Công thức bù dịch trong phẫu thuật

  • Bệnh tiểu đường cần điều trị bằng insulin

  • Creatinine huyết thanh [2,0 mg/dL]

Nguy cơ biến chứng tim tăng cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ:

  • Không có yếu tố nguy cơ: 0,1 đến 0,8%, trung bình 0,4% [khoảng tin cậy 95%]

  • 1 yếu tố nguy cơ: 0,5 đến 1,4%, trung bình 1,0% [khoảng tin cậy 95%]

  • 2 yếu tố nguy cơ: 1,3 đến 3,5%, trung bình 2,4% [khoảng tin cậy 95%]

  • ≥ 3 yếu tố nguy cơ:2,8 đến 7,9%, trung bình 5,4% [khoảng tin cậy 95%]

Phẫu thuật có nguy cơ cao [ví dụ phẫu thuật mạch máu, mở ngực hoặc mở bụng] cũng không phụ thuộc nguy cơ tim mạch cao trong mổ.

* Các tình trạng lâm sàng: bao gồm hội chứng vành không ổn định, suy tim mất bù, loạn nhịp nặng, bệnh van tim nặng.

†Xem hướng dẫn của ACC/AHA năm 2014 về đánh giá và quản lý tim mạch khi phẫu thuật.

‡Các yếu tố nguy cơ lâm sàng bao gồm bệnh mạch vành, tiền sử suy tim, tiền sử bệnh mạch não, đái tháo đường, và creatinine trước phẫu thuật > 2,0 mg/dL.

ACC = American College of Cardiology; AHA = Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ; HR = nhịp tim; MET = tương đương trao đổi chất.

Phù hợp với Fleisher LA, Beckman JA, Brown KA và cộng sự: Các hướng dẫn của ACC/AHA 2014 về đánh giá tim mạch và điều trị phẫu thuật ngoài tim; một báo cáo của Tổ chức Tim Mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về Hướng dẫn thực hành. Circulation 130:2215-2245, 2014.

PHÁC ĐỒ GÂY MÊ BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA

PHÁC ĐỒ GÂY MÊ BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA

1. Đánh giá bệnh nhân trước mổ:

          -  Rối loạn nước + điện giải.

-  Sửa chữa những rối loạn nước + điện giải.

-  Đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân.

2. Gây mê toàn thân trong phẫu thuật tiêu hóa:

-  Nguyên tắc: đảm bảo giảm đau, giãn cơ và đảm bảo hô hấp tốt.

-          Tiền mê:

          + Seduxen hoặc Midazolam.

          + Atropin.

-          Khởi mê:

          + Xử trí các thuốc ưu tiên Thiopental, Profofol, Ketamin, Etomidate, Fentanyl.

3.  Duy trì mê với phẫu thuật kéo dài:

-   Giãn cơ, đặt NKQ, duy trì HHNT bằng máy thở.

-   Thuốc giãn cơ: Loại không khử cực [Pavulon, Arduan, Esemeron...]

          + Có thể tiêm nhắc lại thuốc giãn cơ theo giờ hoặc theo diễn biến lâm sàng liều 2 bằng ½ liều đầu.

-          Thuốc mê có thể duy trì bằng các thuốc Propofol, Isoflurane,Sevoflurane  kết hợp giảm đau dòng họ Morphin [Fentanyl, Dolargan].

-          Có thể phối hợp với gây tê NMC để duy trì mê trong PT đường tiêu hóa.

4. Bù dịch và cân bằng huyết động trong PT tiêu hóa nhu cầu cơ bản: 2ml/kg/giờ.

-  Bù cho nhu cầu cơ bản, mất dịch trong phẫu thuật. Với những phẫu thuật trung bình 6 -8 ml/kg/giờ.

- Trường hợp phẫu thuật lớn và bệnh nhân mất dịch nhiều trước mổ thì cần phải bù tăng hơn.

+ Dịch bù: Natriclorua 0,9%, Glucose 5%, Ringerlactac.

+ Dịch cao phân tử: HAES 6%, Albumin, Gelofundin.

-  Bù dịch cao phân tử tùy theo diễn biến lâm sàng và phẫu thuật.

5. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tiêu hóa:

- Tất cả các PT đường tiêu hóa phải dùng kháng sinh dự phòng.

- Tùy theo vị trí phẫu thuật, hiệu lực trên vi khuẩn của từng loại kháng sinh mà ta lựa chọn.

6.  Phân đoạn hồi tỉnh:

- Phải đảm bảo trở lại chế độ tự chủ của chức năng sống lớn sau giai đoạn phẫu thuật.

- Hô hấp hỗ trợ phải được tiếp tục khi bệnh nhân tỉnh mà tuần hoàn không ổn định và để tự thở chưa đảm bảo.

- Dự phòng trái ngược trong giai đoạn hồi tỉnh.

- Tiếp tục giảm đau cho bệnh nhân bằng các loại thuốc dòng họ Morphin và Non-steroid

I. MỞ ĐẦU

Bù dịch và truyền máu trong lúc gây mê là cung cấp một lượng dịch và máu cho bệnh nhi nhằm bảo đảm:

• Nhu cầu căn bản.

• Lượng dịch thiếu hụt.

• Lượng dịch mất không tính được.

• Lượng máu mất.

II. NHU CẦU CĂN BẢN

Lượng dịch truyền cho nhu cầu căn bản mỗi giờ được tính theo công thức của Holliday và Segar và được bù bằng dung dịch Dextrose 5%/Lactate Ringer.

Trọng lượng cơ thể [Kg] Lượng dịch bù mỗi giờ [ml] Lượng dịch bù 24 giờ [ml]
< 10 4 ml/kg 100 ml/kg
11 - 20 40 ml + 2 ml/kg 1.000 ml + 50 ml/kg
> 20 60 ml + 1 ml/kg 1.500 ml + 20 ml/kg

III. LƯỢNG DỊCH THIẾU HỤT

Là tích số lượng dịch của nhu cầu căn bản và số giờ bệnh nhi nhịn trước lúc phẫu thuật và được bù bằng Dextrose 5%/Lactate Ringer như sau:

• ½ tổng số lượng dịch được truyền trong giờ thứ nhất.

• ¼ tổng số lượng dịch được truyền trong giờ thứ hai.

• ¼ tổng số lượng dịch được truyền trong giờ thứ ba.

IV. LƯỢNG DỊCH MẤT KHÔNG TÍNH ĐƯỢC

Được bù bằng dung dịch Lactate Ringer.

• 1 ml/kg/giờ cho mỗi độ thân nhiệt trên 38oC.

• 4 - 6 ml/kg/giờ cho phẫu thuật vùng bụng, ngực.

• 10 ml/kg/giờ cho phẫu thuật viêm phúc mạc toàn bộ.

• 15 ml/kg/giờ cho phẫu thuật bụng quan trọng, kéo dài [Omphalocele].

V. LƯỢNG MÁU MẤT

Thể tích máu mất ước lượng: EBV [Estimated Blood Volume]

- Sơ sinh thiếu tháng 100 ml/kg

- Sơ sinh đủ tháng 90 ml/kg

- 3 đến 12 tháng 80 ml/kg

- > 1 tuổi 70 ml/kg

Lượng máu mất tối đa cho phép: MABL [Maximum Allowable Blood Lost]

MABL = {EBV x [Hct ban đầu - Hct chấp nhận được]}/ Hct ban đầu

- Khi lượng máu mất nhỏ hơn MABL thì bù dịch như sau: bù 1 ml máu mất bằng 3 ml dung dịch Lactate Ringer, 1 ml Gelatin hay Albumin 5% hay cao phân tử.

- Khi lượng máu mất lớn hơn MABL thì bù bằng thể tích máu mất với máu tươi hay hồng cầu lắng hay Gelatin hay cao phân tử.

Chú ý:

- Việc bù máu còn phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng [mạch, huyết áp, thời gian hồi mạch, niêm mạc mắt, nước tiểu,...] và cận lâm sàng [SaO2,ETCO2.]

- Hct chấp nhận được tùy theo lứa tuổi bệnh nhi, tùy theo từng bệnh lý, và tính chất phẫu thuật. Ở trẻ bình thường Hct thấp nhất chấp nhận được là 20% và ở sơ sinh là 30%.

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ nổi bật

Khoa phòng nổi bật

Video liên quan

Chủ Đề