Concept thời trang là gì

Concept được đánh giá là “thanh nam châm” vô hình giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy Concept là gì? Một Concept như thế nào thì “đạt chuẩn”? Làm cách nào để triển khai Concept chuẩn nhất?

Giới thiệu về Concept

Concept là gì?

Thuật ngữ Concept đã trở nên quen thuộc trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Concept trong tiếng Anh được hiểu là quan điểm, khái niệm. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực nhất định, chức năng và nghĩa của Concept sẽ có sự thay đổi.

Trong những chiến dịch Marketing, Concept là yếu tố tạo nên sự thống nhất, mục tiêu cho chương trình quảng bá của doanh nghiệp. Một Concept được “đo ni đóng giày” chuẩn chẳng khác gì chạm đúng nhu cầu của nhà đầu tư. Hơn nữa, Concept là xương sống để tạo nên những chiến dịch vững chắc cho doanh nghiệp hướng đến những khách hàng tiềm năng. Như vậy, Concept thể hiện tính bao quát và một Concept có thể bao gồm rất nhiều ý tưởng. Do đó, Concept cần được hình thành trước để biến những ý tưởng của bạn trở nên hữu dụng trong việc thực hiện các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đặt ra.

Trong giải trí, Concept được dùng để nói đến những ý tưởng sáng tạo ở các gameshow, sự kiện,… Mục đích của Concept khi đưa vào nhằm tạo nên sức hút, ấn tượng để chạm đến cảm xúc người xem. Đây còn là dụng ý của nhà sản xuất chương trình muốn xây dựng dấu ấn riêng, điểm nhấn khác biệt khi so sánh với các chương trình khác.

Khi ứng dụng vào lĩnh vực sân khấu điện ảnh, Concept sẽ giúp bạn tạo nên phong cách, ý tưởng dàn dựng cũng như thiết kế khung chương trình hoàn chỉnh nhất. Từ đó, những ý tưởng sẽ đảm bảo xuyên suốt, tạo nên điểm đặc biệt riêng gây sức hút và đọng lại trong lòng khán giả về ấn phẩm nghệ thuật đó giữa muôn vàn tác phẩm khác.

Xây dựng Concept là yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Concept sẽ giúp định hình phong cách thiết kế không gian theo một hướng khác biệt, tạo nên ấn tượng nhất định, những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Một nhà hàng chuyên nghiệp, sang trọng cần sự chỉn chu, rõ ràng trong Concept. Đặc biệt, bạn nên tránh những hướng trang trí chắp ghép từ nhiều Concept, điều này sẽ khiến không gian của bạn trở nên rối rắm, thiếu chuyên nghiệp và có thể mang đến những cảm xúc tiêu cực cho người xem.

Ở lĩnh vực thiết bị, máy móc như ô tô, điện thoại, máy tính,… Concept được xem như những bản Demo dùng thử ban đầu mà thương hiệu muốn giới thiệu đến khách hàng. Cách quảng bá này không chỉ tạo sự hứng thú, tò mò của khách hàng mà khiến họ trong tình trạng mong chờ sự ra xuất hiện của các sản phẩm mới.

Nhiệm vụ của nhà thiết kế khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ Concept nào cũng phải tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, thu thập đầy đủ thông tin. Khi đó, bạn mới có thể lên ý tưởng Concept khác biệt nhưng vẫn bám sát tiêu chí của khách hàng.

Để thực hiện bước này, bạn có thể điều tra thông tin qua bảng hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với đối tượng khách hàng để tìm hiểu và thu thập ý kiến, thông tin chính xác, có tư liệu cho việc thiết kế Concept.

Trong từng giai đoạn thiết kế Concept cụ thể, bạn phải liên tục nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Do đó, bước này sẽ “ngốn” khá nhiều thời gian và công sức trong một dự án. Sau mỗi lần nghiên cứu cụ thể trên từng nhóm đối tượng, người thiết kế sẽ thống kế và đánh giá xem những dữ liệu nào thật sự mang lại giá trị cho dự án để áp dụng.

Bước 2: Xử lý các nguồn thông tin

Sau khi khảo sát, thu thập được nhu cầu từ người tiêu dùng, bạn không thể chọn đại hay gom hết những nguồn thông tin này trong thiết kế của mình. Nhà thiết kế cần phải suy nghĩ, đối chiếu để tìm ra phương án độc đáo, khác nhau để tạo ra một Concept cụ thể.

Ở giai đoạn này, mục tiêu chính của khách hàng là yếu tố bạn cần lưu ý, đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, các nhà thiết kế có thể thực hiện thêm một số nghiên cứu để có thêm tư liệu giúp tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

Sau quá trình xử lý thông tin, nhà thiết kế nên tìm hiểu kỹ kiến thức, vấn đề xoay quanh dịch vụ thiết kế. Những điều này sẽ thể hiện trực tiếp trên bản tóm tắt dự án do khách hàng đề ra. Khi đó, bạn cần suy nghĩ cặn kẽ, nhìn bao quát và đi vào chi tiết nhằm có những dự tính kế tiếp cho chiến lược truyền thông để phát triển dự án này. Để đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên, các Concept thiết kế sẽ phải chỉnh sửa nhiều lần để chuẩn nhất, mang đến hiệu quả tốt cho khách hàng.

Trước khi công bố Concept, nhà thiết kế nên chuẩn bị thật chỉn chu, xem xét lại mọi thứ kỹ lưỡng để truyền thông cũng như giải quyết các vấn đề liên quan. Sau đó, bạn phải xác định đúng đối tượng công chúng mục tiêu. Đừng quên dự đoán trước những phản ứng của họ sau khi xem thiết kế của bạn ra sao nhé!

Bước 4: Quá trình sáng tạo

Sáng tạo được xem là “bảo bối” cực kỳ quan trọng của một nhà thiết kế. Ở bước này, nhà thiết kế sẽ “bung hết sức mình” thỏa sức sáng tạo theo ý muốn của mình nhưng vẫn đảm bảo nương theo các thỏa thuận ban đầu với khách hàng, thể hiện đúng Concept thiết kế.

Bên cạnh đó, nhà thiết kế cần trao đổi, bàn luận với các thành viên trong nhóm để phân chia cụ thể vai trò công việc tương ứng với từng cá nhân trong dự án. Lúc này, người trưởng nhóm sẽ dẫn dắt, tiếp nhận các ý kiến, quan điểm Concept từ các thành viên khi teamwork. Sau đó, tổng hợp chúng lại thành một bản cụ thể để chọn lọc, thống nhất.

Nhà thiết kế sẽ mang đến cho khách hàng những gợi ý đa dạng về ý tưởng Concept khác nhau để họ lựa chọn theo sở thích, mục đích cá nhân. Tuy nhiên, trong hệ thống ý tưởng đó, bạn cần vạch rõ, cân nhắc những Concept chủ đạo để lựa chọn cũng như nêu bật được tinh thần dự án của bạn đang thực hiện mang đến cho khách hàng.

Ở bước này, việc đánh giá các ý tưởng không còn bó hẹp trong suy nghĩ cá nhân nhà thiết kế, bạn cần cảm nhận dưới góc độ của công chúng và các ý tưởng có thể giải quyết được các vấn đề về truyền thông.

Bước 6: Thuyết trình về ý tưởng

Sau khi thực hiện đầy đủ, chỉn chu những ý tưởng cho Concept của mình thì tiếp theo bạn phải suy nghĩ cách diễn đạt, thuyết trình và giải thích được ý tưởng đó thật rõ ràng, có chất riêng để chạm đến người nghe, thuyết phục họ lựa chọn ý tưởng đó.

Trong việc hình thành ý tưởng cho Concept thiết kế, bạn cần chuẩn bị Slogan tương thích với ý nghĩa của Concept đó để tăng tính thuyết phục đối với khách hàng. Hơn nữa, điều đó sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo nên sản phẩm có sức lôi cuốn, hấp dẫn trước công chúng.

Tránh hình thức thuyết trình suông nhàm chán, đơn điệu mà khó thuyết phục. Bạn nên kèm theo những hình ảnh minh họa, video thật chân thực, đúng với hướng đi của ý tưởng bạn muốn xây dựng cho Concept. Lúc này, khách hàng sẽ vừa tiếp nhận phần hình lại thu nạp vào đầu phần tiếng sẽ giúp họ có sự liên kết thông tin rõ ràng, cuốn hút hơn rất nhiều. Từ đó, họ sẽ có quyết định sáng suốt, dễ dàng bị thu phục bởi ý tưởng và quyết định lựa chọn Concept của bạn.

Bước 7: Tiến hành thiết kế và sửa chữa

Sau khi thực hiện các bước chuẩn bị chỉn chu, nhà thiết kế sẽ bắt tay vào quá trình thiết kế trực tiếp trên bảng vẽ và trên máy tính. Sau đó, khách hàng sẽ dựa vào đó để phê duyệt, yêu cầu những sửa đổi, phát triển sao cho phù hợp, hoàn hảo nhất. Đối với giai đoạn này, nhà thiết kế không chỉ quan tâm hoàn chỉnh ở các phần chính mà phải thường xuyên giám sát, chỉn chu cho từng tiểu tiết phụ. Bạn nên giám sát thường xuyên, kỹ càng để đảm bảo thành phẩm hoàn thiện tốt nhất, tránh những sai sót không đáng có.

Bản thiết kế hoàn thiện, bạn cần ngồi lại cùng đội ngũ thiết kế xem xét, chỉnh sửa lại cho thật hoàn hảo trước khi trao đến khách hàng. Mặc khác, nếu khách hàng chưa đồng ý ở một số chi tiết nào đó hoặc yêu cầu thêm bớt thì bạn phải chỉnh sửa lại sao cho khách hàng hài lòng về sản phẩm.

Như vậy, có thể khẳng định Concept là một trong những đòn bẩy tạo nên sự thành công trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tino Group đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Concept là gì cũng như cách thực hiện Concept hiệu quả. Chúc cho bạn có những Concept độc đáo cho doanh nghiệp của mình nhé!

FAQs về Concept

Concept và Idea là hai yếu tố hoàn toàn khác biệt. Hai yếu tố này được xem như hai mảnh ghép giúp tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Nếu Concept là những quan điểm, khái niệm thì Idea lại là những ý tưởng xuất hiện trong đầu bạn. Mục đích của Idea nhằm hỗ trợ cho Concept triển khai một cách hiệu quả, hoàn hảo nhất.

  • Selling Concept là mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc tiếp cận khách hàng để thúc đẩy doanh số
  • Marketing Concept: là công cụ hỗ trợ và khắc phục nhược điểm của Selling Concept. Đây chính là những nội dung, ý tưởng mang tính chiến lược, hướng tới tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về lâu dài.

  • Phong cách Scandinavian thập niên 70
  • Phong cách vật liệu thô mộc tự nhiên
  • Tông màu san hô
  • Sử dụng đồ gốm sứ
  • Sự hài hòa trong các hoa văn thiết kế

Concept sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của quá trình nội thất, kiến trúc. Khi bạn có Concept sẵn sàng thì tiến trình thi công diễn ra một cách trơn tru, đúng hướng mà mong mong muốn. Do đó, để hoàn thiện việc xây dựng một kiến trúc tốt, chỉn chủ thì bạn phải thực hiện khâu lên ý tưởng Concept ngay từ ban đầu và cứ thế bám theo Concept đến khi hoàn thành sản phẩm.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề