Nguyên nhân học sinh vi phạm an toàn giao thông

  Nguyên nhân:

 - Do người điều khiển giao thông:
   +Văn hóa tham gia giao thông quá kém
  Ý thức xã hội nói chung và ý thức tham gia giao thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh. Điều này đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán lâu nay.

 Hình ảnh những ngã ba, ngã tư luôn chật cứng ô tô, xe máy chậm chạp di chuyển không hàng, không lối trong những giờ cao điểm, những khuôn mặt cáu gắt, mệt mỏi, những tiếng còi xe inh ỏi lẫn khói bụi mù mịt là chuyện xảy ra hàng ngày tại các đô thị lớn.

 Văn hóa chen lấn, không ai chịu nhường ai chính là nguyên nhân gây ra ách tắc giao thông.

 Bên cạnh đó, tình trạng vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn tuyến, vượt đường... là một điều gì đó quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông xứ Việt. Hầu như những người đi xe máy không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ.

  

  + Uống rượu bia khi tham gia giao thông

  Những người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất.

  Thống kê cho thấy phần lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.

 + Thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ

    Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.

 - Hạ tầng không đảm bảo an toàn:

  + Chất lượng các công trình hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Một phần do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng, một phần do sự chắp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.

  + Tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt mặt đường thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường có số lượng phương tiện giao thông lớn.

  + Bên cạnh đó, việc người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến lòng đường trở nên chật hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.


Chất lượng các công trình hạ tầng nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng

 - Độ an toàn của phương tiện quá thấp

 Cách khắc phục:

 - Các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật

 - Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên

 - Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.

 [ Nguồn: //www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131120_tai_nan_giao_thong_vietnam.shtml ]

Phụ huynh học sinh đèo 3 và không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại khu vực cổng Trường Tiểu học Sơn Cẩm 1 [T.P Thái Nguyên]

Phụ huynh chưa nêu gương

Có mặt tại cổng Trường Tiểu học Cổ Lũng [Phú Lương] sáng 23-11, chúng tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh phụ huynh đưa trẻ đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, thậm chí có phụ huynh còn không tự đội mũ bảo hiểm cho mình và chở 2-3 trẻ đều không đội mũ bảo hiểm phía sau.

Tại khu vực cổng Trường THCS Nha Trang [T.P Thái Nguyên] trong giờ tan học, mặc dù đường hẹp và rất đông người nhưng một số học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện vẫn phóng nhanh, vượt ẩu dẫn tới đâm phải người đi bộ sang đường. Không những vậy, sau khi va chạm, có học sinh điều khiển xe máy điện gây tai nạn bỏ chạy.

Trên thực tế, những hình ảnh phụ huynh đưa con, cháu đi học; học sinh vi phạm trật tự ATGT xuất hiện khá phổ biến. Nhiều phụ huynh nêu ra lý do: Nhà gần, đi một chút là tới trường nên không lo trẻ mất an toàn; khi đưa đón trẻ đều rất vội nên quên… đội mũ bảo hiểm, hoặc khó tìm mua mũ bảo hiểm vừa cho trẻ, các cháu khó chịu khi đội mũ bảo hiểm; trẻ nhỏ người, tranh thủ chở 2-3 trẻ cũng không sao…

Tuy nhiên, tất cả lý do này đều là ngụy biện cho hành vi vi phạm của bản thân phụ huynh. Lý do chính là các bậc phụ huynh đã coi nhẹ việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhận thức chưa đầy đủ về tác động của hành vi vi phạm trật tự ATGT với con trẻ.

Học sinh THCS điều khiển mô tô trên 100CC và không đội mũ bảo hiểm trên tuyến đường Quang Trung [T.P Thái Nguyên]

Tại các nhà trường, trẻ em được giáo dục ATGT thông qua các buổi học ngoại khóa hoặc tuyên truyền của Ban ATGT các địa phương. Tuy nhiên, ý thức chấp hành của phụ huynh lại có vai trò quan trọng nhất tác động đến nhận thức của trẻ.

Cô giáo Hà Thị Liễu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dương Tự Minh, xã Động Đạt [Phú Lương] cho rằng: Trẻ em là tờ giấy trắng, người lớn vẽ lên đó thế nào thì trang giấy ấy sẽ như vậy. Phần lớn trẻ em tiểu học được phụ huynh đưa đến trường. Phụ huynh không chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ sẽ khiến trẻ nhận thức lệch lạc, từ đó rất khó tạo nên ý thức chấp hành nghiêm quy định về ATGT sau này.

Không chỉ chấp hành chưa nghiêm túc, nhiều phụ huynh còn có tâm lý nuông chiều, “thương con”, sợ con đi xe đạp vất vả nên đã giao xe máy dung tích trên 50CC cho trẻ điều khiển trong khi trẻ mới ở bậc học THCS. Trẻ em ở lứa tuổi này chưa có nhận thức đầy đủ, cộng thêm tâm lý “ẩm ương” của tuổi mới lớn nên rất dễ xảy ra nguy cơ TNGT khó có thể lường trước được. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mọi người đều hạn chế đi xe công cộng nên tỷ lệ học sinh tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân càng tăng cao.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATGT trong trường học

Chế tài xử lý chưa phù hợp

Nhằm giúp hạn chế TNGT và vi phạm trật tự ATGT liên quan đến trẻ em, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm hành chính còn gặp khó về chế tài theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Công Huấn, Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh: Trong việc tham gia giao thông, trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương, bởi ý thức và hiểu biết về các quy định pháp luật còn hạn chế. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ đã được các trường triển khai đồng bộ và tăng cường nhưng đôi khi các bậc phụ huynh lại không quan tâm, còn tình trạng vi phạm luật.

Thiếu tá Chu Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông [Công an tỉnh] phân tích: Theo quy định, lực lượng chức năng chỉ nhắc nhở, không xử phạt vi phạm trật tự ATGT đối với trẻ từ 7 đến dưới 14 tuổi; phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô; phạt cảnh cáo là mức cao hơn nhắc nhở nhưng không được phép xử phạt tiền hoặc tạm giữ phương tiện. Người từ 16-18 tuổi vi phạm mới bị xử phạt nhưng mức phạt tiền bằng 50% quy định chung.

Những quy định này rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với trẻ em nhưng cũng gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi muốn xử lý, răn đe với những trẻ có hành vi ngỗ ngược, vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Đơn cử như trường hợp trẻ dưới 14 tuổi lấy xe máy của cha mẹ hoặc đi xe máy điện, xe đạp điện nhưng đua xe, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu thì lực lượng Cảnh sát giao thông bắt giữ được chỉ tuyên truyền, giáo dục, gọi phụ huynh đến nhắc nhở, chứ không xử phạt. Điều này khiến một số trẻ tiếp tục vi phạm nếu không có sự giám sát từ phụ huynh.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người lớn chở trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên không cho trẻ đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và bị xử phạt từ 200 đến 300 nghìn đồng.

Đối với vấn đề xử phạt phụ huynh vi phạm trật tự ATGT khi đưa đón con, cháu, Đại úy Đỗ Duy Nam, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện Định Hóa cho biết: Chúng tôi cũng gặp khó khăn vì khi có mặt lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát thì các phụ huynh chấp hành rất nghiêm túc, nhưng khi lực lượng rút đi thì họ lại tái diễn vi phạm.

Có thể nhận thấy, tình trạng vi phạm trật tự ATGT liên quan đến trẻ em khá phổ biến, trong khi việc xử phạt còn nhiều khó khăn. Tình trạng phụ huynh chưa quan tâm sâu sát tới trẻ khi tham gia giao thông vẫn còn diễn ra. Đây đều là những nguyên nhân chính dẫn tới TNGT liên quan đến trẻ em. Vậy, giải pháp nào để hạn chế tình trạng này, bảo vệ trẻ em khỏi là nạn nhân của TNGT? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong bài tiếp theo.

[Còn nữa]

Nhóm P.V
baothainguyen.vn

Video liên quan

Chủ Đề