Chuyển tiền nhầm tài khoản thì phải làm sao

Ngày 7/4, tôi chuyển khoản 30 triệu tiền mua hàng cho người bán có tài khoản tại Ngân hàng Á Châu (ACB). Nhưng do nhập sai số tài khoản, tôi đã chuyển nhầm cho một người nhận khác cùng tên (khác tên đệm) cũng số tài khoản tại ACB.

Vậy trong trường hợp này tôi có lấy lại được tiền không? Nếu người nhận cố tình không trả tiền thì tôi phải làm thủ tục gì để lấy lại.

Tôi muốn hỏi có ai đã chuyển tiền nhầm mà được chuyển khoản trả lại chưa và bằng cách nào để thuyết phục họ trả lại?

Nguyễn Văn Khanh

Chuyên gia tư vấn:

Sau khi chuyển tiền nhầm, bạn cần làm đơn tra soát gửi ngân hàng chuyển tiền để thông báo về sự cố. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bằng cách liên hệ với người nhận để họ tự nguyện hoàn trả tiền.

Tuy nhiên, quy định hiện nay không cho phép ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận cho người chuyển tiền. Ngân hàng cũng không được phép can thiệp tài khoản người nhận, tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm khi chưa được sự đồng ý của chủ tài khoản nhận.

Sau một thời gian nếu nhà băng không liên lạc được với người nhận, hoặc nhận thấy họ cố tình không hoàn trả, bạn nên báo công an đề nghị hỗ trợ.

Trên thực tế, cũng đã có trường hợp người nhận tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản do cố tình không hoàn trả. Tuy nhiên, việc tố giác và kiện tụng mất thời gian, bạn nên cân nhắc việc thử liên hệ với người chuyển nhầm để thuyết phục trước.

Luật sư Nguyễn Văn Phi, Phó giám đốc Công ty luật LawKey

    Đang tải...

  • {{title}}

1. Chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng: Thủ đoạn lừa đảo mới cần cảnh giác

Giả chuyển khoản nhầm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi mới xuất hiện gần đây. 

Thủ đoạn của các đối tượng xấu là cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người nào đó. Sau khi bên kia nhận được tiền, đối tượng sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ, dọa nạt và yêu cầu họ trả lại số tiền đã nhận như một khoản vay cùng với số lãi cắt cổ.

Một trường hợp khác, đối tượng lừa đảo chuyển tiền cho người bị hại, sau đó liên hệ giới thiệu mình đang sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số tiền đã chuyển khoản nhầm.

Để trả lại số tiền, người nhận tiền chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Không ngờ, sau khi điền xong thông tin, số tiền trong tài khoản của người nhận đã bị rút sạch.

Qua một số ví dụ kể trên, có thể thấy, kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng vô cùng khó đoán. Đồng thời, đánh thẳng vào lòng tốt của nạn nhân là những người nhẹ dạ, cả tin, khiến họ rất dễ mắc bẫy.

Nếu chưa biết tới chiêu thức lừa đảo này từ trước, có lẽ đa số những người nhận được tiền chuyển nhầm từ người khác sẽ khó tránh khỏi bị lừa.

Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần lưu ý: Không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.

Người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.

Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.

Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.

Còn đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hay thậm chí là liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được hướng dẫn cách xử lý khi nhận được tiền người khác chuyển nhầm.
 

3. Tiêu tiền người khác chuyển khoản nhầm, người nhận có phạm tội?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc không trả lại số tiền bị chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.

Trong đó, Điều 579 Bộ luật Dân sự nêu rõ, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Như vậy, khi được người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản, người nhận nên liên hệ với ngân hàng để giải quyết để tránh vi phạm pháp luật.

Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép trên 10 triệu đồng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu sử dụng, chiếm đoạt số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do được người khác chuyển nhầm, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nếu chiếm đoạt số tiền trên 200 triệu do người khác chuyển nhầm, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề: Nhận tiền chuyển khoản nhầm, phải làm gì để không dính bẫy lừa đảo? Với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199  để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản

Nội dung chi tiết

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì mọi người không còn giao dịch bằng tiền mặt nhiều nữa mà thay vào đó sẽ sử dụng dịch vụ chuyển tiền thông qua tài khoản ngân hàng để thuận tiện trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp bị nhầm lẫn trong quá trình chuyển khoản nên đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Mặc dù vậy nhưng mọi người đừng quá lo lắng trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại số tiền đã chuyển nhầm tài khoản. Sau đây, Luật Thiên Minh sẽ hướng dẫn cho bạn cách lấy lại số tiền đã chuyển nhầm vào tài khoản người khác.

1. Quy định của pháp luật dân sự về việc chiếm hữu tài sản

Căn cứ vào Điều 599, Bộ luật Dân sự 2005: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Ở đây, nếu chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được Ngân hàng thông báo, bạn đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Nếu trong trường hợp Ngân hàng trong nhiệm vụ quyền hạn không thể giải quyết để giúp người chuyển nhầm lấy lại được số tiền thì người chuyển nhầm có thể tiến hành theo phương án kiện dân sự hoặc tố giác tội phạm.

2. Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản người khác

Chuyển tiền nhầm tài khoản thì phải làm sao

Bước 1:

Liên hệ ngay với ngân hàng

Nếu chuyển khoản nhầm thì khách hàng phải liên hệ ngay với ngân hàng thông báo về việc chuyển nhầm tài khoản thụ hưởng. Từ đó yêu cầu ngân hàng tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo ngay đến ngân hàng chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để xử lý theo quy định.

Bước 2:

Cung cấp đầy đủ mọi thông tin phát sinh có liên quan đến quá trình giao dịch như biên lai, chứng minh thư nhân dân, số tài khoản người gửi, số tài khoản thụ hưởng…

Việc yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ liên quan này giúp ngân hàng dễ dàng kiểm tra các giao dịch đã phát sinh từ bạn.

Bước 3:

Phía ngân hàng sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh theo như thông tin mà bạn cung cấp. Nếu đúng, ngân hàng sẽ liên hệ trực tiếp với đại diện chi nhánh quản lý tài khoản mà bạn đã chuyển tiền nhầm và yêu cầu họ chuyển hoàn lại số tiền đó.

– Nếu số tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn đủ số dư khả dụng (nghĩa là họ vẫn chưa rút tiền ra khỏi tài khoản) thì tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản của bạn.

– Trong trường hợp người được chuyển nhầm đã rút hết tiền ra khỏi tài khoản, không còn khả năng thanh toán thì phía ngân hàng chủ quản kia buộc phải liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và các cơ quan như tòa án, công an để thu hồi lại số tiền

Khởi kiện để lấy lại tiền chuyển nhầm

Nếu trong trường hợp Ngân hàng không thể giải quyết để giúp người chuyển nhầm lấy lại được số tiền thì người chuyển nhầm có thể tiến hành theo phương án kiện dân sự.

Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Người chuyển nhầm có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu hoàn trả lại số tiền chuyển nhầm.

Thêm vào đó, nếu chủ tài khoản thụ hưởng đã được Ngân hàng thông báo đề nghị trả lại số tiền nhưng vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là những quy định của pháp luật về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác và Luật Thiên Minh đã hướng dẫn một số cách giúp bạn lấy lại số tiền bị nhầm. Khi đã nắm rõ các quy định về pháp luật trong vấn đề tài khoản ngân hàng thì chắc hẳn các bạn sẽ không còn nỗi lo bị mất tiền oan khi nhầm tài khoản nữa. Nếu có thắc mắc gì trong vấn đề pháp luật về giao dịch tiền trong tài khoản ngân hàng bạn hãy liên hệ với Luật Thiên Minh qua số hotline 0939 400 004 hoặc 0836 400 004 để được tư vấn một cách nhanh nhất.

Xem thêm:

>>> Quy trình đấu thầu qua mạng

>>> Các khoản phí phải nộp khi làm sổ đỏ

CÔNG TY LUẬT THIÊN MINH

Address: Tòa AQUA 2 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0839 400 004 – 0836 400 004

Email: 

Trân trọng !