷ đã được đưa ra. Một trong số đó là bán cầu não phải của những trẻ tự kỷ này rất phát triển, còn bán cầu não trái lại kém phát triển hơn nhiều. Như ta được biết, não phải kiểm soát sự phân tích các hình dạng trong không gian, trí nhớ âm thanh và sự hiểu biết âm nhạc. Đó chính là những khả năng nổi trội nơi những người mắc chứng tự kỷ thông thái. Còn não trái kiểm soát sự diễn đạt, thông hiểu ngôn ngữ và trí nhớ cảm xúc, lại là những nhược điểm của họ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

2. Một số nguy cơ của bệnh tự kỷ

  • Người mẹ trong khi mang thai bị nhiễm một số loại virus.
  • Khi sinh bị ngạt, sang chấn não, can thiệp sản khoa, sinh non.
  • Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh.
  • Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường.
  • Gia đình ít quan tâm

3. Các dấu hiệu và biểu hiện điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ em 

Khác với bệnh tự kỷ ở người lớn, các dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ em thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường.

Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội:

Đây là đặc điểm trung tâm của bệnh tự kỷ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.

Khiếm khuyết giao tiếp phi ngôn ngữ:

Lúc nhỏ, trẻ tự kỷ thường biểu lộ nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Thường khi đó, trẻ không diễn cảm qua nét mặt. Tuy nhiên, trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu.

Khiếm khuyết về phát triển lời nói:

Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời.

Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường nói rập khuôn, lặp đi lặp lại.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Chống lại sự thay đổi:

Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận. Ví dụ như nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất khó chịu nếu như trật tự này bị thay đổi. 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu tự kỷ, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để tránh trẻ tự kỷ nặng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nếu:

  • 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
  • 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ,…với đồ chơi
  • 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
  • 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.
  • Ở mọi độ tuổi, đều có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội. 

Hiện nay, chưa có thuốc chữa trị chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Cha mẹ có thể tham khảo ngay cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Xem thêm:


Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thúy Minh - Bác sĩ tâm lý Nhi - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đôi khi người thân của bạn có biểu hiện khác thường về giao tiếp, hành vi, hay cả trong cuộc việc... Bạn trách móc họ vì họ không thông cảm cho bạn, thậm chí càng lúc họ càng quá đáng hơn, không còn để ý và nói chuyện với bạn nữa. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn vì rất có thể người thân đó của bạn đang có các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn.

1. Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Bệnh tự kỷ ở người lớn được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ.

Tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng, những hành vi và mức độ suy giảm của chúng, từ việc chỉ là một số khuyết tật nhỏ gây ra những hạn chế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến những biểu hiện suy nhược nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

2. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn

Tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh dẫn tới các biểu hiện của bệnh tự kỷ là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả người bệnh tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:

Đối với các mối quan hệ xung quanh, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh niên thể hiện như sau:

  • Người tự kỷ gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, cụ thể là về nét mặt của họ thiếu sự biểu cảm, và tư thế cơ thể của họ không được tự nhiên.
  • Họ không thể thiết lập tình bạn và hoa đồng với những người cùng trang lứa.
  • Người tự kỷ gặp phải khó khăn trong việc quan tâm, hay chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu đạt được với những người khác.
  • Thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai. Những người mắc chứng tự kỷ có thể sẽ gặp phải các khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, chẳng hạn như là đau lòng hoặc buồn rầu.

Biểu hiện trong công việc và giao tiếp, các dấu hiệu biểu hiện chứng tự kỷ có thể bao gồm:

  • Người mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện.
  • Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, những người mắc chứng tự kỷ rất khó khăn để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người đối diện.
  • Họ thường rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người bị tự kỷ thường sẽ có biểu hiện lặp lại nhiều lần một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.
  • Họ thường gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý mà người khác nói. Ví dụ, một người khi mắc chứng tự kỷ có thể sẽ không hiểu được rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hay hài hước.

Người tự kỷ khó khăn khi bắt đầu một câu chuyện với người khác.

Trong hành vi của người mắc chứng tự kỷ có các dấu hiệu cụ thể bao gồm:

  • Người mắc chứng tự kỷ chỉ đặt sự tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của các món đồ quen thuộc, chẳng hạn như là bánh xe trên một chiếc xe, thay vì tập trung toàn bộ vào chiếc xe đó.
  • Họ tỏ ra quan tâm và lo lắng về một chủ đề nhất định nào đó. Ví dụ, họ có thể bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử, hay kinh doanh thẻ...
  • Rập khuôn hành vi một cách máy móc.

3. Phát hiện mới về chứng bệnh tự kỷ ở người lớn

Có một số người bệnh tự kỷ chưa được phát hiện từ nhỏ, mặc dù bệnh tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước lúc bệnh nhân 3 tuổi.

Vì các dấu hiệu cụ thể của bệnh tự kỷ ở người lớn rất đa dạng: từ rất nhẹ, đến vừa, hay là rất nặng nên vì thế các dạng nhẹ thường biểu hiện với việc thanh thiếu niên gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức, thường bị bạn bắt nạt và khó có thể thích nghi với những thay đổi gặp phải trong gia đình và ngoài xã hội.

Có khoảng 20% các trường hợp tự kỷ ở người lớn có trí thông minh bình thường, họ có khả năng nói và học được. Tuy nhiên giọng nói của người tự kỷ thường đơn điệu, giống như là người nước ngoài học nói tiếng Việt. Họ thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, họ thường có rất ít bạn và đặc biệt không thích xã giao.

Còn lại có tới 80% tỷ lệ người lớn bị tự kỷ có kèm theo các tình trạng chậm phát triển về tâm thần, động kinh, hay trầm cảm, hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, việc chẩn đoán tình trạng bệnh lúc này sẽ phức tạp hơn

4. Điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ là một rối loạn tồn tại hầu như suốt đời và rất khó điều trị, kể cả được phát hiện bệnh sớm, ở trường hợp người lớn bệnh càng khó điều trị hơn rất nhiều. Người nhà bệnh nhân có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn với sự tư vấn của Bác sĩ Quách Thúy Minh, Đơn nguyên Điều trị kỹ thuật cao bại não tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tại :

Giúp người tự kỷ trưởng thành hòa nhập cuộc sống như thế nào?

Trên đây là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào các bạn có thể tới trực tiếp Bệnh viện ĐKQT Vinmec, chúng tôi luôn sẵn sàng và tư vấn cho các bạn đầy đủ và chính xác. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề