Đánh giá đại học sư phạm điểm chuẩn 2022

Sư phạm TP HCM điểm chuẩn 2022

Điểm chuẩn Sư phạm TP HCM 2022

Điểm chuẩn Đại học Sư phạm TP HCM 2022-2023 mới nhất - Ngày 21/7/2022, Đại học Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển 2022 và danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức tuyển sinh sớm năm nay. Sau đây là chi tiết điểm chuẩn Đại học Sư phạm TP HCM 2022 theo phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Điểm chuẩn đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 2022

Công bố điểm chuẩn Đại học Sư phạm TP HCM 2022

Điểm trúng tuyển phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt như sau:

Điểm trúng tuyển được tính theo công thức ĐXT = [2xĐMC + ĐM1 + ĐM2] x 0.75 + ĐUT

Trong đó, ĐXT: điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐMC: điểm môn chính được lấy từ kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐM1, ĐM2: điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của hai môn còn lại theo tổ hợp xét tuyển; ĐUT: điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Điểm trúng tuyển phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT như sau:

Điểm trúng tuyển được tính theo công thức sau: ĐXT = ĐM + ĐNK1 + ĐNK2 + ĐUT

Trong đó ĐXT: điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐM: điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của môn ngữ văn hoặc toán theo tổ hợp xét tuyển; ĐNK1, ĐNK2 : điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐUT: điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của bộ.

Đối với thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM theo các tiêu chí của Bộ GD-ĐT, có thể xác nhận nhập học trên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ từ ngày 22.7 đến 17 giờ ngày 20.8.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tuyển sinh - Tra cứu điểm thi của HoaTieu.vn.

Điểm chuẩn các ngành đào tạo giáo viên năm 2017 có khoảng cách lớn giữa các trường, đến năm 2018 đồng đều hơn nhưng giảm mạnh rồi tăng dần ở những năm sau.

Cả nước hiện có 56 trường đại học đào tạo ngành Sư phạm. Với 31 ngành đào tạo trình độ đại học, một ngành trình độ cao đẳng, tính đến tháng 12/2020, quy mô đào tạo đại học sư phạm chính quy là gần 52.400 sinh viên, theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tính riêng các trường Sư phạm tập trung đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội và TP HCM là hai trường hàng đầu, luôn lấy điểm đầu vào cao nhất.

Trong 5 năm qua, hai trường này có điểm chuẩn thấp nhất là 17 [đối với các ngành đào tạo giáo viên, không xét các ngành ngoài Sư phạm], trong khi mức thấp nhất của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế là 12,75 hay của trường Sư phạm của Đại học Thái Nguyên là 15,5, cùng ghi nhận vào năm 2017.

Điểm chuẩn một số ngành Sư phạm quá thấp, không cần 5 điểm mỗi môn cũng có thể trúng tuyển, khiến nhiều người lo lắng về chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều này buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải quy định mức sàn chung cho các ngành đào tạo giáo viên kể từ năm 2018. Từ thời điểm này, mức chuẩn thấp nhất của các trường cùng về bằng sàn. Chất lượng đầu vào các ngành Sư phạm đồng đều hơn.

Tuy nhiên, 2018 cũng là năm điểm chuẩn các trường Sư phạm ở mức thấp, tương tự các khối ngành khác do đề thi được đánh giá khó hơn nhiều so với năm trước đó. Đại học Sư phạm Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất là 24,8, kém hơn ba năm sau đó từ 1,6 đến hơn 4 điểm. Các trường còn lại có cùng xu hướng điểm chuẩn: thấp hẳn vào năm 2018 và tăng dần trong ba năm 2019-2021.

Đến năm ngoái, Đại học Sư phạm Hà Nội lấy tới 28,83 điểm ngành Sư phạm Tiếng Anh, trường Sư phạm TP HCM lấy 27,15. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội lấy 27,6 điểm ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 27,5 điểm ngành Giáo dục mầm non. Với các mức này, nếu không có điểm ưu tiên, thí sinh phải đạt trung bình hơn 9 điểm một môn mới đỗ.

Mức cao nhất của trường Sư phạm thuộc Đại học Huế và Đà Nẵng lần lượt 24 và 24,4, tức trung bình phải đạt 8-8,13 điểm mỗi môn.

Dưới đây là điểm chuẩn của bảy trường Sư phạm đào tạo giáo viên mầm non và phổ thông [riêng trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ở Vĩnh Phúc lấy điểm chuẩn theo thang 40]:

Trường Đại học

Điểm chuẩn [thấp nhất - cao nhất]

2017

2018

2019

2020

2021

Sư phạm Hà Nội

17 - 27,75

17 - 24,8

18 - 26,4

18,5 - 28

19 - 28,83

Sư phạm
TP HCM

17,75
- 26,25

17 - 22,55

18,5 - 24

19 - 26,5

22,05
- 27,15

Sư phạm
- ĐH Huế

12,75 - 23

17 - 22

17 - 18

18,5 - 20

19 - 24

Sư phạm
- ĐH Thái Nguyên

15,5 - 20,5

17 - 18,5

18 - 19

17,5 - 25

19 - 27,5

Sư phạm
- ĐH Đà Nẵng

15,75
- 24,25

17,75 - 21

18 - 23,55

18,5 - 21,5

17,81
- 24,4

Giáo dục
- ĐH Quốc gia Hà Nội

23 - 32,25 [thang 40]

18 - 20,25

19,5 - 22

19,25
- 25,3

25,05
- 27,6

Sư phạm
Hà Nội 2

17 - 30,25 [thang 40]

17 - 27 [thang 40]

24 - 27,5 [thang 40]

25 - 31 [thang 40]

24 - 32,5 [thang 40]

Ngoài các trường kể trên, các đại học đa ngành có đào tạo giáo viên cũng có xu hướng tương tự về điểm chuẩn.

Xét theo ngành, mức đầu vào cũng không nằm ngoài biến động chung. Ví dụ ngành Giáo dục tiểu học từng lấy điểm chuẩn ở mức 17-22 vào năm 2018, trong đó trường Sư phạm của Đại học Huế lấy thấp nhất - 17, chỉ bằng mức sàn chung cho khối ngành đào tạo giáo viên năm đó. Nhưng đến năm 2021, ngành này nằm trong nhóm các ngành học có đầu vào cao nhất ở các trường với mức cao nhất lên tới 27,6, ghi nhận tại Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ở ngành Sư phạm Toán học, biến động điểm chuẩn của một số trường có sự khác biệt. Như trường Sư phạm của Đại học Huế hàng năm có đầu vào ngành này thấp nhưng năm 2018 - khi các trường đều giảm mạnh đầu vào, điểm chuẩn ngành này của trường lại tăng vọt [từ 16 điểm vào năm 2017 lên mức 22]. Hay với trường Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, ngành Sư phạm Toán học có điểm trúng tuyển tăng dần đều qua các năm. Còn lại cũng trong xu hướng giảm vào năm 2018 và tăng trở lại những năm sau đó.

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho nhóm ngành đào tạo giáo viên. Trong đó, các ngành Sư phạm trình độ đại học có điểm sàn là 19; riêng ngành Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật là 18. Với mức sàn bằng năm ngoái, một số chuyên gia dự báo điểm chuẩn các ngành Sư phạm năm nay có thể ở mức tương đương hoặc tăng nhẹ tại một số ngành.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 5/2021, cả nước có hơn 42.200 cơ sở giáo dục với hơn 22 triệu trẻ mầm non, học sinh phổ thông. Đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non các tỉnh vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở từng cấp học.

Theo quyết định của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan đảng, mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị giai đoạn 2022-2026, hôm 2/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương khẩn trương tuyển 27.850 biên chế giáo viên cho năm học tới, trong đó ưu tiên giáo viên các môn học mới. Tổng số biên chế giáo viên được giao bổ sung giai đoạn 2022-2026 là 65.980.

Đại diện một trường Sư phạm khu vực phía Bắc đánh giá thông tin về việc thiếu giáo viên hay bổ sung biên chế có thể tác động tâm lý cho thí sinh có nguyện vọng vào các trường Sư phạm chứ không tác động đến việc tuyển sinh. Thực tế, chỉ tiêu vào các trường Sư phạm năm nay có giảm.

Dành lời khuyên cho thí sinh, ông nhấn mạnh việc chọn ngành cần dựa vào sở thích, thế mạnh, định hướng nghề nghiệp và điểm thi của cá nhân. Nếu nhìn vào cơ hội nghề nghiệp, các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ văn hay Sư phạm Tiếng Anh vẫn ổn định. Một số ngành cung cấp nhân lực giảng dạy các môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới như Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý tạo ra cơ hội việc làm tốt bởi về lâu dài các địa phương cần giáo viên dạy các môn tích hợp này.

Hiện, thí sinh vẫn còn thời gian cân nhắc nguyện vọng. Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến 17h ngày 20/8.

Chủ Đề