Đại học bách khoa tuyển sinh điểm chuẩn năm 2022

Trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội dự kiến công bố kết quả xét tuyển đại học năm 2022 vào ngày 15/9.

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố điểm chuẩn đối với phương thức xét tuyển tài năng. Đối với kỳ thi đánh giá tư duy, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã công bố điểm những thí sinh dự thi.

Năm 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có ba phương thức xét tuyển: tài năng, kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do nhà trường tổ chức.

Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT đã giảm mạnh so với năm 2021.

Năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các phương thức xét tuyển đều phải đưa lên Hệ thống tuyển sinh của Bộ để lọc ảo. Do đó, năm nay, chỉ duy nhất những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng theo quy chế được phép nhập học trước khi Bộ GD&ĐT tổ chức lọc ảo. Tất cả các phương thức khác, thí sinh chỉ được nhập học trong thời gian từ ngày 17 - 30/9.

Theo Công văn số 2598/BGDĐT-GDĐH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tuyển sinh ĐH, cao đẳng ngành giáo dục Mầm non, từ ngày 4/9 đến 17 giờ ngày 15/9 theo các mốc thời gian, cơ sở đào tạo tải dữ liệu, thông tin xét tuyển trên hệ thống, tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển (NVXT) trên hệ thống để xác định nguyện vọng cao nhất trong số NVXT mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.

Cơ sở đào tạo phải quy định tất cả các thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại trường. Đối với thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng (Điều 8 của Quy chế tuyển sinh), cơ sở đào tạo hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống trong thời gian quy định.

Trên cơ sở số thí sinh xác nhận nhập học, cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển các đợt tiếp theo (nếu có) và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.

Các cơ sở đào tạo, nhóm cơ sở đào tạo lưu ý bảo mật thông tin trong suốt quá trình xét tuyển, xử lý nguyện vọng; lưu ý chuẩn bị cấu hình máy tính đủ mạnh để phục vụ công tác xét tuyển, xử lý nguyện vọng (đặc biệt các trường có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lớn).

Các cơ sở đào tạo công bố điểm trúng tuyển phải kèm theo việc công bố thang điểm xét tuyển và công bố thông tin tiêu chí phụ (nếu có). Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển, nhập học các đợt, phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo theo đúng cấu trúc dữ liệu, đúng quy định trong các danh mục về tuyển sinh (trường phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn...) và đúng thời gian quy định.

Đối với phương thức xét tuyển thẳng, cơ sở đào tạo quy định cụ thể các ngành học phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; công bố kế hoạch, tổ chức tiếp nhận hồ sơ và tổ chức xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh.

Một lãnh đạo Nhà trường cho hay, những thông tin điểm chuẩn trên mạng gần đây là thông tin không chính thống từ ĐH Bách Khoa Hà Nội, nên mong các bậc phụ huynh và các em thí sinh hết sức tỉnh táo và thông minh khi tìm hiểu về tuyển sinh.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra các kênh chính thức về tuyển sinh của ĐHBK Hà Nội bao gồm: Website: https://ts.hust.edu.vn/; Fanpage: https://www.facebook.com/tsdhbk

Trường cũng lưu ý thí sinh, nguyên tắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vẫn là: Nguyện vọng yêu thích nhất đặt lên trên, ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống dưới, không ưu tiên đưa lên NV1, 2 những ngành chắc chắn đỗ, vì như vậy sẽ làm giảm quyền lợi của bản thân, ưu tiên những ngành mình yêu thích hoặc có sở trường/năng lực tốt nhất.

ĐH Bách Khoa Hà Nội không yêu cầu phải đặt nguyện vọng xét tuyển vào trường ở đầu tiên, tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc trước khi đăng ký nếu như đó là ngôi trường mình yêu thích.

Các nguyện vọng xét bình đẳng nhau. Nếu một nguyện vọng phía trên bị trượt thì không ảnh hưởng đến các nguyện vọng bên dưới. Các nguyện vọng chỉ căn cứ vào học lực của thí sinh.

Số lượng nguyện vọng không hạn chế.

Mã ngành theo phương thức xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy có đuôi “x” (ví dụ: ME1x, TX1x, EE2x,…), bằng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT có đuôi “y” (ví dụ: ME2y, CH1y, EM1y,…).

Lời khuyên cho các bạn vào thời điểm mà chỉ còn 8 ngày nữa là kết thúc đăng ký, thí sinh không nên đợi đến phút cuối mới vào hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD&ĐT chọn nguyện vọng mà chọn từ bây giờ sau đó, nếu có thêm thông tin hữu ích từ các nguồn thì có thể điều chỉnh cho phù hợp, tránh “nước đến chân mới nhảy”.

Bảng dự kiến điểm chuẩn không chính thống

Sẽ có bảng dự báo điểm chuẩn 2022

Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, năm nay nhà trường cũng sẽ đưa thông tin về việc dự báo điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 với mức điểm cụ thể, chi tiết cho từng mã xét tuyển/chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, thời điểm này chưa có con số cuối cùng về đăng ký nguyện vọng xét tuyển nên chưa thể tính và đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến được.

“Nhà trường cũng sẽ tổng hợp số liệu và và sẽ đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến khi có đủ số liệu phân tích”- ông Thắng nói.

PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho hay nhìn chung năm nay điểm chuẩn sẽ đi xuống, trừ những ngành có lịch sử đã quá cao thì có khả năng sẽ cao và tăng.

Nguyên nhân điểm chuẩn giảm, theo PGS Bùi Hoài Thắng vì hiện nay các trường đang dành chỉ tiêu để xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao. Chỉ tiêu càng nhiều, còn nhiều thì điểm chuẩn sẽ xuống.

