Đa số loài trong tự nhiên không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có mấy giải thích sau đây đúng

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

[1]    Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể: mức độ sinh sản, mức tử vong, sự  phát tán.

[2]    Kích thước tối đa của quần thể phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

[3]    Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: thiếu hụt nguồn sống, dịch bệnh, cạnh tranh gay gắt, sức sinh sản giảm, tử vong tăng.

[4]    Kích thước của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

[5]    Tăng trưởng thực tế thường gặp ở các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm...

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 12
  • Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 168: Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

Trả lời:

– Nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi:

+ Sinh vật sống phụ thuộc vào môi trường mà môi trường luôn biến động.

+ Số lượng cá thể của quần thể bị thay đổi do: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và sự phát tán cá thể [nhập cư và di cư].

– Nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

+ Trên thực tế, tăng trưởng của quần thể bị giới hạn bởi điều kiện sống không phải luôn thuận lợi.

+ Số lượng cá thể của quần thể thường bị hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

+ Sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa.

⇒ Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn dạng chữ S.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 169: Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau:

– Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?

– Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?

Trả lời:

– Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Tăng mạnh vào khoảng thế kỉ 19.

– Những thành tựu giúp con người đạt được mức độ tăng trưởng đó:

+ Phát triển kinh tế – xã hội mạnh và ổn định.

+ Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.

+ Y tế được nâng cao chăm sóc sức khỏe con người → tỉ lệ tử vong và tuổi thọ được tăng lên.

Câu 1 trang 170 Sinh học 12: Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.

Trả lời:

– Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ xuất cư là số lượng cá thể rời bỏ quần thể đến sống ở quần thể lân cận hoặc đến nơi sống mới trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ nhập cư là số lượng cá thể nằm ngoài quần thể chuyển đến sống trong quần thể trong một đơn vị thời gian.

Câu 2 trang 170 Sinh học 12: Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Nếu một quần thể có kích thước ổn định thì:

+ Mức độ sinh sản [b] xấp xỉ bằng mức độ tử vong [d].

+ Mức độ xuất cư [e] xấp xỉ bằng mức độ nhập cư [i].

⇒ b + i = d + m

Câu 3 trang 170 Sinh học 12: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế ra sao?

Trả lời:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng thực tế
– Trong điều kiện môi trường lí tưởng [nguồn sống và diện tích cư trí không bị giới hạn] – Điều kiện môi trường sống bị giới hạn [nguồn sống và diện tích cư trú trên thực tế là bị giới hạn]
– Sức sinh sản của quần thể là rất lớn, tỉ lệ tử vong không đáng kể. – Sức sinh sản phụ thuộc vào đcặ trưng của loài và điều kiện sống.
– Đường cong tăng trưởng dạng chữ J. – Đường cong tăng trưởng dạng chữ S.

Câu 4 trang 170 Sinh học 12: Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh họa.

Trả lời:

– Mức độ sinh sản và mức độ tử vong:

+ Nếu mức độ sinh cao, mức độ tử vong thấp: dân số tăng, cơ cấu dân số trẻ.

+ Nếu mức độ sinh thấp, mức độ tử vong cao: dân số giảm, cơ cấu dân số già.

+ Nếu mức độ sinh bằng bằng mức độ tử: dân số duy trì ổn định, không tăng không giảm.

Ví dụ:

+ Năm 1945 Việt Nam có 18 triệu dân mặc dù tỉ lệ sinh là 37,5% và tỉ lệ tử là 24,2% [tỉ lệ tăng tự nhiên là 13,3%] → dân số tăng không đáng kể.

+ Giai đoạn 1955 – 1974: tỉ lệ sinh khoảng 42 – 44%, tỉ lệ tử khoảng 12 – 14% [tỉ lệ tăng tự nhiên là 30 – 32%] → dân số tăng nhanh lên vào năm 1955 là khoảng 26 triệu, vào năm 1974 là khoảng 53 triệu dân.

– Mức độ xuất cư và nhập cư:

+ Mức xuất cư cao hơn nhập cư: dân số giảm.

+ Mức xuất cư thấp hơn nhập cư: dân số tăng.

+ Mức độ xuất cư bằng nhập cư: dân số không thay đổi.

Ví dụ:

+ Hàng năm có khoảng 140 nghìn người Việt Nam ra nước ngoài [du học, lao động…] và có khoảng 10 nghìn người nhập cư vào Việt Nam.

Câu 5 trang 170 Sinh học 12: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?

Trả lời:

– Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:

+ Giảm sút chất lượng cuộc sống.

+ Tạo sức ép cho môi trường → gây ô nhiễm môi trường.

+ Thiếu thức ăn, nước sạch.

– Khắc phục hậu quả:

+ Có chính sách giảm tỉ lệ sinh bằng các chính sách kiểm soát sinh ở phụ nữ [ví dụ: quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 – 2 con, thậm chí là quy định chỉ được sinh 1 con].

+ Tích cực nâng cao các hệ thống bảo vệ môi trường, các dịch vụ y tế…

Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong môi trường bị giới hạn, các yếu tố của môi trường luôn thay đổi. Sinh sản không phải luôn thuận lợi.

Về lí thuyết, nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng có hình chữ J].

Tuy nhiên, trên thực tế tăng trưởng của quần thể bị giới hạn do các nguyên nhân: Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Sinh học lớp 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 38 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

  1. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
  2. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
  3. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
  4. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phát biểu sai là: D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa, sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như : nơi làm tổ, nguồn sống… dẫn đến tỉ lệ sinh sản giảm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
  2. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
  3. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
  4. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phát biểu không đúng là D

Mật độ cá thể không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sống của môi trường

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

[1] Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

[2] Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

[3] Kích thước quần thể [tính theo số lượng cá thể] luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

[4] Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phát biểu sai là [3] Kích thước của quần thể [ tính theo số lượng cá thể] tỷ lệ nghịch với kích thước cá thể. VD các sinh vật có kích thước lớn thì số lượng cá thể trong quần thể  thấp.

Vậy có 3 ý đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
  2. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  3. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
  4. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phát biểu không đúng là: A

Do kích thước quần thể là số lượng các cá thể [hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể] trong quần thể đó chứ không phải khoảng không gian.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

  1. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2
  2. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
  3. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
  4. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Kích thước của các quần thể là:

1] 800×34 = 27200 cá thể

2] 2150×12 = 25800 cá thể

3] 835×33 = 27555 cá thể.

4] 3050×9 = 27450 cá thể

Vậy quần thể có kích thước lớn nhất là quần thể  C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Các quần thể của cùng 1 loài có mật độ và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Sắp xếp các quần thể trên theo kích thước tăng dần từ thấp đến cao là :

  1. IV→ III→II→I
  2. IV→II→ I→ III
  3. IV→II→III→ I
  4. IV→I→III→ II
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Kích thước của các quần thể là:

I : 2987×12 = 35844

II: 3475 × 8 = 27800

III: 3573 × 9 = 32157

IV: 3500 ×7 = 24500

Vậy thứ tự sắp xếp tăng dần của kích thước quần thể là: IV→II→III→I

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

  1. Sức sinh sản
  2. Mức độ tử vong.
  3. Cá thể nhập cư và xuất cư.
  4. Tỷ lệ đực/cái
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào tỷ lệ đực cái

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất ?

  1. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
  2. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
  3. Số lượng con non của một lứa đẻ
  4. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến mức độ sinh sản của quần thể là điều  kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu. Đây được coi là điều kiện quan trọng nhất vì quần thể cần sinh tồn, có điều kiện thích hợp để tạo nên thế hệ tiếp theo.

Khi thức ăn đầy đủ , điều kiện sống thuận lợi thì mức sinh sản tăng , thiếu thức ăn nơi ở không tốt thì mức sinh sản thấp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
  2. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng [hay con non] của mỗi lứa đẻ
  3. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
  4. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phát biểu sai là: Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng [hay con non] của mỗi lứa đẻ vì mức sinh sản của quần thể còn phụ thuộc vào:tỷ lệ đực cái của quần thể, tuổi của các cá thể trong quần thể; các yếu tố môi trường tác động [có lợi và có hại] và phụ thuộc vào nguồn thức ăn và kẻ thù đối địch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?

  1. Tăng khả năng sinh sản của con cái.
  2. Tăng mật độ
  3. Gia tăng tỷ lệ tử vong
  4. Gia tăng vật ăn thịt
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Điều có thể làm tăng kích thước quần thể động vật là: tăng khả năng sinh sản của con cái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết [1] là Mức sinh sản, chọn phương án đúng

  1. [2] là mức tử vong, [3] là mức nhập cư, [4] là mức xuất cư.
  2. [4] là mức tử vong, [2] là mức nhập cư, [3] là mức xuất cư.
  3. [3] là mức tử vong, [4] là mức nhập cư, [2] là mức xuất cư
  4. [3] là mức tử vong, [2] là mức nhập cư, [4] là mức xuất cư
Hiển thị đáp án

Đáp án:

[3] là mức tử vong, [4] là mức nhập cư, [2] là mức xuất cư.

Đối nghịch với mức sinh sản phải là mức tử vong

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là:

  1. Mức sinh sản và mức nhập cư.
  2. Mức tử vong và mức xuất cư.
  3. Mức sinh sản và mức tử vong.
  4. Mức sinh sản và mức xuất cư.
Hiển thị đáp án

Đáp án:  

Hai nhân tố đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể là: Mức sinh sản và mức tử vong.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo :

  1. Đường cong hình chữ S
  2. Đường cong hình chữ K.
  3. Đường cong hình chữ J.
  4. Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo  tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:

  1. Quần thể cân bằng.
  2. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường
  3. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi.
  4. Điều kiện môi trường không giới hạn.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không giới hạn, nguồn sống hoàn toàn thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo  tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?

  1. Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.
  2. Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con
  3. Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.
  4. Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Khu rừng có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học là : khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.

Khu rừng già, các quần thể trong nó đã đạt trạng thái ổn định trong 1 cân bằng động, loài này tăng lên sẽ bị điều hòa để giảm xuống, do đó rất khó có khả năng cho loài nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đối với một quần thể, khi N [số lượng cá thể trong quần thể] gần tới K [số lượng tối đa], điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:

  1. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
  2. Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
  3. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
  4. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

N gần tới K  số lượng cá thể trong quần thể gần đạt được số lượng tối đa mà sức chứa của môi trường có thể cung cấp.

Vậy điều dự đoán là : tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm

  1. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
  2. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
  3. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
  4. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm : Cá thể có kích thước nhỏ ; Sinh sản nhiều ; Đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

  1. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
  2. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
  3. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
  4. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm : Cá thể có kích thước nhỏ ; Sinh sản nhiều ; Đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Mật độ của quần thể là:

  1. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
  2. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện 
  3. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
  4. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định

  1. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
  2. số lượng cá mè và thể tích của ao.
  3. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
  4. số lượng cá mè và diện tích của ao.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Để xác định mật độ cá mè trong ao, người ta phải xác định : số lượng cá mè và thể tích ao

Mật độ cá mè trong ao = số lượng cá mè / thể tích ao

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

  1. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
  2. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
  3. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
  4. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên do không đủ nguồn sống cung cấp cho tất cả cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới

[1] Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường

[2] Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể

[3] Mức tử vong của quần thể

[4] Kích thước của quần thể

[5] Mức sinh sản của quần thể

Số phương án trả lời đúng là

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể .

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Kích thước của quần thể sinh vật là:

  1. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
  2. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
  3. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
  4. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Kích thước của quần thể sinh vật là

  1. Số lượng các cá thể [hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể] phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  2. Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
  3. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  4. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể [hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể] phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

  1. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
  2. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
  3. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
  4. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:

  1. kích thước quần thể lớn.
  2. kích thước quần thể nhỏ.
  3. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể.
  4. kích thước quần thể thay đổi chậm.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

  1. tăng dần đều.
  2. đường cong chữ J.
  3. đường cong chữ S.
  4. giảm dần đều.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng đường cong chữ S.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục tăng trưởng theo dạng:

  1. tăng dần đều.
  2. đường cong chữ J.
  3. đường cong chữ S.
  4. giảm dần đều.
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục tăng trưởng theo dạng: chữ J.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?

  1. 1104622 người
  2. 1218994 người
  3. 1104952 người
  4. 1203889 người
Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01

Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt:

1 000 000  x  [1 + 0,01]10 = 1 104 622

Đáp án A

Đáp án cần chọn là: A

Tải xuống

Bài giảng: Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật [tiếp theo] - Cô Quỳnh Thư [Giáo viên VietJack]

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề