Bố thủ tướng nguyễn tấn dũng là ai

Con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thành viên trẻ nhất trong nội các mới của chính phủ Việt Nam

Nguyễn Thanh Nghị được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng hôm 8/4, ở tuổi 45. Theo truyền thông trong nước, con trai của cựu Thủ tướng Dũng là bộ trưởng trẻ nhất trong bộ máy Chính phủ vừa được kiện toàn do tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu.

Ông Nghị trở thành người đứng đầu Bộ Xây dựng sau khi giữ chức thứ trưởng bộ này từ tháng 10 năm ngoái. Lúc đó ông được bổ nhiệm quay trở lại chức vụ này sau khi làm bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang giữa lúc Bộ Chính trị Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng 13 vừa kết thúc hôm 1/2.

Nhận định về việc bổ nhiệm con trai cựu Thủ tướng Dũng, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á IASEAS Yusof-Ishak có trụ sở ở Singapore cho rằng việc này đã nằm trong “quy hoạch” về nhân sự từ trước.

“Trường hợp của ông [Nghị], cũng như nhiều trường hợp khác, đã được quy hoạch từ lâu rồi. Không có bất ngờ gì cả,” TS Hợp nói.

Trước khi được “điều động” trở lại Hà Nội làm công việc mà trước đó ông đã đảm nhận – thứ trưởng Bộ Xây dựng – động thái mà truyền thông trong nước khi đó gọi là “thuyên chuyển công tác”, ông Nghị đã bị kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm” do những sai phạm đất đai theo kết luật của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 8 năm ngoái.

Ông Nghị là người duy nhất trong số 5 bí thư tỉnh Kiên Giang bị uỷ ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề nghị xem xét kỷ luật vì liên đới về trách nhiệm đối với các sai phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở tỉnh này từ năm 2011 đến 2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỷ đồng.

“Kỷ luật của ông [Nghị] ở Kiên Giang vừa rồi là rất nhẹ, đó là kỷ luật phê bình – mức thấp nhất so với khiển trách và cảnh cáo rồi khai trừ khỏi Đảng,” theo TS Hợp. “Theo quy định về kỷ luật thì phê bình về mặt chính quyền không bị ghi vào lý lịch cá nhân và Đảng viên. Người ta không coi đấy là một hình thức kỷ luật nặng cho nên đây chỉ như một lời nhắc nhở và không ảnh hưởng gì để [người bị kỷ luật] không làm gì khác được nữa.”

Trong tiểu sử tóm tắt tân Bộ trưởng Xây dựng mà VTV đăng tải, phần kỷ luật được ghi là “Không.”

So sánh với việc kỷ luật của ông Trương Tấn Sang, người lúc đó là uỷ viên Bộ Chính trị và trưởng ban Kinh tế Trung ương bị “khiển trách” vì thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam, thường được biết là vụ án “Năm Cam”, thì TS Hợp cho rằng việc kỷ luật của ông Nghị ở mức nhẹ hơn. Ông Sang sau đó tiếp tục thăng tiến trở thành chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2011-2016.

Khi con trai cựu Thử tướng Dũng bị kỷ luật kiểm điểm, đã có những nhận định từ giới quan sát chính trường Việt Nam cho rằng có khả năng chính phủ Hà Nội, với chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước, sẽ đụng đến sai phạm của ông Dũng – còn được biết là ‘đồng chí X’ – lúc còn đương nhiệm.

Trong thời gian con trai ông bị kỷ luật, ông Dũng bất ngờ xuất hiện trở lại khi trả lời phỏng vấn VTV nhân dịp ngày truyền thống của Ban Kinh tế Trung ương mà ông từng giữ chức trưởng ban để ca ngợi “cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng,” và theo giới quan sát đó có thể là “tín hiệu gì đó về thế cân bằng” quyền lực trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 được tổ chức trong vài tháng sau đó.

Chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước gọi là “đốt lò” của ông Trọng – người thâu tóm đuợc nhiều quyền lực trong tay hơn khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, trong vài năm qua được giới quan sát cho là nhắm vào ông Dũng thông qua một loạt các ‘đại án’ liên quan tới nhiều quan chức chính phủ, lãnh đạo các ngân hàng, và cả ngành công an, dẫn tới việc cựu Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án tù.

Thăng tiến sau kỷ luật

Sau khi được luân chuyển trở về đảm nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng lần thứ 2, ông Nghị tiếp tục thăng tiến lên chức bộ trưởng.

Ông Nghị lần đầu tiên được bổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng vào năm 2011, khi bố ông đang làm thủ tướng, và lúc đó ông mới có 35 tuổi. Sau đó ông trở thành người đứng đầu tỉnh Kiên Giang, nơi xuất thân của ông Dũng, từ 2015-2020. Theo truyền thông trong nước, con trai ông Dũng là bí thư Tỉnh uỷ trẻ nhất Việt Nam tại thời điểm được bầu.

“Chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng là khá phù hợp với nghề mà ông [Nghị] có kinh nghiệm và được học,” TS Hợp nói. “Ông ấy học cả thạc sỹ và tiến sỹ một cách xuất sắc ở một trường đại học có tiếng của Mỹ và đúng ngành xây dựng.”

Theo lý lịch của ông Nghị được VTV đăng tải, tân Bộ trưởng Xây dựng có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng và từng có thời gian công tác tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM với vai trò là giảng viên và sau đó là phó hiệu trưởng. Ông có bằng thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học George Washington của Mỹ.

Theo nhận định của TS Hợp, với việc ông Nghị được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ra ứng cử Quốc hội thì giờ đây con trai cả của Thủ tướng Dũng đã trở thành một chính khách với con đường sự nghiệp chính trị rộng mở phía trước.

“Tôi nghĩ rằng với đà này và ông [Nghị] giữ được nhịp độ làm việc có hiệu quả thì ông ấy còn lên nữa,” TS Hợp nói và nhận định rằng ông Nghị ít nhất có thể “lên đến chức phó thủ tướng.”

TS Hợp hy vọng rằng, với việc ông Nghị trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong nội các mới của Việt Nam, một chính phủ mới ở Hà Nội đang hướng tới việc thu hút tài năng mà không phải vì họ là “con quan” hay có bệ đỡ từ gia đình.

Trong khi đó, phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang làn thứ XI, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh này tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược, đồng thời yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm trên từng lĩnh vực vẫn còn hạn chế, yếu kém.

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

Sáng 16/10, Tỉnh ủy Kiên Giang đã chính thức tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đến dự và chỉ đạo đại hội có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Cùng tham dự là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của trung ương.

Đồng chí Trương Hoà Bình khẳng định, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn... tuy nhiên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã phát huy thành quả đạt được, đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Tỉnh đã gặt hái được những thành quả quan trọng, khá toàn diện trên các mặt. Đáng lưu ý, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về Kinh tế - Xã hội đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 3 đột phá chiến lược. Qua đó, các tiềm năng lợi thế của địa phương bao gồm ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển được khai thác, phát huy hiệu quả, từ đó góp phần hoàn thành hiệu quả mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” của cả nước.

Về mặt kinh tế, tình hình kinh tế trong tỉnh tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 7,22%/năm. So với năm 2015, quy mô nền kinh tế đã tăng gấp 1,52 lần. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.458 USD/năm [gấp khoảng 1,66 lần so với đầu nhiệm kỳ]. So với 2015, thu ngân sách trong tỉnh gấp 2,13 lần, xếp thứ 2 trong số các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian qua, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh đều tăng trưởng khá. Đặc biệt, Kiên Giang là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực và thủy sản [sản lượng lúa năm 2020 ước đạt 4,3 triệu tấn, lúa chất lượng cao chiếm 72%; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản khoảng 755 nghìn tấn]. Ngành du lịch phát triển khá mạnh, với doanh thu đạt tới hơn 20 nghìn tỷ đồng, là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Chất lượng giáo dục-đào tạo tiếp tục được nâng lên, đạt mức khá so với mặt bằng chung vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và trên mức bình quân chung của cả nước. Việc phát triển, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng con người, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng thực hiện đồng bộ. Công tác bảo tồn những phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc, đậm đà của miền sông nước miền Tây được chú trọng.

Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm nhanh từ 9,78% [đầu nhiệm kỳ] xuống còn 2,69%.

Qua ghi nhận, công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở Kiên Giang đã và đang được đẩy mạnh. Công tác này đã đạt được kết quả bước đầu, qua đó đã góp phần phòng ngừa, răn đe, hạn chế xảy ra sai phạm. Tình hình quốc phòng-an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia, biển đảo được giữ vững; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Bên cạnh đó, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế đang từng bước được mở rộng. Đây là điều rất có ý nghĩa đối với một tỉnh có đường biên giới khá dài, vùng biển khá rộng như Kiên Giang.

Những thành quả đạt được trong thời gian vừa qua tại địa phương là rất ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Kiên Giang, là tiền đề rất căn cơ và quan trọng để Kiên Giang phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành quản lý, đó là: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt chưa hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp. Công tác tổ chức cán bộ còn một số hạn chế; tạo nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ còn khó khăn. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ở một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý tài nguyên môi trường, đất đai còn hạn chế. Phát triển Kinh tế - Xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp [đứng thứ 31/63 tỉnh, thành phố].

Ngoài ra, vẫn còn một số các chỉ tiêu quan trọng và mục tiêu đưa Kiên Giang thành tỉnh phát triển khá của cả nước chưa đạt được. Phát triển hạ tầng còn chưa đồng bộ, đặc biệt là trong việc kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn nhân lực tại địa phương có chất lượng còn chưa cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn đời sống khó khăn. Các cơ quan, ban ngành trong tỉnh cũng cần quan tâm hơn đến vấn đề an ninh vùng biển, biên giới, nông thôn và tình hình khiếu kiện đông người.... Còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất và đầu tư. Về mặt du lịch, phát triển dịch vụ du lịch chưa gắn liền với bảo vệ tốt môi trường.

Những hạn chế, yếu kém này đã được nêu rõ trong báo cáo chính trị và trong báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết ông hoan nghênh tinh thần tự phê bình và phê bình của các đồng chí đảng viên và tin tưởng rằng những hạn chế, yếu kém đó sẽ được khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

Phó Thủ tướng nhất trí với chủ đề và mục tiệu đặt ra của Đại hội

Chủ đề của Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI là: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững quốc phòng, an ninh; đổi mới, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030”. Chủ đề này thể hiện định hướng, ý chí, quyết tâm và khát vọng vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh trong nhiệm kỳ tới và tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng chí Trương Hoà Bình nhất trí với Chủ đề Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, cũng như với các nội dung đã nêu trong Báo cáo chính trị. Theo Phó thủ tướng, để hoàn thành những mục tiêu đề ra, toàn Đảng bộ phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa, có quyết tâm rất cao, tạo bước đột phá để phát triển; cùng nhau phát huy tinh thần, hun đúc ý chí khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khai thác tốt những lợi thế, tiềm năng đưa Kiên Giang trở thành một tỉnh khá của cả nước trước năm 2030.

Các đại biểu, đảng viên và toàn bộ Đại hội phải xác định nhiệm kỳ tới dù là thời cơ, thuận lợi, hay khó khăn, thách thức đều là động lực thôi thúc toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra.

Kiên Giang cũng cần tiếp tục thực hiện 3 đột phát chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định các trụ cột phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh như kinh tế biển, xây dựng hạ tầng giao thông; tăng tỷ trọng dịch vụ với việc đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Các đại biểu dự Đại hội được yêu cầu quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về công tác nhân sự Đại hội, phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ, sáng suốt lựa chọn các đồng chí tiêu biểu về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và sức khỏe bầu tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI.

Cần bầu một lần đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu theo phương án nhân sự đã được duyệt để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đủ năng lực triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội. Đại hội cần xem xét lựa chọn những đồng chí xứng đáng, đủ tiêu chuẩn, để bầu vào Đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 này, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đặt ra là rất nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin rằng Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, tăng tốc thực hiện các đột phá chiến lược và những nhiệm vụ trọng tâm, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Cũng trong dịp này, Đoàn chủ tịch Đại hội đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng bão lũ nghiêm trọng trong thời gian qua.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang chính thức trở thành Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Cũng trong hôm nay ngày 16/10, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị chính thức nhận quyết định điều động làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Cuối buổi sáng khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, Trung ương chính thức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức danh Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Theo đó, ông Mai Văn Chính - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Ban Tổ chức Trung đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định, điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang tham gia giữ chức Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Thay mặt lãnh đạo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao quyết định cho ông Nguyễn Thanh Nghị.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1518/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị [con trai nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng], Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Được biết, ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê quán tại Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ông Nghị là Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học kỹ thuật xây dựng [tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ], cao cấp lý luận chính trị.

Cùng vì có cha là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên tên tuổi, sự nghiệp, đường quan lộ của ông Nguyễn Thanh Nghị không hề xa lạ gì ở Việt Nam. Là người thuộc thế hệ 7X, ông Nghị là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ công tác, ông Nguyễn Thanh Nghị từng được giao các vị trí: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách mảng kiến trúc và quy hoạch [thay cho Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn theo quyết định 2011 ngày 11/11/2011].

Ông Nguyễn Thanh Nghị sau đó được luân chuyển về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2010-2015 từ tháng 3/2014.

Đến ngày 16/10/2015, ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020. Tại thời điểm được bầu vào vị trí này, ông Nghị cũng là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam.

Trước đó, vào cuối tháng 4/2020, Thanh tra Chính Phủ đã có kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2017. Theo nội dung kết luận thanh tra, nhiều cán bộ là lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, trong đó có ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh, bị kiểm điểm vì có liên quan đến một số sai phạm đất đai.

Video liên quan

Chủ Đề