Đại biểu đương nhiên Đại hội Đoàn là gì

Mục lục bài viết

  • 1 Nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội
  • 2 Số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.
  • 3 Chỉ định đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.
  • 4 Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
  • 5 Đại biểu đương nhiên và Đại biểu chỉ định là như thế nào?

1 Nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội

Theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương thì cấp ủy triệu tập đại hội có các quyền và nhiệm vụ như sau:

1. Khi hết nhiệm kỳ, phải thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.

2. Quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng chi bộ, đảng bộ theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Chuẩn bị các văn kiện, các phương án nhân sự để trình đại hội và các điều kiện tinh thần, vật chất bảo đảm tổ chức đại hội thành công.

4. Chỉ đại đại hội cấp dưới và chỉ đạo các mặt hoạt động của đảng bộ cho đến khi bầu được ban chấp hành mới.

5. Khi đại hội được triệu tập, cấp ủy triệu tập đại hội còn phải làm các việc như sau:

- Chuẩn bị và trình các phương án nhân sự để đại hội quyết định; lập các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội như: đoàn chủ tịch, ban thẩm tra tư cách đại biểu và đoàn thư ký đại hội để đại hội bầu.

- Chuẩn bị danh sách những đồng chí có đủ tiêu chuẩn để giới thiệu với đại hội bầu cấp ủy khóa mới của cấp mình và đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Chuẩn bị báo cáo với đoàn chủ tịch đại hội về tình hình và kết quả bầu cử đại biểu dự đại hội cấp mình và các vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.

>> Xem thêm: Đại hội đồng Cổ đông là gì? Quy định về đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần

- Cung cấp tài liệu để đoàn chủ tịch trả lời các cấn đề về tư cách đại biểu, tư cách người được giới thiệu để bầu vào cấp ủy khóa mới và đại biểu dự đại hội cấp trên khi đại biểu đại hội yêu cầu

Tại tiểu mục 11.1 mục 11 Thi hành điều lệ Đảng quy định về nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập Đại hội như sau:

+ Chuẩn bị dự thảo các báo cáo, các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp ủy, ủy ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.

+ Tiếp nhận đơn ứng cử vào cấp ủy của đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

+ Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc; thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc; chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.

+ Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

+ Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.

+ Chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên của đảng bộ cho đến khi bầu được cấp ủy mới.

+ Chuẩn bị tài liệu cho cấp ủy khóa mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trong phiên họp thứ nhất.

2 Số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.

>> Xem thêm: Quy định về phân bổ thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Tại tiểu mục 11.2 Mục 11 Thi hành điều lệ Đảng quy định về Số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp như sau

- Số lượng đại biểu Đại hội toàn quốc của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

- Số lượng đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp do cấp ủy cấp triệu tập đại hội quyết định theo chỉ thị của Bộ Chính trị trước khi tiến hành đại hội. Cấp ủy triệu tập đại hội phân bố số lượng đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ.

- Đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội đang sinh hoạt tại đảng bộ, các đại biểu do đại hội đại biểu đảng bộ, chi bộ trực thuộc bầu và đại biểu được chỉ định theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 11 Điều lệ Đảng.

Cơ cấu, số lượng đại biểu và việc bầu đại biểu dự đại hội cấp trên

- Việc xác định cơ cấu, số lượng đại biểu đại hội đảng bộ các cấp thực hiện theo hướng: Giữ nguyên số lượng đại biểu ở khối địa phương như một số nhiệm kỳ gần đây; đồng thời, đổi mới cách phân bổ để bảo đảm hợp lý thành phần, cơ cấu, giới tính, dân tộc; tăng số lượng đại biểu ở các ngành, lĩnh vực quan trọng để có từ 1 đến 2 đại biểu [không tính đại biểu đương nhiên] để nâng cao chất lượng thảo luận, phản biện, đóng góp ý kiến khi quyết định những chủ trương, chính sách lớn của Trung ương và địa phương. Căn cứ nguyên tắc này, cấp ủy triệu tập đại hội quyết định phân bổ đại biểu dự đại hội với số lượng cụ thể như sau:

[1] Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đảng bộ Công an Trung ương từ 300 đến 350 đại biểu; Đảng bộ thành phố Hà Nội không quá 500 đại biểu; các đảng bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa và Đảng bộ Quân đội không quá 450 đại biểu; Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương từ 250 đến 300 đại biểu;

[2] Đại hội đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương không quá 300 đại biểu;

[3] Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên thì tiến hành đại hội đảng viên; có từ 200 đảng viên trở lên thì tiến hành đại hội đại biểu. Trường hợp đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên nếu có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tổ chức đại hội đại biểu.

>> Xem thêm: Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định mới ? Quy định về số lượng hồ sơ mời thầu ?

- Việc bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải căn cứ vào Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên trực tiếp về số lượng, cơ cấu đại biểu đại hội đảng bộ các cấp.

- Đại hội đảng bộ các cấp được bầu một số đại biểu dự khuyết để thay thế đại biểu chính thức vắng mặt; số lượng do đại hội quyết định.

3 Chỉ định đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp.

Quy định của Điều lệ Đảng về Chỉ định đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp như sau

Các đảng bộ, chi bộ đang hoạt động ở ngoài nước; đảng bộ, chi bộ có đa số đảng viên hoạt động phân tán, đang làm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hoặc vì thiên tai... không tổ chức đại hội được, nếu cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì cấp ủy triệu tập đại hội được chỉ định một sô đại biêu ở các đảng bộ, chi bộ đó phù họp với tính chất, đặc điểm, số lượng đảng viên ở các đon vị đó.

Số lượng đại biểu được chỉ định nằm trong tổng số đại biểu được triệu tập.

4 Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết.

Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định

Điều lệ Đảng quy định

>> Xem thêm: Quy định về số lượng của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ và ủy viên ủy ban kiểm tra của cấp ủy các cấp

Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu cử lập một danh sách chung; bầu đại biêu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu được số phiếu trên một nửa so với tong so đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo số phiếu bầu từ cao đến thâp. Nếu vẫn chưa bầu đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.

Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần thứ nhất hay không là do đại hội quyết định.

- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp ủy cấp triệu tập đại hội [ở Trung ương là Bộ Chính trị] quyết định. Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hom.

- Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp ủy cấp triệu tập đại hội thì đại biêu đó vân được triệu tập đên dự đại hội, cấp ủy nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biểu dự khuyết thay thế; nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp ủy cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.

Trường họp đại biểu chính thức [do bầu cử] xin rút mà được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý, thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.

- Trường hợp đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ, cấp ủy không được cử đại biểu dự khuyết thay thế số đại biểu chính thức do bầu không đủ.

Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức bị bác tư cách thì không cử đại biểu dự khuyết thay thế.

Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.

Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp ủy triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 11 Điều lệ Đảng về phân bổ đại biêu cho các đảng bộ trực thuộc.

- Trường hợp đảng bộ, chi bộ đã tổ chức đại hội bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, nhưng do yêu câu chia tách, đảng bộ, chi bộ đó được chuyển về một đảng bộ mới và đảng bộ mới chưa tiến hành đại hội, thì cấp ủy triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của đảng bộ, chi bộ mới chuyển về và tính vào tổng số đại biểu được triệu tập của đại hội.

>> Xem thêm: Giấy mời và giấy triệu tập của Công an khác nhau như thế nào ?

5 Đại biểu đương nhiên và Đại biểu chỉ định là như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 11, Điều lệ Đảng:

“3. Đại biểu dự đại hội gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”.

Theo quy định trên thì đại biểu đương nhiên là cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội; đại biểu chỉ định là đại biểu của các tổ chức đảng do điều kiện hoạt động đặc thù không thể tổ chức đại hội để bầu cử được và được cấp ủy cấp triệu tập đại hội chỉ định

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!

>> Xem thêm: Mẫu diễn văn khai mạc đại hội chi bộ mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề