Cơ sở kinh doanh thuốc lá phải kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi

Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Đây là loại thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. Để xác định được hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế, Công ty Luật Phamlaw xin cung cấp cụ thể như sau:

>>> Dịch vụ kế toán thuế

>>> Dịch vụ quyết toán thuế

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật quản lý thuế 2019

Văn bản hợp nhất 26/2019/VBHN-BTC

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có một số đặc điểm như sau:

  • Có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết.
  • Điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Cụ thể, các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB chỉ được đánh một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ.
  • Là loại thuế gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng.
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao. Do đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết nên việc áp dụng thuế suất cao là nhằm điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này.

2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định tại khoản 2 Văn bản hợp nhất 26/2019/VBHN-BTC, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:

2.1. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
  • Xăng các loại;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

2.2. Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);
  • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số.

3 Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 3 Văn bản hợp nhất 26/2019/VBHN-BTC, đối tượng không chịu thuế TTĐB bao gồm:

Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật thuế TTĐB không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

– Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

– Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

– Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;

– Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

– Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

4. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định tại Luật quản lý thuế, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

– Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

5. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có sự phân biệt về giá tính thuế giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu, cụ thể:

– Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

– Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng.

– Đối với hàng hóa mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hoá theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

– Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh

– Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Nhìn chung các quy định về giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ được Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và tương đối phù hợp các cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO. Việc quy định giá tính thuế chặt chẽ và khả thi có ý nghĩa ra quan trọng trong việc đảm bảo phòng chống trốn thuế. Chính về các quy định về giá tính thuế luôn được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu điều chỉnh của thực tiễn.

Trên đây tư vấn của Phamlaw về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật thuế , vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Mục lục bài viết

  • LỜI GIỚI THIỆU
  • MỤC LỤC
  • Phần C
  • PHẦN A. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
  • PHẦN B. HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB
  • PHẦN C. HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ TTĐB
  • PHẦN D. ẤN ĐỊNH THUẾ TTĐB

LỜI GIỚI THIỆU

Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch giúp người nộp thuế dễ dàng hơn trong việc kê khai thuế, đồng thời nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế.

Luật Quản lý thuế sẽ tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo đó người nộp thuế sẽ tự tính, tự khai, tự nộp thuế, phù hợp với quy định của luật pháp và cũng phù hợp với thông lệ quản lý thuế quốc tế.

Để giúp người nộp thuế hiểu cụ thể hơn về Luật Quản lý thuế, Chính phủ đã ban hành nghị đinh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 60/2007TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

Với mục tiêu giúp người nộp thuế hiểu và dễ dàng hơn trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đầy đủ, đúng theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, Tổng cục Thuế xây dựng tài liệu Hướng dẫn việc kê khai, tính thuế, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, để có thể lập hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt một cách chính xác, đầy đủ, người nộp thuế cũng cần nghiên cứu các quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại các văn bản pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản có liên quan theo danh mục văn bản ở phần cuối tài liệu này.

Người nộp thuế có thể tìm tài liệu này tại cơ quan thuế địa phương hoặc tìm các nội dung hướng dẫn này trên trang Web của ngành thuế theo địa chỉ: www.tct.vn

Mọi góp ý về nội dung tài liệu xin gửi về:

Ban Hỗ trợ NNT - Tổng cục thuế

Số 57, Hàng Chuối, Hà Nội

Điện thoại: 04.9724206

MỤC LỤC

- Lời giới thiệu

- Một số từ viết tắt và danh mục phụ lục

Phần A

MỘT SỐ NHẬN THỨC QUY ĐỊNH CHUNG

I. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế TTĐB

1. Đối tượng chịu thuế TTĐB

2. Đối tượng nộp thuế TTĐB

II. Quy định chung về khai hồ sơ thuế TTĐB

1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế TTĐB

2. Hồ sơ khai thuế

3. Hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung

4. Hồ sơ khai thuế hợp lệ

5. Nơi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB

6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

7. Gia hạn nộp hồ sơ thuế TTĐB

Phần B

HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB

I. Hướng dẫn lập bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB (mẫu số 01-1/TTĐB)

II. Hướng dẫn lập bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào chịu thuế TTĐB (mẫu số 01-2/TTĐB)

III. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TTĐB (mẫu số 01/TTĐB)

IV. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TTĐB bổ sung

Phần C

HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ TTDB

I. Thời hạn nộp thuế

II. Đồng tiền nộp thuế

III. Nơi nộp thuế và thủ tục nộp thuế (tư vấn luật)

IV. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt

V. Cách xác định ngày đã nộp thuế

VI. Gia hạn nộp thuế

VII. Xử lý số tiền thuế nộp thừa

VIII. Mục lục Ngân sách

IX. Cách ghi giấy nộp tiền vào Ngân sách

Phần D

ẤN ĐỊNH THUẾ TTĐB

I. Ấn định số thuế phải nộp:

II. Căn cứ ấn định thuế:

III. Quyết định ấn định thuế

- Danh mục các văn bản pháp luật về thuế TTĐB và các văn bản liên quan.

- Phụ lục các mẫu biểu

Trang

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ DANH MỤC PHỤ LỤC

1.Trong tài liệu này, một số từ viết tắt được hiểu như sau:

- TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt

- GTGT: Giá trị gia tăng

- NNT: Người nộp thuế

- HH,DV: Hàng hóa, dịch vụ

- MST: Mã số thuế

- BK: Bảng kê

- NSNN: Ngân sách Nhà nước

2. Danh mục phụ lục

- Phụ lục số 1: Tờ khai thuế TTĐB mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 2: Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 3: Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào chịu thuế TTĐB mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 4: Bản giải trình khai bổ sung thuế TTĐB mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 5: Thông báo về việc hạch toán lại các khoản tiền thuế, tiền phạt nộp NSNN mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 6: Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt mẫu số 02/NOPT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 7: Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế mẫu số 03/NOPT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 8: Thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế mẫu số 04/NOPT ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Phụ lục số 9: Quyết định về việc ấn định số thuế TTĐB phải nộp mẫu số 01/AĐTH ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Danh mục văn bản chinh sách thuế và các văn bản pháp luật có liên quan

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, TÍNH THUẾ, NỘI THUÊ TTĐB

PHẦN A. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

I. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế TTĐB

1. Đối tượng chịu thuế TTĐB

Đối tượng chịu thuế TTĐB quy định tại Điều 1 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ là các hàng hóa, dịch vụ sau đây (trừ các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điều 3 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP):

1.1- Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi

đ) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

g) Bài lá;

h) Vàng mã, hàng mã.

1.2 - Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường, mát-xa (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke);

b) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot);

c) Kinh doanh giải trí có đặt cược;

d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

đ) Kinh doanh xổ số.

2. Đối tượng nộp thuế TTĐB

Theo quy định của pháp luật thuế TTĐB hiện hành thì: Đối tượng nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Sau đây gọi chung là người nộp thuế (NNT).

II. Quy định chung về khai hồ sơ thuế TTĐB

1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế TTĐB

1.1. NNT phải tính số tiền thuế TTĐB phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế TTĐB hoặc tính thuế TTĐB theo phương pháp khoán thuế (hướng dẫn ở phần sau).

1.2. NNT phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TTĐB với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

1.3. Trong trường hợp trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB hoặc NNT đang thuộc diện hưởng miễn giảm thuế TTĐB (do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, bị lỗ) thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.

1.4. Kỳ tính thuế TTĐB đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế năm của thuế TTĐB là năm dương lịch.

Ví dụ 1:

Công ty A bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 5/1/2007 thì kỳ tính thuế đầu tiên là từ ngày 5/1/2007 đến ngày 30/1/2007.

1.5. Một số nội dung cần chú ý khi lập hồ sơ khai thuế

Trên hồ sơ khai thuế phải ghi rõ tờ khai kê khai cho kỳ tính thuế nào (tháng... năm...)

Các chỉ tiêu về thông tin định danh của NNT: NNT phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của NNT theo đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ mã số [02] đến mã số [09] của tờ khai như:

+ Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký thuế.

+ Tên NNT: Khi ghi tên NNT phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại.

+ Địa chỉ trụ sở: Ghi đúng theo địa chỉ nơi đặt văn phòng trụ sở đã đăng ký với cơ quan thuế.

+ Số điện thoại, số Fax và địa chỉ E-mail: của doanh nghiệp để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.

Nếu có sự thay đổi các thông tin trên, NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

Các số liệu kê khai: Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai thuế TTĐB. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống không ghi. Các chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai phải có Bảng giải trình đính kèm.

2. Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế TTĐB bao gồm tờ khai thuế TTĐB và các bảng kê có liên quan làm căn cứ để NNT khai thuế, tính thuế TTĐB với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

1) Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 01).

2) Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB theo mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 2).

3) Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 3).

NNT phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế TTĐB và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế TTĐB. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung

3.1. Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế TTĐB đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Cụ thể như sau:

+ Nếu còn trong thời hạn kê khai theo quy định thì NNT lập và nộp tờ khai thay thế cho tờ khai cũ đã gửi cơ quan thuế. Tờ khai thay thế phải ghi rõ thay thế cho tờ khai đã gửi cơ quan thuế ngày, tháng, năm nào.

+ Nếu quá thời hạn kê khai theo quy định (quá ngày 20 tháng kê khai) thì NNT phải lập hồ sơ khai thuế bổ sung.

+ Trường hợp cơ quan thuế đã ra thông báo về quyết định thanh tra, kiểm tra thì NNT không được kê khai điều chỉnh (Trừ các trường hợp điều chỉnh khác theo chế độ quy định, không phải do sai sót, nhầm lẫn).

Hàng tháng, NNT cần rà soát hóa đơn, chứng từ sổ sách kế toán của tháng trước để kịp thời phát hiện những khoản thuế còn sót chưa kê khai hoặc nhầm lẫn để kịp thời kê khai bổ sung vào tờ khai của tháng tiếp theo, tránh để sai sót không phát hiện kịp thời.

3.2. Mẫu hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung

NNT khai thuế TTĐB bổ sung sử dụng các mẫu biểu sau:

1) Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 1).

2) Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 4).

3) Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế.

4. Hồ sơ khai thuế hợp lệ

Hồ sơ khai thuế TTĐB gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:

- Tờ khai thuế và các bảng kê kèm theo được lập đúng mẫu quy định.

- Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại của cơ sở kinh doanh theo các thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế.

- Được người đại diện theo pháp luật của NNT ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai theo quy định.

- Có kèm theo các bảng giải trình theo chế độ quy định.

5. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB

5.1. NNT có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau:

- NNT trực tiếp sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB.

Ví dụ 2:

Công ty thuốc lá Thăng Long đăng ký thuế, do cục thuế Thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp thì nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cục thuế TP Hà Nội.

Công ty TNHH sản xuất bia Hoàng Phát đăng ký thuế do chi Cục thuế Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp thì nộp hồ sơ khai thuế TTĐB tại Chi cục thuế Quận Ba Đình.

- NNT kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Mua hàng đã xuất khẩu (chưa nộp thuế TTĐB) nhưng sau đó không xuất khẩu mà bán hàng hoá đó trong nước.

Ví dụ 3:

Công ty A do cục thuế TP Hải Phòng quản lý trực tiếp, có hợp đồng mua thuốc lá điếu của nhà máy thuốc lá Thăng Long để xuất khẩu nhưng sau đó không xuất khẩu được mà bán trên thị trường trong nước thì công ty A phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho toàn bộ số thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng bán trong nước cho Cục thuế TP Hải Phòng.

5.2. Trường hợp NNT sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, NNT phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng về NNT thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.

Ví dụ 4:

Tổng công ty bia rượu Hà Nội có chi nhánh bán hàng tại tỉnh Hưng Yên thì phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số bia do Tổng công ty sản xuất bán ra bao gồm cả số bia bán qua chi nhánh tại Hưng Yên với Cục thuế Hà Nội. Chi nhánh của Tổng công ty bia rượu Hà Nội tại Hưng Yên không phải khai thuế TTĐB với cơ quan thuế tỉnh Hưng Yên nhưng khi gửi bảng kê bán hàng về Tổng công ty thì đồng thời gửi một bản cho cơ quan thuế tỉnh Hưng Yên theo dõi.

6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Khai thuế TTĐB là loại khai theo tháng; đối với hàng hoá mua để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu được đem bán trong nước thì khai theo từng lần phát sinh.

6.1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ 5:

Tháng 4/2007 công ty A lập hồ sơ khai thuế TTĐB các nghĩa vụ phát sinh trong tháng, khi đó thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng 4/2007 chậm nhất vào ngày 20/5/2007.

6.2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ 6:

Công ty B mua 100.000 bao thuốc lá điếu để xuất khẩu nhưng do thay đổi điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu, không xuất khẩu được mà bán trong nước. Ngày 15/4/2007 công ty bán 50.000 bao thuốc lá điếu thì công ty B phải làm hồ sơ khai thuế TTĐB cho 50.000 bao thuốc lá điếu đã tiêu thụ và nộp hồ sơ cho cơ quan thuế chậm nhất vào ngày 25/4/2007.

Nếu nộp chậm NNT sẽ bị xử phạt nộp chậm theo quy định hiện hành.

7. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB

7.1. NNT không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế TTĐB đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

7.2. Thời gian gia hạn nộp hồ sơ thuế TTĐB không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng; khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế .

7.3. NNT phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Trong văn bản đề nghị gia hạn phải nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

7.4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho NNT về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của NNT được chấp nhận.

PHẦN B. HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB

( Tờ khai mẫu số 01/TTĐB và các mẫu biểu kèm theo theo quy định tại thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính)

I. Hướng dẫn lập bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB (mẫu số 01-1/TTĐB)

Mỗi hoá đơn bán hàng của một loại hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB được kê khai vào 1 dòng của bảng kê hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB như sau:

1. Chỉ tiêu “Hoá đơn bán hàng”: Các Cột (2); Cột (3); Cột (4)

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, NNT phải ghi đúng số hiệu trên tờ hoá đơn vào 1 dòng của cột 2 “Ký hiệu”; số hoá đơn vào 1 dòng của cột 3 “Số” và ngày tháng năm phát hành tờ hoá đơn đó vào cột 4 “Ngày tháng, năm phát hành”của bảng kê này.

Chú ý: Để tránh bỏ sót hoá đơn bán ra, NNT nên ghi theo thứ tự hoá đơn phát hành từ nhỏ tới lớn.

2. Chỉ tiêu “Tên khách hàng”: Cột (5)

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng NNT phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ của khách hàng vào 1 dòng của cột này .

3. Chỉ tiêu “Tên hàng hoá, dịch vụ”: Cột (6)

NNT phải ghi rõ ràng, chính xác tên hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB vào 1 dòng của cột này tương ứng với mỗi tờ hoá đơn.

4. Chỉ tiêu “Số lượng”: Cột (7)

Ghi số lượng bán của hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB đúng với số lượng được phản ánh trên mỗi tờ hoá đơn.

5. Chỉ tiêu “Đơn giá”: Cột (8)

NNT phải kê khai đơn giá của hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT trên mỗi tờ hoá đơn.

Trường hợp đơn giá trên hoá đơn là giá đã có thuế GTGT thì phải tính ra đơng giá không có thuế GTGT theo công thức:

Giá bán chưa có thuế GTGT

=

Giá bán có thuế GTGT

1 + Thuế suất thuế GTGT (10%)

Riêng đối với dịch vụ không xác định được số lượng dịch vụ đã cung cấp thì không cần ghi chỉ tiêu “Số lượng” và “Đơn giá” ở dòng tổng cộng. (Ví dụ: kinh doanh casino…).

6. Chỉ tiêu “Doanh số bán có thuế TTĐB (không có thuế GTGT)”: Cột (9)

NNT lấy số liệu về doanh số bán chưa có thuế GTGT trên hoá đơn để ghi vào chỉ tiêu này, đồng thời NNT căn cứ vào cột (7) và cột (8) để kiểm tra lại số liệu trên cột (9) theo công thức: Cột (9)= Cột (7) x Cột (8)

Sau khi kê khai mỗi hoá đơn vào một dòng trên Bảng kê khai hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB, NNT phải tính tổng cộng về số lượng và doanh số bán có thuế TTĐB (không có thuế GTGT) cho mỗi loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB để ghi vào chỉ tiêu dòng tổng cộng của bảng kê. Số liệu ở dòng tổng cộng của Bảng kê được dùng để ghi vào cột (4) và cột (5) của tờ khai thuế TTĐB.

Ví dụ 7:

Doanh nghiệp A trong tháng 7 có bán cho doanh nghiệp B địa chỉ 21- Ngô Quyền 120.000 lít bia chai, ký hiệu số hoá đơn AA1586 ngày 12/7/2007 và 80.000 lít bia chai, ký hiệu số hoá đơn AA1590 ngày 13/7/2007 với giá 10.000 đ/lít (chưa bao gồm thuế GTGT) . Bán cho nhà hàng C địa chỉ 25- Giảng Võ 100.000 lít bia hơi, ký hiệu hoá đơn số AA1592 ngày 16/7/2007 và 200.000 lít bia hơi, ký hiệu số AA1594 ngày 17/7/2007 với giá 5.000 đ/lít (chưa bao gồm thuế GTGT). Khi đó căn cứ vào các tờ hoá đơn này, NNT khai vào bảng kê như sau:

(Xem Mẫu số: 01-1/TTĐB Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính_trong phần Tải xuống)

II. Hướng dẫn lập bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào chịu thuế TTĐB (mẫu số 01-2/TTĐB)

Bảng kê mẫu số 01-2/TTĐB bao gồm 2 mục: Mục I “ Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào” và mục II “Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ”, cách ghi chép, lập bảng kê này cụ thể như sau:

1. Tại mục I “Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào”, NNT khai như sau:

1.1 Chỉ tiêu ở các cột: Cột (2); cột (3); cột (4); cột (5); cột (6); cột (7):

Căn cứ vào hoá đơn chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB, NNT khai ký hiệu, số hiệu; ngày tháng năm phát hành, tên nguyên liệu mua đã nộp thuế TTĐB, số lượng đơn vị nguyên liệu mua vào và số thuế TTĐB đã nộp vào các cột tương ứng: (2); (3); (4); (5); (6); và cột (7). Trường hợp có nhiều loại nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB thì theo dõi riêng đối với từng loại nguyên liệu.

1.2. Chỉ tiêu “Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu mua vào”: Cột (8)

Thuế TTĐB/1đvị NL mua vào (8)

=

Thuế TTĐB đã nộp (7)

Số lượng đơn vị NL mua vào (6)

1.3. Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước”: Cột (9)

“Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước”: là luỹ kế số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước của nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB nhưng đến kỳ này chưa khấu trừ hết.

1.4. Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này”: Cột (10)

Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này (10)

=

Thuế TTĐB đã

nộp (7)

-

Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước (9).

2. Tại mục II “Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ”, NNT khai như sau:

2.1. Chỉ tiêu tại cột (2) và cột (3)

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng NNT khai vào tên mặt hàng tiêu thụ trong kỳ có sử dụng nguyên liệu mua vào đã nộp thuế và số lượng tương ứng vào các cột (2) và cột (3).

2.2. Chỉ tiêu “Tên nguyên liệu chịu thuế TTĐB đầu vào”: Cột (4)

Số liệu ghi vào cột này ghi như chỉ tiêu (5) của mục I bảng kê này.

2.3 Chỉ tiêu “Lượng nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ”: Cột (5)

Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ để NNT khai vào chỉ tiêu này của bảng kê.

Doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan thuế về các định mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB có khấu trừ thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào đã nộp thuế TTĐB.

2.4. Chỉ tiêu “Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào”: Cột (6)

Số liệu ghi vào cột này lấy từ chỉ tiêu (8) của mục I bảng kê này.

2.5. Chỉ tiêu “Tổng thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ” kỳ này: Cột (7)

Số liệu ở cột (7) = Số liệu cột (3) x Số liệu cột (5) x Số liệu cột (6)

Lưu ý: Tổng số thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên liệu mua vào (luỹ kế) tối đa không vượt quá số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu đó.

Ví dụ 8:

Trong tháng 7/2007 doanh nghiệp A nhập khẩu 8.000 lít rượu nước 70o cồn, thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu là 100 triệu đồng (chứng từ nộp thuế TTĐB có số hiệu AB-1542 ngày 15/7/2007), dùng để sản xuất được 12.000 lít rượu 45o cồn. Trong tháng 7/2007 doanh nghiệp đã xuất bán trong nước 9.000 lít rượu. Số thuế TTĐB được khấu trừ ở các kỳ trước là 0 đồng.

Trong trường hợp đó NNT thực hiện kê khai khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu như sau:

(Xem Mẫu số: 01-2/TTĐB Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính_trong phần Tải xuống)

Như vậy lượng rượu nước định mức cần dùng để sản xuất 1 chai rượu là:

8.000 : 12.000 = 0.667 lít/ chai

Thuế TTĐB đã nộp trên 1 đơn vị nguyên liệu mua vào:

100.000.000 : 8.000 = 12.500 đ/lít

Ghi chú: Trong trường hợp này, tổng số thuế TTĐB được khấu trừ khi tiêu thụ hết 12.000 lít rượu 40o cồn tối đa không quá 100 triệu đồng (số thuế đã nộp khi nhập khẩu rượu nước).

Cách ghi chép, lập bảng cụ thể như sau:

III. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TTĐB (mẫu số 01/TTĐB)

Tờ khai thuế TTĐB mẫu số 01/TTĐB (xem phụ lục số 1), cách ghi chép, lập tờ khai cụ thể như sau:

1. Trường hợp không phát sinh hoạt động mua bán trong kỳ tính thuế:

Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB, NNT vẫn phải lập hồ sơ khai thuế và điền dấu (X) vào chỉ tiêu “Doanh số bán (chưa có thuế GTGT)” ở các dòng “Hàng hoá chịu thuế TTĐB”; “Dịch vụ chịu thuế TTĐB”; “Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB” của tờ khai

2. Chỉ tiêu “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Cột (2)

Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ bán ra của cơ sở kinh doanh được kê khai vào một dòng của tờ khai theo đúng với nội dung, tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ, cụ thể là:

2.1- Đối với những loại hàng hóa chịu thuế TTĐB kê khai vào mục I: “Hàng hóa chịu thuế TTĐB”. Mỗi loại hàng hoá chịu thuế TTĐB có cùng mức thuế suất được kê vào một dòng.

2.2- Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB, ghi tên dịch vụ kinh doanh vào mục II: “Dịch vụ chịu thuế TTĐB”. Mỗi loại dịch vụ chịu thuế TTĐB kinh doanh được kê vào một dòng.

2.3- Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa bán để xuất khẩu và hàng hóa gia công để xuất khẩu thì ghi tên loại hàng hóa xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu vào mục III: “Hàng hóa thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB”. Cách ghi mỗi loại hàng hóa tương tự như hướng dẫn tại điểm 2.1.

Lưu ý: Do hàng hoá ở mục này không chịu thuế TTĐB nên trong tờ khai thuế TTĐB chỉ cần ghi tên, loại hàng hóa, số lượng, doanh số bán, các chỉ tiêu khác không phải ghi.

3. Đơn vị tính: Cột (3)

Tùy theo từng loại hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ cơ sở kinh doanh ghi đơn vị tính phù hợp như:

+ Đối với hàng hóa là Rượu, bia, xăng, nap-ta và các chế phẩm khác để pha chế xăng: Đơn vị tính là lít

+ Đối với hàng hóa là Thuốc lá điếu: Đơn vị tính là bao

+ Đối với hàng hóa là Ô tô, máy điều hoà không khí: Đơn vị tính là chiếc.

+ Hoạt động xổ số: Đơn vị tính là vé.

+ Dịch vụ vũ trường: Đơn vị tính là vé theo lượt/người.

+ Dịch vụ karaokê, kinh doanh golf: Đơn vị tính là vé, vé tính theo giờ.

Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB cung ứng cho người tiêu dùng, nhưng không xác định được đơn vị tính của loại dịch vụ đó, thì không khai vào cột này như: Tiền bán thẻ hội viên câu lạc bộ chơi golf, tiền ký quỹ chơi golf, kinh doanh khác trong vũ trường,..vv.

Ví dụ 9:

Doanh nghiệp A sản xuất bia hơi, bia tươi, bia chai và rượu loại có nồng độ từ 20 đến 40o. Trong tháng 7 Công ty có tiêu thụ trong nước các sản phẩm bia hơi, bia tươi, bia chai, rượu có nồng độ 20 độ và có xuất khẩu bia chai. Ngoài ra Công ty còn có kinh doanh hoạt động vũ trường thì tại cột (2) Tên hàng hóa, dịch vụcủa tờ khai được ghi như sau:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01) Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế: xxxxxxxxxx

…..

STT

Tên hàng hóa dịch vụ

Đơn vị tính

(1)

(2)

I

Hàng hóa bán trong nước chịu thuế TTĐB

1

Bia hơi

Lít

2

Bia tươi

Lít

3

Bia chai

Lít

4

Rượu từ 20o đến 40o

Lít

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

1

Kinh doanh vũ trường

1.1

Vé vào cửa

Lượt/người

1.2

Kinh doanh khác tại vũ trường

III

Hàng hóa thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB

1

Bia chai xuất khẩu

Lít

4. Sản lượng tiêu thụ: Cột (4)

Đối với hàng hoá thì số liệu ghi vào cột này là tổng số lượng thực tế của từng loại hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

Đối với dịch vụ: Nếu có thể xác định được tổng lượng dịch vụ đã cung ứng trong kỳ thi ghi vào chỉ tiêu này, nếu loại dịch vụ không xác định được thì ko ghi vào chỉ tiêu này.

NNT căn cứ vào số liệu trên cột (7) ở dòng tổng cộng của mỗi loại hàng hoá, dịch vụ trong “Bảng kê hoá đơn dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB” (Mẫu số 01-1/TTĐB) để ghi vào chỉ tiêu này.

5. Doanh số bán chưa có thuế GTGT: Cột (5):

NNT căn cứ vào số liệu trên cột (9) ở dòng tổng cộng của mỗi loại hàng hoá, dịch vụ trong “Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB” (Mẫu số 01-1/TTĐB) để ghi vào chỉ tiêu này.

Ví dụ 10:

Căn cứ vào “Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB” tháng 7/2007 của doanh nghiệp A ở ví dụ 8 để ghi vào các chỉ tiêu này, cụ thể như sau:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01) Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế: xxxxxxxxxx

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Sản lượng tiêu thụ

Doanh số bán chưa có thuế GTGT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Hàng hoá chịu thuế TTĐB

1

Bia chai

lít

200.000

2.000.000.000

2

Bia hơi

lít

300.000

1.500.000.000

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

1

III

Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB

1

6. Chỉ tiêu “Giá tính thuế TTĐB”: Cột (6)

Gía tính thuế TTĐB được kê khai theo từng loại hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ở cột (5) và cách tính giá TTĐB theo quy định của luật thuế TTĐB để tính ra số liệu cụ thể, kết quả tính toán được ghi vào cột (6). Công thức xác định giá tính thuế TTĐB trong từng trường hợp cụ thể như sau:

Giá tính thuế TTĐB

=

Giá bán chưa có thuế GTGT

1 + Thuế suất thuế TTĐB

hoặc

=

Số liệu trên cột 5 (Tờ khai 01/TTĐB)

1 + Thuế suất thuế TTĐB

Riêng đối với bia hộp, giá tính thuế TTĐB được xác định theo giá bán chưa có thuế GTGT trừ giá trị vỏ hộp, theo công thức sau:

Giá tính thuế TTĐB bia hộp

=

Giá bán chưa có thuế GTGT – Giá trị vỏ hộp

1 + Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó: Giá trị vỏ hộp được ấn định theo mức 3.800đ/lít bia hộp

Ví dụ 11:

Trong tháng 7/2007 cơ sở sản xuất A có doanh thu bán bia hơi chưa có thuế GTGT là 2.000.000.000, doanh thu bán bia chai chưa có thuế GTGT là 1.500.000.000 đồng thì giá tính thuế của từng loại là:

Giá tính thuế TTĐB bia hơi

=

2.000.000.000 đồng

=

1.538.462.000đ

1 + 30%

Giá tính thuế TTĐB bia chai

=

1.500.000.000 đồng

=

857.142.857đ

1 + 75%

NNT ghi vào cột số (6) tờ khai thuế TTĐB tháng 4/2007:

- Dòng bia hơi số tiền là : 1.538.462.000 đồng

- Dòng bia chai số tiền là: 857.142.857 đồng

Cụ thể kê khai như sau:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01) Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế: xxxxxxxxx

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Sản lượng tiêu thụ

Doanh số bán chưa có thuế GTGT

Giá tính thuế TTĐB

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Hàng hoá chịu thuế TTĐB

1

Bia hơi

lít

300.000

2.000.000.000

1.538.462.000

2

Bia chai

lít

200.000

1.500.000.000

857.142.857

3

Bia tươi

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

7. Chỉ tiêu “Thuế suất thuế TTĐB”: Cột (7)

Thuế suất của mỗi loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB phát sinh trong kỳ để ghi vào cột số (7) được căn cứ theo mức thuế suất quy định tại biểu thuế suất thuế TTĐB hiện hành.

Ví dụ 12:

Tháng 7/2007, Doanh nghiệp A lắp ráp ô tô trong nước có bán ra một số lượng ô tô các loại gồm: Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống; Ô tô từ 6-15 chỗ ngồi; Ô tô từ 16 - dưới 24 chỗ ngồi. NNT căn cứ mức thuế suất thuế TTĐB quy định đối với từng loại ô tô theo biểu thuế suất thuế TTĐB áp dụng trong năm 2007 tại thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16/12/2005 của Bộ Tài chính để kê khai, cụ thể là:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01 )Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế: xxxxxxxxxx

…..

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Thuế suất

(1)

(2)

(3)

(7)

I

Hàng hoá chịu thuế TTĐB

1

Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống

Chiếc

50%

2

Ô tô từ 6-15 chỗ ngồi

Chiếc

30%

3

Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi

Chiếc

15%

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

1

8. Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB được khấu trừ”: Cột (8)

Số thuế TTĐB được khấu trừ ghi vào cột (8) là số thuế TTĐB của nguyên liệu do CSKD mua vào để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB có chứng từ hợp pháp (chứng từ đã nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, hoá đơn mua nguyên liệu trong nước…), số thuế TTĐB được khấu trừ tối đa không quá số thuế TTĐB của nguyên liệu dùng sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB đã được tiêu thụ; đối với hoạt động kinh doanh golf là số thuế TTĐB đã nộp, nay được khấu trừ tương ứng với số tiền ký quỹ trả lại cho người ký quỹ theo bảng kê mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC; số thuế TTĐB được khấu trừ bao gồm cả số thuế TTĐB được miễn giảm ghi theo quyết định miễn giảm (nếu có).

NNT căn cứ vào chỉ tiêu tại cột số (7) - phần II của “Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào chịu thuế TTĐB “ (mẫu số 01-2/TTĐB) để ghi vào chỉ tiêu này

Ví dụ 13:

Căn cứ vào “Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào chịu thuế TTĐB” mẫu số 01-2/TTĐB của doanh nghiệp A tháng 7/2007 tại ví dụ số 9 để ghi vào chỉ tiêu này như sau:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01 )Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế: xxxxxxxxxx

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Thuế TTĐB được khấu trừ

(1)

(2)

(3)

(8)

I

Hàng hoá chịu thuế TTĐB

1

Rượu chai

lít

75.037.500

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

9. Chỉ tiêu “Số thuế TTĐB điều chỉnh của các kỳ trước”: Cột (9)

NNT phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về thuế TTĐB của các kỳ kê khai trước làm giảm số thuế TTĐB thì tiến hành điều chỉnh theo số thực tế.

Số thuế TTĐB điều chỉnh giảm được kê khai vào cột (9) – “ Điều chỉnh thuế TTĐB của các kỳ trước” của tờ khai kỳ này căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm xuất hiện số chênh lệch đó.

Chú ý: Trường hợp số thuế TTĐB điều chỉnh tăng thì NNT phải lập và nộp 1 bộ hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung gửi cơ quan thuế đồng thời nộp hết số thuế phải nộp do điều chỉnh tăng vào Ngân sách Nhà nước và không phải phản ánh vào chỉ tiêu này trên tờ khai thuế TTĐB hàng tháng.

Ví dụ 14:

Tương tự ví dụ tại phần hướng dẫn lập hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung.

10. Chỉ tiêu “Thuế TTĐB phải nộp”: Cột (10)

10.1.Xác định số thuế TTĐB phải nộp đối với từng loại hàng hóa , dịch vụ tiêu thụ chịu thuế TTĐB trong kỳ:

Sau khi đã kê khai đầy đủ các số liệu vào các cột, từ cột 2 đến cột 9 của tờ khai thuế TTĐB, mẫu số 01/TTĐB để xác định số thuế TTĐB phải nộp của từng loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB phát sinh trong kỳ để ghi vào cột số 10, tương ứng với từng hàng hoá dịch vụ theo công thức:

Thuế TTĐB phải nôp

=

Giá tính thuế TTĐB

x

Thuế suất (%)

-

Thuế TTĐB được khấu trừ

+

Thuế TTĐB điều chỉnh giảm

10.2. Xác định tổng số thuế TTĐB phải nộp

Sau khi đã xác định được số thuế TTĐB phải nộp của từng loại hàng hoá, dịch vụ trong kỳ, cơ sở kinh doanh cộng tổng số thuế TTĐB phải nộp của các loại hàng hoá dịch vụ để xác định tổng số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ tại dòng tổng cộng của cột số (10).

Ví dụ 15:

Trong tháng 7/2007 doanh nghiệp A có các nghiệp kinh tế phát sinh như sau:

a. Kết quả kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB tiêu thụ được phản ánh trên bảng kê số 01-1/TTĐB

+ Tiêu thụ 300.000 lít bia hơi với doanh số chưa có thuế GTGT là 2.000.000.000 đ, giá tính thuế TTĐB là 1.538.462.000 đ.

+ Tiêu thụ 200.000 lít bia chai với doanh số chưa có thuế GTGT là 1.500.000.000 đ, giá tính thuế TTĐB là 857.142.857 đ.

+ Trong kỳ điều chỉnh giảm số thuế TTĐB của bia chai do kỳ trước kế toán doanh nghiệp tính toán sai sót là: - 3.600.000 đ.

+ Xuất bán 9.000 chai rượu nồng độ từ 20o đến 40o tương đương với 6.000 lít rượu với doanh số chưa có thuế là 600.000.000 đ, giá tính thuế TTĐB là 500.000.000 đ.

+ Kỳ kê khai tháng 7/2007 có số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nguyên liệu (nước rượu nhập khẩu) được phân bổ cho 6.000 lít rượu được khấu trừ 75.037.500 đ.

+ Doanh số kinh doanh dịch vụ vũ trường chưa có thuế GTGT là 400.000.000 đ, giá tính thuế TTĐB là 307.693.000đ. Trong đó doanh số bán vé vào cửa là 150.00.000 đ, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác tại vũ trường là 250.000.000đ.

b. Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB

+ Xuất khẩu 100.000 lít bia chai với doanh số chưa có thuế GTGT là 1.500.000.000 đ.

NNT phải kê khai các số liệu vào tờ khai thuế TTĐB tháng 7/2007 và xác định số thuế TTĐB phải nộp trên dòng cộng ở cột số (10) của tờ khai.

Tờ khai thuế TTĐB tháng 7/2007 của doanh nghiệp A lập cụ thể như sau: (biểu kê khai đính kèm)

(Xem Mẫu số: 01/TTĐB Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính_trong phần Tải xuống)

Chú ý: Tờ khai thuế TTĐB được sử dụng chung cho cả hai trường hợp: khai theo tháng và khai theo lần phát sinh.

IV. HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB BỔ SUNG

Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế TTĐB đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế tại chỉ tiêu “ Số thuế TTĐB điều chỉnh của các kỳ trước” của tờ khai thuế TTĐB mẫu số 01/TTĐB, kèm theo bản giải trình mẫu số 01/KHBS (phục lục số 4)

Có hai trường hợp cần điều chỉnh:

+ Điều chỉnh làm tăng số thuế TTĐB phải nộp

+ Điều chỉnh làm giảm số thuế TTĐB phải nộp

Ở mỗi trường hợp, cách lập hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung có sự khác nhau, cụ thể như sau:

1. Lập hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung, điều chỉnh làm tăng số thuế TTĐB phải nộp:

NNT tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại điều 106 Luật quản lý thuế.

Trường hợp NNT không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho NNT biết để thực hiện.

Trong trường hợp này, NNT phải lập hồ sơ khai thuế bổ sung và nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo. Số liệu điều chỉnh tăng thuế phải nộp không phải phản ánh trên chỉ tiêu “ Điều chỉnh thuế TTĐB của các kỳ trước” trên tờ khai thuế TTĐB của kỳ tiếp theo nữa.

2. Lập hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung, điều chỉnh làm giảm số thuế TTĐB phải nộp:

NNT kê khai vào chỉ tiêu “ Điều chỉnh thuế TTĐB của các kỳ trước” trên tờ khai thuế TTĐB của kỳ tiếp theo để bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của kỳ kê khai đó. Đồng thời lập bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS kèm theo.

Ví dụ 16:

Trong tháng 6/2007 doanh nghiệp A phải kê khai số thuế TTĐB phải nộp của bia chai tính đúng là 25.900.000 đ. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã lập hồ sơ khai thuế và nộp thuế với số tiền là 29.500.000đ. Đến tháng 7/2007 kế toán doanh nghiệp rà soát và phát hiện ra sai sót này. Do vậy NNT phải lập tờ khai điều chỉnh giảm số thuế TTĐB đã kê khai trong tháng 6 tại tờ khai thuế TTĐB tháng 7/2007 như sau:

Điều chỉnh giảm - 3.600.000đ vào cột (9) – “Điều chỉnh giảm số thuế phải nộp” tháng 7/2007, tương ứng dòng bia chai của tờ khai tháng 7/2007 như sau:

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(01) Kỳ tính thuế: tháng 07 năm 2007

(02) Người nộp thuế: Doanh nghiệp A

(03) Mã số thuế:

…..

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Điều chỉnh thuế TTĐB của các kỳ trước. Tăng (+); Giảm (-)

(1)

(2)

(3)

(9)

I

Hàng hoá chịu thuế TTĐB

1

Bia chai

-3.600.000

II

Dịch vụ chịu thuế TTĐB

Bảng giải trình điều chỉnh gửi kèm theo tờ khai lập như sau:

(Xem Mẫu số: 01/KHBS Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính_trong phần Tải xuống)

PHẦN C. HƯỚNG DẪN NỘP THUẾ TTĐB

I. Thời hạn nộp thuế

1. NNT có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN.

2. Trường hợp NNT tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất 20 của tháng kê khai thuế TTĐB.

Ví dụ 17:

Doanh nghiệp A lập hồ sơ khai thuế tháng 7/2007, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 20/8/2007, đó cũng là thời hạn cuối cùng doanh nghiệp A phải nộp số tiền thuế tháng 7/2007.

3. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

II. Đồng tiền nộp thuế

1. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam.

2. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ:

2.1. NNT chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.2. Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước.

2.3. Việc quản lý ngoại tệ nộp thuế thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

III. Địa điểm nộp thuế và thủ tục nộp thuế

1. NNT thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN:

1.1. Tại Kho bạc Nhà nước;

1.2. Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

1.3. Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;

1.4. Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho NNT nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.

2. Thủ tục nộp thuế:

2.1. NNT có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào NSNN cho NNT đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. NNT phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế do Bộ Tài chính quy định.

2.2. Trường hợp NNT nộp bằng tiền mặt:

- Trường hợp NNT đến nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp thuế về số thuế đã thu.

- Trường hợp NNT nộp bằng tiền mặt tại cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế: các tổ chức, cá nhân khi nhận tiền thuế phải cấp cho NNT chứng từ thu tiền thuế theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

2.3. Trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản: Ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của NNT vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước phải xác nhận trên chứng từ nộp tiền thuế của NNT. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải phản ánh đầy đủ các nội dung của chứng từ nộp tiền thuế trên chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước nơi thu Ngân sách Nhà nước.

3. Trường hợp thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế:

3.1. Thực hiện bằng hình thức trích chuyển tài khoản: căn cứ vào Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản có trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để nộp Ngân sách Nhà nước.

3.2. Thực hiện bằng hình thức kê biên tài sản, bán tài sản của người bị cưỡng chế để thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan thực hiện cưỡng chế phải thực hiện các thủ tục kê biên, bán tài sản theo quy định để thu đủ tiền thuế, tiền phạt nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.

4. Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đã nhận tiền thuế của NNT, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào Ngân sách Nhà nước.

Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thu thuế vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền thuế.

5. Trường hợp nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản, khi Ngân hàng, tổ chức tín dụng chuyển tiền từ tài khoản của NNT vào Ngân sách Nhà nước bằng chứng từ phục hồi gửi Kho bạc Nhà nước, trên chứng từ phục hồi phải phản ánh đầy đủ các nội dung ghi trên giấy nộp tiền.

6. Đối với hình thức nộp thuế thông qua tổ chức dịch vụ khác, Bộ Tài chính có hướng dẫn riêng theo quy định của pháp luật.

IV. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt

1. Trường hợp NNT vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì NNT phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền phạt theo trình tự sau đây:

- Tiền thuế nợ

- Tiền thuế truy thu

- Tiền thuế phát sinh

- Tiền phạt.

Trong mỗi một loại tiền thuế, tiền phạt, thứ tự thanh toán được thực hiện theo thứ tự thời gian phát sinh của khoản tiền thuế, tiền phạt, khoản phát sinh trước, thanh toán trước.

Cơ quan thuế hướng dẫn và yêu cầu NNT nộp tiền theo đúng trình tự trên đây. Khi nộp thuế, Kho bạc Nhà nước căn cứ chứng từ nộp tiền thuế để hạch toán thu Ngân sách Nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp NNT nộp tiền không đúng trình tự trên thì cơ quan thuế lập lệnh điều chỉnh khoản thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho NNT biết về số tiền thuế, tiền phạt được điều chỉnh.

Trường hợp NNT không ghi cụ thể trên chứng từ nộp tiền số tiền nộp cho từng khoản thì cơ quan thuế hạch toán số tiền thuế đã thu theo thứ tự thanh toán nêu trên, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu Ngân sách Nhà nước và thông báo cho NNT biết theo mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 (Xem phụ lục số 5).

2. Các khoản tiền thuế đều phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước ghi thu Ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan thuế biết để theo dõi và quản lý.

Các khoản tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp tiền thuế, phạt trốn thuế, gian lận thuế và phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước. Cơ quan thuế chuyển tiền từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách Nhà nước theo các quyết định đã hết thời hiệu khiếu nại.

V. Cách xác định ngày đã nộp thuế

Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:

1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.

2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.

VI. Gia hạn nộp thuế

1. Trường hợp được gia hạn nộp thuế:

NNT được gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong các trường hợp sau đây:

1.1. Bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn;

1.2. Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phải ngừng hoạt động hoặc giảm sản xuất, kinh doanh, tăng chi phí đầu tư ở nơi sản xuất, kinh doanh mới;

1.3. Do chính sách của nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của NNT.

1.4. Gặp khó khăn đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Phạm vi số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn nộp:

2.1. NNT gặp khó khăn theo quy định tại điểm 1.1 mục này thì được gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ.

2.2. NNT gặp khó khăn theo quy định tại điểm 1.2, điểm 1.3 và điểm 1.4 mục này thì được gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt phát sinh do các nguyên nhân nêu tại các điểm đó.

3. Thời gian gia hạn nộp thuế:

3.1. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá hai năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp theo quy định tại điểm 1.1 mục này.

- Nếu tài sản của NNT thiệt hại đến 50% thì gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tương ứng với tỷ lệ thiệt hại trong thời hạn một năm.

- Nếu tài sản của NNT thiệt hại trên 50% đến 70% thì gia hạn nộp toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn một năm.

- Nếu tài sản của NNT thiệt hại trên 70% thì gia hạn nộp thuế toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong thời hạn hai năm.

3.2. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp theo quy định tại điểm 1.2, điểm 1.3 và điểm 1.4 mục này.

4. Thủ tục gia hạn nộp thuế:

4.1. Để được gia hạn nộp thuế theo quy định tại mục này, NNT phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt theo mẫu số 02/NOPT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007(xem phụ lục số 6) , trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn nộp thuế, số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn, thời hạn đề nghị gia hạn, kế hoạch và cam kết việc nộp số tiền thuế, tiền phạt;

- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế.

+ Đối với trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì phải có: Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền như Hội đồng định giá do Sở Tài thành lập, hoặc các công ty định giá chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ định giá theo hợp đồng, hoặc Trung tâm định giá của Sở tài chính; văn bản xác nhận của chính quyền cấp xã nơi xảy ra sự việc thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ.

+ Đối với trường hợp di chuyển địa điểm kinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải có Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di chuyển địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của NNT, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực tế khó khăn của NNT để ra văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc gia hạn nộp thuế.

Văn bản chấp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu số 03/NOPT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007(xem phụ lục số 7)

Văn bản không chấp nhận đề nghị gia hạn nộp thuế theo mẫu số 04/NOPT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007(xem phụ lục số 8) .

Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho NNT hoàn chỉnh hồ sơ. NNT phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý thuế; nếu NNT không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được gia hạn nộp thuế.

4.3. Đối với trường hợp đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt quy định tại điểm 1.4 mục này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin gia hạn của NNT, sau đó chuyển hồ sơ xin gia hạn lên cơ quan thuế cấp trên để trình Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, NNT không bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn. Khi hết thời gian gia hạn nộp thuế, NNT phải nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định; nếu không nộp thuế thì NNT sẽ bị xử phạt hành chính đối vi hành vi vi phạm pháp luật thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VII. Xử lý số tiền thuế nộp thừa

1. Tiền thuế được coi là nộp thừa khi:

1.1. NNT có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp.

1.2. NNT có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. NNT có quyền giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách sau:

2.1. Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.

2.2. Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp tiếp theo.

2.3. Hoàn trả khi NNT không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.

Trường hợp tiền thuế nộp thừa được để lại trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo trong cùng một loại thuế thì được thực hiện tự động trong hệ thống quản lý của cơ quan thuế, NNT không phải làm thủ tục bù trừ.

Trường hợp bù trừ giữa các loại tiền thuế, tiền phạt khác nhau hoặc hoàn thuế thì NNT phải thực hiện theo thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế theo quy định tại Phần G của Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007. Khi bù trừ thuế, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và lệnh thu thuế cho các khoản tiền thuế, tiền phạt theo thứ tự quy định tại khoản 1 mục IV Phần này.

VIII. Mục lục Ngân sách

Về chương, loại khoản, ghi theo mục lục ngân sách của NNT;

Về mục và tiểu mục đối với thuế TTĐB là:

Mục 015: Thuế TTĐB

§ Tiểu mục 02: Hàng nhập khẩu (trừ thuế nhập khẩu hàng qua biên giới đất liền);

§ Tiểu mục 03: Hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền;

§ Tiểu mục 05: Mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà sản xuất trong nước;

§ Tiểu mục 06: mặt hàng rượu, bia, sản xuất trong nước;

§ Tiểu mục 07: Mặt hàng ôtô dưới 24 chỗ ngồi sản xuất trong nước;

§ Tiểu mục 08: Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng được sản xuất trong nước;

§ Tiểu mục 09: Các dịch vụ, các hàng hóa khác sản xuất trong nước;

§ Tiểu mục 99: khác.

IX. Cách ghi giấy nộp tiền vào Ngân sách

Trên giấy nộp tiền, NNT phải ghi rõ số tiền nộp cho từng loại thuế, kỳ nộp thuế, số tiền phạt (nếu có). Trường hợp NNT vừa có số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ, vừa có số tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các kỳ trước, nhưng không ghi là nộp cho kỳ tính thuế nào, cơ quan thuế sẽ trừ cho số tiền thuế, tiền phạt còn nợ trước khi trừ cho số tiền thuế, tiền phạt phải nộp trong kỳ.

PHẦN D. ẤN ĐỊNH THUẾ TTĐB

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, NNT có trách nhiệm lập hồ sơ khai, tính thuế TTĐB phải nộp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp NNT nộp thuế TTĐB theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật về thuế thì bị cơ quan thuế ấn định số thuế TTĐB phải nộp. Cụ thể như sau:

I. Ấn định số thuế phải nộp:

NNT nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

1. Không đăng ký thuế theo qui định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế.

2. NNT không thuộc đối tượng được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý thuế không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn quy định.

3. NNT đã nộp hồ sơ khai thuế, nhưng qua kiểm tra của cơ quan thuế thấy hồ sơ khai thuế không đầy đủ, không chính xác, đã yêu cầu khai, nộp bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng NNT không khai, nộp bổ sung, cơ quan thuế không thể căn cứ vào từng yếu tố của hồ sơ khai thuế để xác định số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế là đúng.

4. Đã hết thời hạn kiểm tra, thanh tra nhưng NNT không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế phải nộp.

5. NNT từ chối hoặc tìm cách trì hoãn để không chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

6. Qua kiểm tra, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh NNT không hạch toán kế toán hoặc có hạch toán kế toán nhưng số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp.

7. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

8. Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy NNT hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

II. Căn cứ ấn định thuế:

Cơ quan thuế ấn định thuế đối với NNT theo kê khai có vi phạm pháp luật thuế dựa vào một hoặc đồng thời các căn cứ sau:

1. Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:

- NNT khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến NNT.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.

2. Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp không có cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô thì so sánh với số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương.

3. Tham khảo giá giao dịch thông thường trên thị trường: Là giá giao dịch theo thỏa huận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

III. Quyết định ấn định thuế cho NNT theo mẫu số 01/AĐTH (xem phụ lục số 9) bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Lý do của việc ấn định (nêu cụ thể hành vi vi phạm);

- Căn cứ ấn định thuế;

- Số thuế cơ quan thuế ấn định;

- Số thuế mà NNT phải nộp thêm (bằng số thuế ấn định trừ số thuế NNT đã tự khai);

- Thời hạn NNT có quyền khiếu nại kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo ấn định thuế;

- Thời hạn nộp thuế.

Thời hạn nộp thuế là mười ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra Quyết định ấn định thuế. Trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế với số tiền thuế ấn định từ năm trăm triệu đồng trở lên, thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra quyết định ấn định thuế.

Trường hợp sau khi cơ quan thuế ra quyết định ấn định thuế, NNT nộp hồ sơ khai thuế của kỳ khai thuế hoặc lần khai thuế đã bị ấn định thuế thì NNT vẫn thực hiện nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế.

Số thuế đã khai trong hồ sơ khai thuế nộp chậm sẽ được cơ quan thuế ghi nhận là số phát sinh của kỳ khai thuế hoặc lần khai thuế đó để làm cơ sở xác định việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT, trừ trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận số đã kê khai thì cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo cho NNT biết.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN

I. Về chính sách thuế TTĐB

1. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998)

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003.

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

4. Nghị định số 149/2003/NĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

5. Nghị định số156/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.

6. Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ.

7.Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ.

8.Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.

II. Về quản lý thuế

1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

2. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

3. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ qui định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

4. Thông tư số 60/2007TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

5. Thông tư số 61/2007TT-BTC thông tư số 61/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.

6. Quyết định số 2476/QĐ-BTC ngày 25/7/2007 đính chính Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.

7. Các văn bản khác quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ .

(Xem Bảng biểu trong phần Tải xuống và phần Bảng biểu trong Thông tư 60)

Nguồn: TỔNG CỤC THUẾ