Cừu đó li ra đời bằng phương pháp nào

Keith Campbell, nhà sinh vật học nổi tiếng thành công trong việc tạo ra chú cừu Dolly bằng phương pháp nhân bản vô tính đầu tiên gây nhiều tranh cãi một thời vừa qua đời hôm 5/10 ở tuổi 58, thông tin từ ĐH Nottingham cho biết. Nguyên nhân về sự ra đi của nhà khoa học tuy nhiên chưa được tiết lộ.

Keith Campbell bắt đầu nghiên cứu phương pháp nhân bản vô tính động vật tại Viện Roslin từ năm 1991. Kết quả sau các thí nghiệm là sự ra đời của chú cừu Dolly, con vật đầu tiên được sinh ra từ một tế bào vú trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân.

Chú cừu đặc biệt được đặt theo tên của ca sỹ, diễn viên nổi tiếng Dolly Parton. Khi được hỏi tại sao, Ian Wilmut, một trong những cộng sự góp phần vào sự thành công của của Keith Campbell, cho hay Dolly được tạo ra từ một tế bào vú khiến họ liên tưởng đến Dolly Parton vì ca sỹ này có bộ ngực rất…khủng.


Keith Campbell

Việc lần đầu tiên nhân bản thành công cừu Dolly ngay lập tức trở thành đề tài thu hút những dư luận trái chiều của khoa học và công chúng khắp thế giới lúc bấy giờ. Nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trong khi số khác lại tỏ ra giận dữ vì cho rằng công trình vi phạm đạo đức và tính nhân văn.

Năm 2003, cừu Dolly đã qua đời vì bệnh phổi, căn bệnh rất phổ biến của loài cừu. Các nhà khoa học đã kiểm chứng và xác nhận Dolly bị bệnh do các nguyên nhân tự nhiên chứ không phải là do trục trặc trong quá trình nhân bản.

Sau sự ra đời của Dolly, Campbell tiếp tục nhân bản thành công lợn và cừu. Năm 1999, ông gia nhập trường Đại học Nottingham. Tại đây ông tiếp tục nghiên cứu quá trình nhân bản. Ông đặc biệt quan tâm hỗ trợ sinh sản của cả động vật và con người. Campell đã nghiên cứu phát triển công nghệ sinh sản động vật ở trang trại để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi và duy trì an ninh lương thực.

Campbell cũng sớm nhận thấy khả năng đặc biệt có thể phát triển thành mọi loại tế bào trong đó có tế bào máu, cơ và thần kinh của bào gốc từ phôi thai. Campbell sống cùng hai con gái, Claire và Lauren.

Theo Báo Đất Việt

Ngày 5/7 đánh dấu 10 năm kể từ khi con cừu Dolly ra đời tại Scotland, gây chấn động toàn cầu khi trở thành con vật được nhân bản đầu tiên.

Cô nàng cũng làm dấy lên một loạt những hy vọng, mối lo ngại và cả một cuộc bút chiến về đạo đức mà đến giờ vẫn chưa ngã ngũ.


Cừu Dolly [Ảnh: edge.org]

Câu hỏi đặt ra là các nhà khoa học đã đạt được gì từ sự sáng tạo ra Dolly.

"Dolly đã đưa chúng ta tới đâu?", bác sĩ Sue Mayer, thành viên của Hiệp hội GeneWatch, Anh, nói. "Vấn đề lo ngại lớn nhất là cô nàng đã đưa chúng ta vào một ngõ cụt".

"Thay vì tìm ra nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh, chúng ta lại đang đi theo những cách chữa trị chớp nhoáng và phóng đại mà có thể chẳng bao giờ có kết quả".

"Và cô nàng mở ra một góc độ mới trong việc sinh sản vô tính, một cách cửa mà các nhà khoa học đang cố mở ra trong khi chúng ta thực sự nên đóng chặt".

Phương pháp somatic cell nuclear transfer [chuyển nhân tế bào xôma] - Ảnh: sut.ac

Phương pháp dẫn tới sự ra đời của Dolly được gọi là somatic cell nuclear transfer [chuyển nhân tế bào xôma] mà hầu như không thay đổi trong cả thập kỷ qua: theo đó, một quả trứng được lấy ra và nhân của nó - thông tin ADN tạo nên cuộc sống - được tách bỏ.

Nhân này sẽ được thay thế qua ống nghiệm bằng một nhân tế bào lấy từ con vật được nhân bản. Quả trứng được tái tạo này sẽ được đặt vào một chiếc đĩa chứa hoá chất để phân tách. Vài ngày sau nó sẽ trở thành một nhóm tế bào đủ lớn để cấy vào tử cung của người mẹ nuôi.

Dolly, được sinh ra từ Viện Roslin ở Edinburgh, được lấy tên từ Dolly Parton, một ca sĩ nhạc đồng quê có bộ ngực đồ sộ, bởi tế bào được nhân bản lấy từ tuyến vú của một con cừu.

Tên trong phòng thí nghiệm của nó là 6LL3. Sau đó người ta mới biết rằng cũng chính nhóm đó, do Ian Wilmut đứng đầu, đã tạo ra 2 con cừu từ tế bào phôi.

Vì vậy nói một cách chính xác thì Dolly là con vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ một tế bào trưởng thành.

Sau bước đột phá này, một loạt những con vật nhân bản khác được ra đời: ngựa, bò đực, lợn, chuột, thỏ, mèo, chó...

Nhưng tỷ lệ thất bại của trứng cũng khá cao, và trong số những phôi thành công thì có rất nhiều bị lỗi, như trường hợp của Dolly đã bị chết sớm, một minh chứng rõ ràng cho bất cứ nhà khoa học nào định tìm cách nhân bản em bé.

Nguyên nhân được cho là phần mềm gene không được chuyển giao hoàn toàn hoặc bị hư hỏng trong lúc chuyển. Kết quả là cỗ máy hoạt động bị sai sót - gene không bật hoặc tắt như nó cần phải làm trong quy trình phức tạp tạo ra protein.

Vậy nếu việc nhân bản phức tạp, tốn kém và đầy rủi ro như vậy, tại sao người ta phải bận tâm? Lý do hấp dẫn là để phục vụ y học.

Một con vật nhân bản trong phòng thí nghiệm như chuột có thể trở thành một công cụ đắc lực cho thí nghiệm. Và một con vật nuôi trong trang trại có thể được biến đổi và nhân bản để tạo ra những protein dược phẩm hiếm có trong sữa - cừu Dolly được tạo ra với mục đích đó.

Nhưng phần thưởng lớn nhất là để nhân bản tế bào gốc phôi, những tế bào nguyên thuỷ của phôi có khả năng phát triển thành bất cứ mô nào trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các tế bào gốc phôi một ngày nào đó sẽ trở thành mô tái tạo chữa được các tế bào não, dây thần kinh, gan, thận và các cơ quan khác bị bệnh tật huỷ hoại. Vì vậy nếu những tế bào gốc này là phiên bản ADN của chính bệnh nhân, chúng sẽ không bị hệ miễn dịch đào thải.

Vào thời điểm này, việc nhân bản tế bào phôi gốc dành cho bệnh nhân vẫn còn là chuyện xa vời. Nhà khoa học duy nhất tuyên bố đã thành công là Hwang Woo-Suk của Hàn Quốc nhưng đã bị lộ diện là lừa đảo vào tháng 1 năm nay.

Nhiều quốc gia đã ban hành luật về vấn đề nhân bản sau khi giáo phái Rael tuyên bố năm 2002 là đã tạo ra đứa trẻ nhân bản đầu tiên. Tuyên bố này đến nay vẫn chưa được xác thực và hầu hết các nhà khoa học đều nghi ngờ nó. Tuy vậy, nhiều người phỏng đoán rằng việc con người nhân bản đầu tiên ra đời chỉ còn là vấn đề thời gian.

M.T

Theo AFP, Vnexpress

Một chú cừu đã làm thay đổi thế giới như thế nào ?

20 năm trước đánh dấu sự xuất hiện của Dolly, chú cừu trưởng thành nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới. Vậy từ đó đến nay, kỹ thuật nhân bản vô tính đã phát triển như thế nào?

Sự ra đời của Dolly

Vào tháng 2 năm 1996, bà Mycock [bây giờ là bà Walker], một nhà tế bào học nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu động vật Roslin ở Scotland, đã cho một luồng điện nhỏ đi qua 2 tế bào của cừu để trong đĩa petri. Một tế bào là tế bào trứng chỉ có nhân, phần tế bào bao gồm hầu như tất cả gen của nó đã được loại bỏ. Tế bào còn lại thì có nhân còn nguyên vẹn gen và được lấy từ vú của một con cừu cái khác. Dòng điện đã làm cho 2 tế bào hợp nhất với nhau tạo thành một phôi thai. Và chỉ vài tháng sau, vào mùa hè năm 1996, bà Walker đã nhận được một tấm fax thông báo sự ra đời của Dolly.

Tuy nhiên, nội dung tấm fax được viết ngắn gọn và khó hiểu “Nó đã ra đời và nó có một khuôn mặt trắng trẻo cùng với những chiếc chân nhiều lông”. Cũng thật dễ hiểu, vì tại thời điểm đó bước đột phá này được coi như một bí mật. Và chỉ tới tháng 2 năm sau, thì cả thế giới mới biết tới sự hiện diện của Dolly thông qua một bài báo khoa học được đăng trên Nature.

Dolly là minh chứng cho quan niệm ‘sai lầm’ của các nhà khoa học

Các nhà khoa học xôn xao về Dolly vì trên thực tế, rất nhiều người trong số họ coi nhân bản động vật là một điều không tưởng. Trước thì nghiệm của viện Roslin, đã có nhiều các nhà khoa học thử nghiệm nhân bản ếch và một số động vật có vú khác nhưng họ đều thất bại. Những thất bại này khiến họ tin rằng mặc dù tất cả các tế bào trong cơ thể có những vật liệu di truyền giống nhau, chúng không có đặc điểm khả năng sinh sản như nhau.

“Tế bào gốc”, như những tế bào tìm thấy trong phôi thai ở giai đoạn đầu, phát triển thành các loại tế bào có chức năng riêng biệt được tìm thấy ở da, cơ hay dây thần kinh. Nhưng những tế bào “khác biệt” đó không thể quay trở về dạng tế bào gốc được, vì phát triển là con đường một chiều.

Tuy nhiên nghiên cứu tại viện Roslin đã chỉ ra rằng chiều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể thì, bước đột phá này đạt được nhờ Keith Campbell đã phát hiện ra được tầm quan trọng của việc đồng bộ “những chu kỳ tế bào” - những nhịp mà theo đó những tế bào phát triển và phân chia. Bằng cách làm “đói” những tế bào hiến tặng theo một cách mà buộc chúng dừng việc phân chia lại, Campbell đã làm cho chúng khớp với chu kỳ của những tế bào trứng.

Những câu hỏi về vấn đề nhân văn

Phương pháp nhân bản mới này mở ra 2 khả năng. Một là “nhân bản vô tính” [reproductive cloning], sự sao chép của từng con vật cụ thể. Khả năng còn lại là “nhân bản phục liệu pháp” [therapeutic cloning], bằng cách tạo ra các tế bào phôi gốc có khả năng chuyển thành các dạng tế bào khác.

Nhiều người đã coi việc sáp nhập hai loại nhân bản này với nhau là một cơn ác mộng. Cơn ác mộng này đã trở nên tồi tệ hơn sau sự can thiệp vào nền nông nghiệp của nước Anh - sự bổ sung não bò vào thức ăn gia súc – vào những năm 1990 đã tạo ra vụ bê bối về dịch “bò điên” và dẫn tới việc phải tiêu hủy 4,4 triệu con gia súc.

Ngoài ra, công chúng cũng lo ngại rằng nhân bản người hàng loạt sắp diễn ra để lấy nội tạng chữa trị cho các bệnh nhân, hoặc để tạo ra những đứa trẻ “hoàn hảo”. Với tỉ lệ thành công thấp, đây có thể coi là quá trình rất lãng phí. Bên cạnh đó, sức khỏe của “sản phẩm nhân bản” cũng không được đảm bảo. Dolly đã phải chịu viêm khớp và viêm phổi khi còn nhỏ, và nhân bản của các loại động vật khác cũng phải chịu những bất thường về sức khỏe.

Một hướng đi mới cho nhân bản vô tính

Năm 2006, phương pháp chuyển giao nhân tế bào vẫn chưa thể sản xuất ra được tế bào phôi gốc của người. Tuy nhiên cùng năm đó, Shinya Yamanaka, một nhà khoa học Nhật Bản, đã tìm ra 4 yếu tố có thể chuyển đổi các mô khác biệt thành các tế bào gốc, mở ra một lối đi mới với chất lượng gần bằng trong thí nghiệm với Dolly nhưng ít rắc rối về mặt nhân văn hơn rất nhiều. Tiến sĩ Yamanaka đã gọi những tế bào ông tạo ra là “tế bào gốc đa năng cảm ứng".

Không chỉ không gây rắc rối về mặt nhân văn vì không cần đến sự có mặt của một phôi thai, những tế bào đặc biệt này cũng có thể được làm từ những tế bào được hiến tặng bởi những bệnh nhân tiềm năng. Điều này có nghĩa là, nếu những tế bào đó được dùng để điều trị cho chính những bệnh nhân đó sau này, thì hệ thống miễn dịch của họ sẽ được cải thiện hơn mà không gặp phải bất cứ sự đào thải nào của cơ thể.

Năm 2012, ông đã được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của mình.

Cha mẹ: một, hai, hay ba?

Một trong những hệ quả của công trình của Yamanaka là phương pháp thay thế giúp các cặp đôi quyết định quá trình sinh sản của mình.

Nếu kỹ thuật ống nghiệm giao tử [IVG] được hoàn thiện và thích ứng với người, những người bị ảnh hưởng bởi những rối loạn khác nhau có thể quyết định việc dừng sản xuất trứng hoặc tinh trùng của chính mình.

Theo chiều người lại, nó cũng cho phép các cặp đôi đồng tính [đối với cặp đôi nam-nam thì họ cần một phụ nữ mang thai hộ] hoặc những người muốn làm cha mẹ đơn thân có thể có những đứa con sinh học của chính họ dựa vào kết quả công trình nghiên cứu của ông Yamanaka.

K.Nguyễn

Theo Economist

Từ khóa: cừu, Dolly, nhân bản vô tính, thế giới, kỹ thuật

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề