Chuyển khẩu về nhà chồng có cần làm lại the bảo hiểm

Câu hỏi tư vấn: ​​Xin chào anh/chị tư vấn luật, Anh/chị tư vấn giúp em về việc chuyển hộ khẩu từ hộ khẩu nhà chồng về hộ khẩu nhà mẹ đẻ. Em lấy chồng và đã chuyển hộ khẩu về nhà chồng, hiện tại hộ khẩu nhà chồng em thì chỉ có tên 2 vợ chồng vì ông bà đã tách khẩu cho chồng em

Giờ em muốn chuyển tên mình lại về với sổ hộ khẩu ở bên nhà mẹ đẻ em thì thủ tục như thế nào ạ? Hiện tại 2 vợ chồng em vẫn chưa li hôn nhưng có khả năng trong tương lai sẽ như vậy. Em muốn chuyển tên mình về hộ khẩu ở bên nhà mẹ đẻ trước. Thêm 1 lí do nữa là em muốn chuyển tên về sổ hộ khẩu của mẹ em là để mua thẻ bảo hiểm y tế. Theo em được biết thì thẻ bảo hiểm y tế bây giờ bắt buộc phải mua theo hộ gia đình, nên em muốn mua theo sổ hộ khẩu ở bên mẹ em. Trong sổ hộ khẩu [nếu như em được chuyển về] sẽ có tên mẹ em [đã đóng bảo hiểm theo cơ quan mà mẹ em đang công tác], em gái em [đóng bảo hiểm theo trường THPT đang theo học], và em [chưa có đóng thẻ bảo hiểm ở đâu] thì em sẽ đóng bảo hiểm như thế nào và với mức phí là bao nhiêu? Thủ tục sẽ có những gì và mua ở đâu ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về thủ tục chuyển hộ khẩu:

Quyền của công dân về cư trú được quy định tại Điều 9 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 như sau:

"Điều 9. Quyền của công dân về cư trú

1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.

3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.

5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định công dân phải thực hiện những trách nhiệm quy định tại Điều 11 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 như sau:

"Điều 11. Trách nhiệm của công dân về cư trú

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.

2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú.

4. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.

5. Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.”

Theo Điều 28 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về Giấy chuyển hộ khẩu như sau:

"Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a] Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b] Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương;

thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a] Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b] Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Bạn chỉ được cấp Giấy chuyển hộ khẩu trong những trường hợp sau:  Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; hoặc Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

Thứ hai, về việc đóng phí và mua bảo hiểm y tế:

Theo Khoản 7 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:

“7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế [sau đây gọi chung là hộ gia đình] bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú".

Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:

"3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:


a] Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;


b] Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;


c] Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất".

Vì trong sổ hộ khẩu [nếu như bạn được chuyển về] sẽ có tên mẹ bạn [đã đóng bảo hiểm theo cơ quan đang công tác], em gái [đóng bảo hiểm theo trường THPT đang theo học], và bạn [chưa có đóng thẻ bảo hiểm ở đâu] nên bạn sẽ đóng với mức đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở [mức lương cơ sở năm 2018 là 1.390.000 đồng/ tháng từ ngày 1/7/2018].

- Địa điểm: tham gia tại các đại lý thu BHYT tại UBND phường/xã, các đại lý thu BHYT tại bưu điện.

- Thủ tục:

+ Kê khai theo mẫu, nộp cho Đại lý thu BHYT [UBND phường hoặc đại lý bưu điện]

+ Xuất trình hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đối chiếu [trả lại ngay sau khi đối chiếu]

+ Các trường hợp giảm mức đóng thì phải phô tô thẻ BHYT của những người đã tham gia theo hộ gia đình.

- Phương thức đóng được quy định tại Khoản 6 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

"6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế."

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Theo khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:

a] Thẻ đã hết thời hạn sử dụng; b] Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

c] Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.

Bên cạnh đó, Điều 23 Luật BHYT cũng quy định 12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như: Khám sức khỏe; xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị; sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;…

Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy, chuyển khẩu không thuộc các trường hợp đã nêu. Do đó, việc chuyển khẩu sẽ không làm mất giá trị sử dụng thẻ BHYT.

Xem thêm: Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong trường hợp nào?


Đã chuyển khẩu có được khám chữa bệnh theo thẻ BHYT?

Theo quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ghi nhận:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Hiện nay, thẻ BHYT giấy chưa có ảnh nên khi đi khám chữa bệnh, người bệnh phải cần xuất trình thẻ này và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp mà có ảnh như chứng minh nhân dân [CMND], căn cước công dân [CCCD], hộ chiếu, bằng lái xe,… thì sẽ được hưởng quyền lợi về BHYT.

Đồng thời, khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT, nhân viên bệnh viện khi tiếp nhận thẻ BHYT chỉ đối chiếu với các thông tin hiển thị trên thẻ gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người có tên trên thẻ. Nếu các thông tin này trùng khớp thì thẻ BHYT sẽ được chấp nhận.

Vì vậy, dù đã chuyển khẩu đi nơi khác nhưng các thông tin trên CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu,… vẫn trùng khớp với thẻ thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh BHYT với đầy đủ quyền lợi.

Chuyển hộ khẩu có phải đổi thẻ BHYT không? [Ảnh minh họa]


Có phải đổi thẻ BHYT khi thay đổi hộ khẩu?

Như đã phân tích, nếu thông tin trên giấy tờ chứng minh nhân thân và thẻ BHYT trùng khớp thì người bệnh vẫn được khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, việc chuyển khẩu có thể sẽ phải tiến hành thủ tục đổi một số giấy tờ chứng minh nhân thân.

Cụ thể, theo Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định số 05/1999/NĐ-CP , trường hợp người đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải tiến hành thủ tục đổi chứng CMND.

Kéo theo đó, địa chỉ trong CMND mới sẽ bị thay đổi. Vì vậy, nếu đi khám chữa bệnh mà xuất trình CMND mới, người bệnh có thể sẽ không được chấp nhận do khác thông tin về địa chỉ trên thẻ BHYT.

Trong trường hợp này, người dân sẽ phải sử dụng giấy tờ chứng minh nhân thân khác trùng thông tin với thẻ BHYT hoặc tiến hành thủ tục đổi thẻ BHYT theo địa chỉ mới thì giấy tờ này mới được coi là hợp lệ để hưởng BHYT.

Trong khi đó, với các giấy tờ khác như CCCD, bằng lái xe,.. thì không cần đổi lại dù chuyển hộ khẩu cùng tỉnh hay khác tỉnh. Do đó mà thông tin trên các giấy tờ này và thẻ BHYT sẽ không bị thay đổi.

Như vậy, trường hợp thay đổi hộ khẩu có thể phải đổi thẻ BHYT nếu đã thực hiện thủ tục đổi CMND do chuyển khẩu khác tỉnh. Còn các trường hợp khác, vẫn được sử dụng như bình thường.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đi khám chữa bệnh tại nơi mình cư trú, người dân nên làm thủ tục đổi thẻ BHYT, trong đó thay đổi thông tin về địa chỉ và nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mới nhất

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc chuyển hộ khẩu có phải đổi thẻ BHYT hay không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế?

>> Có cần làm lại thẻ BHYT khi đổi CMND sang CCCD?

Video liên quan

Chủ Đề