Đánh giá độ bền động cơ cvt năm 2024

Khi hộp số AT xuất hiện giải phóng chân côn, cuộc tranh luận nổi lên là số tự động hay số sàn tiết kiệm nhiên liệu hơn. Giờ đây, khi CVT ngày càng phổ biến, giới tài xế lại tiếp tục đặt câu hỏi vậy AT và CVT cái nào hiệu quả hơn. Thực tế, cả AT và CVT đều là số tự động, nhưng AT là số tự động có cấp, tức là các bánh răng của các trục thứ cấp và sơ cấp sẽ liên kết với nhau ở các vị trí khác nhau, tạo nên các cấp số. Trong khi đó, CVT lại không có bánh răng liên kết, mà sử dụng dây đai cùng các puli để thay đổi tỷ số truyền. Vì không cần bánh răng, nên CVT có thể tạo ra vô số tỷ số truyền, tạo nên hộp số "vô cấp", hoặc chính xác là "vô số cấp".

Vậy AT và CVT có những ưu, nhược điểm nào?

Ưu điểm hộp số AT

- AT quen thuộc bởi xuất hiện đã lâu, độ tin cậy vì thế cũng cao. Cũng vì quen thuộc nên thợ cơ khí dễ bắt bệnh và sửa chữa.

- AT có sức kéo bền bỉ, có thể chịu được tải trọng tới cả tấn.

- Với công nghệ hiện đại ngày nay, các khớp bánh răng hoạt động trong hộp số sẽ trơn tru và hoạt động nhanh hơn, giúp khả năng chuyển số nhanh chóng.

Nhược điểm của AT

- Tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn: vì cố định một số tỷ số truyền nên AT sẽ không tối ưu như CVT, bởi vậy khả năng tiết kiệm nhiên liệu sẽ không bằng.

- Bảo dưỡng tốn kém hơn: dầu hộp số cần thay định kỳ, AT cũng có nhiều chi tiết cần bảo dưỡng.

Ưu điểm của hộp số CVT

- Hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu: Hộp số CVT giúp xe tiết kiệm nhiên liệu đáng kể khi tối ưu tỷ số truyền.

- Lượng khí thải thấp hơn: nhờ tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí thải vì vậy cũng thấp hơn.

- Hoạt động như hộp số tự động: Sẽ không có điểm khác biệt khi lái xe trang bị CVT hay hộp số tự động, chỉ cần lên xe, cài số và đi.

- Không sang số: Hộp số tự động khi chuyển số sẽ thay đổi vòng tua, trong khi hộp số CVT ít ảnh hưởng đến vòng tua giúp khả năng tăng tốc mượt mà hơn.

Nhược điểm của hộp số CVT

- Độ tin cậy chưa được chứng minh: CVT dù sao cũng vẫn khá mới mẻ so với AT, bởi vậy vẫn cần nhiều thời gian để chứng minh chất lượng, độ bền bỉ.

- Cảm giác lái khác lạ: Đối với một số người, lái một chiếc xe với hộp số CVT giống như lái một chiếc xe golf nhàm chán. Tài xế không cảm thấy được chiếc xe sang số, thay đổi vòng tua.

- Không được trang bị trên tất cả xe hơi: xe tải, bán tải và một số xe to không thể trang bị hộp số CVT, tương tự như xe thể thao, xe cơ bắp và nhiều dòng xe sedan, xe sang cỡ lớn. Lý do CVT được thiết kế chủ yếu cho các loại xe sử dụng động cơ có dung tích nhỏ với ít mã lực và mô-men xoắn.

- Dây đai nhanh mòn: Dây đai bên trong hộp số CVT chịu rất nhiều lực và có thể nhanh mòn. Điều này khiến dây cuối cùng bị đứt, làm hỏng bộ phận truyền động, dẫn đến phải thay thế tất cả bộ truyền động.

- Chi phí sửa chữa đắt hơn: Việc sửa chữa CVT mất nhiều thời gian hơn so với hộp số tự động, bởi ít thợ sửa chữa có tay nghề trong sửa chữa hộp số CVT, ngoài ra độ phức tạp lớn hơn khiến thời gian sửa chữa tăng lên và chi phí sẽ đắt hơn.

Độ tin cậy của hộp số CVT đối với hộp số tự động đa cấp thông thường là một chủ đề gây tranh cãi. Về lý thuyết, hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] là loại hộp số bền bỉ, nếu được chăm sóc cẩn thận thì hộp số này có tuổi thọ trên 5 năm và ít gặp hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] là hộp số tự động phổ biến hiện nay trên xe ô tô. Hộp số này có mặt trên nhiều mẫu xe ở nhiều phân khúc khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về hộp số CVT, ưu và nhược điểm, độ tin cậy và chi phí sửa chữa.​

Hộp số CVT là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số CVT​

Hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] là chữ viết tắt của Continuously Variable Transmission. Là loại hộp số phổ biến, hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều dòng xe từ ô tô ở nhiều phân khúc khác nhau và cả trên xe máy tay ga [scooter].​

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số CVT​

Theo ghi chép, ý tưởng về hộp số vô cấp được Leonardo da Vinci phác hoạ từ năm 1490, cách đây hơn 5 thế kỷ. Sau đó hộp số vô cấp được đăng ký bản quyền phát minh vào năm 1886. Sau đó, bằng sáng chế hộp số CVT được cấp cho Adiel Dodge vào năm 1935. Từ những năm 1980, hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] đã được sử dụng trên mẫu xe thương mại Subaru Justy GL tại thị trường Mỹ. Trước khi loại hộp số này được sử dụng phổ biến trên nhiều dòng xe Nhật hiện tại.

Về cơ bản, hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] có cấu tạo đơn giản, sử dụng ít các bộ phận và không có các bánh răng như hộp số tự động có cấp. Hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] sử dụng 3 bộ phận chính bao gồm: Ròng rọc hay còn gọi Puli [đầu vào] được nối với trục khuỷu động cơ, trong khi puli đầu ra dẫn mô-men xoắn đến trục truyền động và đến bánh xe chủ động, kết nối giữa hai Puli này là bộ phận dây đai [dây curoa] làm bằng vật liệu cao su hoặc dây kim loại.

Khi hoạt động, ròng rọc hay còn gọi Puli trượt ra vào tạo ra sự biến thiên cho bán kính quay. Bán kính quay của hai puli liên tục thay đổi tạo nên các tỷ số truyền đa dạng một cách liên tục, có sự biến thiên vô cấp liên tục, điều này tạo ra các “cấp số” phù hợp với tua máy.

Ưu điểm của hộp số CVT​

  • Giảm hao hụt công suất động cơ​
  • Giúp xe vận hành êm ái, mượt mà giảm hiện tượng giật cục giữa các bước số [đối với hộp số tự động ít cấp]​
  • Khả năng tăng tốc nhanh [đối với hộp số tự động ít cấp]​
  • Giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm​
  • Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ sửa chữa và ít đòi hỏi bảo trì sửa [​
  • Cấu tạo đơn giản, ít bộ phận giúp giảm trọng lượng cho xe góp phần giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và khí thải​

Nhược điểm của hộp số CVT​

  • Hộp số CVT không chịu được mô-men xoắn cao, vì có thể xảy ra hiện tượng trượt dây đai [curoa], chính vì thế hộp số này không được dùng cho xe có công suất cao hay xe bán tải​
  • Mang độ ồn khi vận hành [với hộp số đời cũ]​
  • Dây đai hộp số CVT có tuổi thọ nhất định, đòi hỏi thay thế sau một thời gian sử dụng với chi phí đắt đỏ​
  • Khả năng vận hành mượt mà, nhưng dễ gây nhàm chán, giảm sự phấn khích và thú vui khi cầm lái​

Các mẫu xe sử dụng hộp số CVT tại Việt Nam​

Hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] là hộp số tự động phổ biến hiện nay trên xe ô tô, người dùng có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu xe lắp hộp số này ở nhiều phân khúc khác nhau. Trong đó, phân khúc xe hạng A giá rẻ có Honda Brio, VinFast Fadil. Xe sedan hạng B có Toyota Vios, Honda City, Nissan Almera [Sunny], phân khúc sedan hạng C có Honda Civic, phân khúc sedan hạng D có Honda Accord. Ở các phân khúc CUV khác như CUV hạng C có Subaru Forester, Toyota Corolla Cross.

Độ tin cậy và chi phí sửa chữa và thay thế của hộp số CVT​

Độ tin cậy của hộp số CVT đối với hộp số tự động đa cấp thông thường là một chủ đề gây tranh cãi. Về lý thuyết, hộp số tự động biến thiên vô cấp [CVT] là loại hộp số bền bỉ, nếu được chăm sóc cẩn thận thì hộp số này có tuổi thọ trên 5 năm và ít gặp hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, vốn cho rằng khi hộp số CVT gặp hỏng hóc, chi phí sửa chữa cũng không cao và bền bỉ hơn hộp số tự động có cấp thông thường. Theo chia sẻ của anh Hoàng [sống tại TP.HCM], người từng sở hữu xe Honda City đời 2016 sử dụng hộp số CVT. Anh cho biết, chi phí thay dầu cho hộp số CVT khá tốn kém, tầm khoảng 3 triệu đồng. Khi chạy quãng đường tầm 80 – 120.000km, hộp số xe anh có hiện tượng trượt đai. ​

Chiếc Honda City đời 2016 của anh Hoàng ​

Sau một thời gian, anh mang xe vào hãng yêu cầu thay đai hộp số, nhưng hãng xe chỉ thay …cả hộp số để đảm bảo độ an toàn, không thay riêng lẻ đai với chi phí 140 triệu đồng [chưa bao gồm công thay]. Việc sử dụng xe lâu năm, đi nhiều với hộp số CVT bị hư hỏng, đặc biệt là hỏng dây đai là cực kỳ nguy hiểm. ​

PV: Theo anh nhận xét, hộp số tự động CVT và hộp số tự động có cấp, hộp số nào đáng tin cậy hơn?

Anh Hoàng: “Theo mình dưới góc độ cá nhân, hộp số CVT chỉ tối ưu hoá chi phí cho nhà sản xuất. Về sự tin cậy, khi đi với tốc độ cao hoặc đang leo đèo, mình sẽ tin cậy vào bánh răng kim loại hơn là đặt cả tính mạng và độ an toàn của mình vào sợi dây đai” - Anh Hoàng chia sẻ thêm.

Chủ Đề