Theo ông Thắng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dùng phương thức xét tuyển từ tổng hợp điểm đánh giá năng lực, điểm tốt nghiệp, điểm học bạ THPT. Một số ngành nhiều năm gần đây rất hot, nhiều nguyện vọng như ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, có điểm chuẩn rất cao, nhưng năm nay có khả năng sẽ không tăng vọt lên vì mức điểm 28 trở lên không nhiều, và không phải thí sinh có mức điểm này cũng đi vào những ngành này.

Đại học bách khoa tuyển sinh điểm chuẩn năm 2022

Một ngành khác có điểm chuẩn cao và hút nhiều nhân lực như Logistics (điểm chuẩn trên 27). Ngành Ô tô sau một vài năm vọt lên và ở trên đỉnh cao (điểm chuẩn trên 27) thì đã bắt đầu chững lại.

Đặc biệt có những ngành rất 'bình dân', chưa bao giờ điểm chuẩn vượt lên lại có nhu cầu nhân lực cao như Xây dựng (khoảng mức 24 điểm).

“Ngành Xây dựng hiện nay đang hút nhân lực, cứ nhìn những dự án Chính phủ phê duyệt về hạ tầng thấy rõ nhân lực của ngành này như thế nào” - PGS Bùi Hoài Thắng nói.

Theo PGS Bùi Hoài Thắng, một số ngành khác nhu cầu nhân lực cũng lớn như Bảo dưỡng công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng, Cơ khí… nhưng điểm chuẩn lại “làng nhàng’, khoảng 23-24 điểm.

"Có lẽ phụ huynh, thí sinh sợ năng, sợ gió, sợ chân tay lấm dầu mỡ nên không mặn mà" - ông Thắng bình luận.

Về học phí, theo PGS Bùi Hoài Thắng, từ năm 2021 nhà trường đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023) và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025.

Tuy nhiên với khoá tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nên mức học phí cho khoá tuyển sinh 2021 vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).

Về học phí năm học 2022, đối với chương trình chính quy đại trà từ khoá 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí sẽ thu theo quy định của Nghị định 86 năm 2015 của Chính phủ, tức khoảng 14,15 triệu đồng/năm học.

Còn từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi học phí sẽ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), từ khoá từ 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí là 60 triệu đồng/năm.

Từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường, dự kiến năm 2022-2023 là 72 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của trường, dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.

Chia sẻ với Vietnamnet, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay từ phổ điểm bước đầu có thể dự đoán về điểm chuẩn. Nhìn chung năm nay điểm chuẩn sẽ đi xuống trừ những ngành có lịch sử đã quá cao thì có khả năng sẽ cao và tăng. Tại sao điểm chuẩn đi xuống, PGS Bùi Hoài Thắng cho rằng vì hiện nay các trường đang dành chỉ tiêu để xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT khá cao. Chỉ tiêu càng nhiều, còn nhiều thì điểm chuẩn sẽ xuống. Theo ông Thắng, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dùng phương thức xét tuyển từ tổng hợp điểm đánh giá năng lực, điểm tốt nghiệp, điểm học bạ THPT nên rất khó đoán điểm chuẩn. Tuy nhiên nếu so sánh từng thành phần, thì điểm chuẩn có khả năng sẽ loanh quanh như năm ngoái chứ không tăng vì chỉ tiêu ổn định. Một số ngành nhiều năm gần đây rất hot, nhiều nguyện vọng như ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, có điểm chuẩn rất cao, nhưng năm nay có khả năng sẽ không tăng vọt lên vì mức điểm 28 trở lên không nhiều, và không phải thí sinh có mức điểm này cũng đi vào những ngành này. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính đã đạt đỉnh, vì trung bình mỗi môn hơn 9 điểm mới trúng tuyển là kinh khủng.  Một ngành khác có điểm chuẩn cao và hút nhiều nhân lực như Logistics (điểm chuẩn trên 27), khi thị trường tác động thì những ngành này sẽ hút thí sinh vào. Ngành Ô tô sau một vài năm vọt lên và ở trên đỉnh cao (điểm chuẩn trên 27) thì đã bắt đầu chững lại vì như vậy đã cao. 

Đặc biệt có những ngành rất 'bình dân', chưa bao giờ điểm chuẩn vượt lên lại có nhu cầu nhân lực cao như Xây dựng (khoảng mức 24 điểm).

“Ngành Xây dựng hiện nay đang hút nhân lực, cứ nhìn những dự án Chính phủ phê duyệt về hạ tầng thấy rõ nhân lực của ngành này như thế nào”- PGS Bùi Hoài Thắng nói. Theo PGS Bùi Hoài Thắng, một số ngành khác cũng rất thu hút nhân lực như Bảo dưỡng công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Cơ sở hạ tầng, Cơ khí…nhưng điểm chuẩn lại “lè nhè’, khoảng 23-24 điểm. Có lẽ phụ huynh, thí sinh sợ năng, sợ gió, sợ chân tay lấm dầu mỡ nên không mặn mà. 

PGS Bùi Hoài Thắng khuyên, thí sinh mạnh dạn ứng tuyển, điểm thi thấp hơn một chút so với điểm chuẩn năm ngoái cũng hãy ứng tuyển vì điều này chẳng thiệt thòi gì mà lại tăng cơ hội trúng tuyển và hiệu quả cho thí sinh. 

Tham khảo điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2021

Đại học bách khoa tuyển sinh điểm chuẩn năm 2022
Đại học bách khoa tuyển sinh điểm chuẩn năm 2022