Cơ quan thường trực là gì

[Chinhphu.vn] - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam [Ban Chỉ đạo] vừa ký quyết định thành lập Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.

Theo quyết định, Trưởng Cơ quan Thường trực là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo.

Các Phó Trưởng Cơ quan Thường trực gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ban Chỉ đạo; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các Ủy viên Cơ quan thường trực trong Quân đội gồm: Cục trưởng Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng [Ủy viên thường trực]; Tư lệnh Binh chủng Công binh - Bộ Quốc phòng; Tư lệnh Binh chủng Hóa học - Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị; Thủ trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội - Tổng cục Chính trị; Thủ trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị.

Các Ủy viên Cơ quan Thường trực ngoài Quân đội là lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ thuộc cơ quan: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công an.

Thư ký Cơ quan Thường trực là cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng.

Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đặt tại Cục Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng; Phó Cục trưởng Cục Khoa học quân sự làm Chánh Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.

Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, đề xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; các giải pháp huy động, vận động các nguồn lực trong và ngoài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; thực hiện vai trò là đầu mối tổng hợp, phối hợp công việc giữa các Thành viên Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm để thực hiện chương trình, kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh; điều phối công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

Đồng thời, giúp Ban Chỉ đạo đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong việc tổ chức thực hiện những vấn đề liên ngành về khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh; tổ chức xây dựng báo cáo thường xuyên, đột xuất về công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.

Phương Nhi

Share on Tumblr

Video liên quan

Chủ Đề