Các bố cục của 1 bài văn thuyết minh năm 2024

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI văn thuyết minh là bài cung cấp thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật do đó, tính thông tin của bài văn phải chính xác, đầy đủ và phù hợp.

Không những vậy, kiểu bài văn này khác với các loại văn nghị luận, tự sự hay miêu tả. Vì vậy, muốn được điểm cao khi làm bài văn thuyết minh, học sinh cần chú ý đến phương pháp cũng như những lưu ý cụ thể khi làm bài.

Để được thầy Hùng tư vấn cụ thể về những lưu ý khi làm bài văn thuyết minh, phụ huynh, học sinh xem tại đây!

Thầy Hùng hướng dẫn phương pháp làm bài văn thuyết minh.

Thầy Hùng cho rằng, yêu cầu của văn thuyết minh là nội dung phải khách quan, chính xác, có ích cho người đọc cũng như người nghe. Bài viết phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và mạch lạc.

Trong bài viết, sự mạch lạc không những được thể hiện qua ngôn từ mà còn được thể hiện qua hình thức trình bày cũng như cấu tứ của một bài văn. Cụ thể một bài văn thuyết minh hay và đủ ý cần có cấu trúc như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại,…của đối tượng và công dụng của nó.
  • Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế.

Bên cạnh đó để bài văn thuyết minh trở nên hay hơn thì học sinh cần đưa ra những thông tin mới mẻ, ấn tượng và cách trình bày sáng tạo. Sự sáng tạo được thể hiện ở các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. Tuy nhiên, muốn bài viết trở nên thật sự ấn tượng thì tùy từng dạng bài sẽ có những cách triển khai cụ thể khác nhau. Do đó, học sinh cần phải đọc nhiều bài văn tham khảo để cung cấp thêm dẫn chứng, thông tin cũng như giúp cho cách viết của mình trở nên linh hoạt và mượt mà.

Những lưu ý cách làm bài văn thuyết minh để đạt điểm cao

Để đạt điểm cao bài văn thuyết minh, bài viết không những phải viết “đúng” mà còn được viết “hay”. Cụ thể, để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật. Bởi vì các biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

Các bố cục của 1 bài văn thuyết minh năm 2024

Thầy Hùng tư vấn những lưu ý để đạt điểm cao bài văn thuyết minh.

Theo thầy Hùng, một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh là: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và diễn ca,…Thông thường hơn cả là các phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh.

Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Cách làm bài văn nghị luận

Cách làm bài văn miêu tả hay

Để bài văn thuyết minh cụ thể sinh động, hấp dẫn, học sinh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Tuy nhiên, thầy Hùng cũng nhấn mạnh rằng, khi sử dụng yếu tố miêu tả, học sinh không được nhầm lẫn giữa văn thuyết minh và văn miêu tả để tránh sai sót trong quá trình làm.

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh làm tốt và đạt điểm cao bài văn thuyết minh. Hy vọng những chia sẻ của thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Bên cạnh đó, một năm học mới lại bắt đầu, năm học này là năm học vô cùng quan trọng với học sinh cuối cấp vì sẽ tham dự kỳ thi vào lớp 10. Chính vì vậy, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng cũng như học tốt môn Ngữ văn trong năm lớp 9, teen 2k6 có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2020-2021 của HOCMAI.

Với lộ trình học 4 bước là Trang bị kiến thức giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong năm lớp 9, Luyện tập cơ bản – luyện tập với các dạng bài tập có trong sách giáo khoa, giúp học sinh vận dụng các kiến thức được giảng dạy vào giải bài tập; Luyện tập thành thạo – rèn luyện kỹ năng làm bài thông qua các dạng bài trong sách bài tập và các đề ôn tập; Kiểm tra, đánh giá để xem mình đã chắn kiến thức – vững kỹ năng hay chưa, có cần ôn tập gì không hay có thể chuyển sang mạch nội dung mới.

Từ đó, teen sẽ học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó cũng như có một lộ trình học tập bài bản khoa học để đạt kết quả cao nhất trong năm học cuối cấp này!

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.- Tìm đọc trước bài thơ...

Đọc tiếp

1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.

1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:

- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.

- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm

- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).

- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

Đọc bài “Rừng cọ quê tôi” (tr.13, SGK Ngữ Văn 8/1):a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?b, Văn bản trên viết về đối tượng nào? Về vấn đề gì?c, Văn bản gồm mấy đoạn văn? Xác định ranh giới bố cục?d, Các đoạn văn phần thân bài đã trình bày đối tượng theo thứ tự nào?e, Nêu chủ đề của văn bản? Tìm từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của văn bản?g, Tìm câu chủ đề trong 3...

Đọc tiếp

Đọc bài “Rừng cọ quê tôi” (tr.13, SGK Ngữ Văn 8/1):

a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

b, Văn bản trên viết về đối tượng nào? Về vấn đề gì?

c, Văn bản gồm mấy đoạn văn? Xác định ranh giới bố cục?

d, Các đoạn văn phần thân bài đã trình bày đối tượng theo thứ tự nào?

e, Nêu chủ đề của văn bản? Tìm từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của văn bản?

g, Tìm câu chủ đề trong 3 đoạn văn phần thân bài (nếu có)? Chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn và biến đổi đoạn văn 4 với cách trình bày khác.