Dấu hiệu trẻ sơ sinh phát triển bình thường

Dấu hiệu trẻ sơ sinh khỏe mạnh là gì? Làm sao để biết con có đang phát triển bình thường hay không? Bố mẹ tham khảo bài viết sau của ODP nhé!

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, dấu hiệu trẻ sơ sinh khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc bố mẹ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy con đang phát triển bình thường: 

Về cân nặng và chiều cao

Khi trẻ sơ sinh được khoảng 3-5 ngày tuổi, trọng lượng cơ thể của trẻ thường giảm 7-10% so với cân nặng khi sinh. Tuy nhiên, sau đó từ 2-3 tuần, trẻ thường sẽ trở về cân nặng khi vừa mới chào đời của mình và sẽ tăng khoảng 600-900g khi được tròn 1 tháng tuổi. 

Về chiều cao, bố mẹ có thẻ thấy sự tăng trưởng rõ rệt của con vì trong 2 tuần đầu đời, trẻ sơ sinh có thể cao lên khoảng 2,5cm. 

Về chu vi vòng đầu của trẻ

Chu vi vòng đầu của một trẻ sơ sinh phát triển bình thường có thể tăng khoảng 1,3cm trong tháng đầu tiên. 

Về việc ăn uống và vệ sinh

Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần được cho bú khoảng 8-12 lần. Để biết trẻ có đang bú đủ sữa hay không, bố mẹ nên đếm số lần thay tã cho trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh khi chưa đầy 1 tháng tuổi sẽ cần thay tã từ 8-10 lần mỗi ngày. Khi được hơn 1 tháng tuổi, số lần thay tã của trẻ sẽ giảm dần. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể theo dõi màu nước tiểu của trẻ. Nếu nước tiểu của trẻ có màu nhạt, điều này chứng tỏ con đã được bú đủ. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu đậm, rất có thể trẻ chưa nhận được đủ lượng chất lỏng cần thiết thông qua việc bú sữa. 

Ngoài ra, vì sữa mẹ có tính nhuận tràng nên việc trẻ sơ sinh đi tiểu sau khi được cho bú là điều bình thường. Nếu trẻ không thải ra đủ lượng nước tiểu hay phân, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể đó là dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề nào đó về thể chất hay dinh dưỡng. 

Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần được cho bú khoảng 8-12 lần.

Về giấc ngủ 

Khi được khoảng 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có giấc ngủ ổn định hơn. Lúc này, trẻ có thể ngủ liền mạch khoảng 6 tiếng vào ban đêm. Trong trường hợp trẻ đã hơn 4 tháng tuổi nhưng vẫn có thói quen ngủ không đều đặn, bố mẹ nên thiết lập kế hoạch rèn ngủ chặt chẽ hơn cho con. 

>>> Tham khảo thêm: Những điều bố mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Về tình trạng quấy khóc

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian và khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi, con sẽ ít quấy khóc hơn so với giai đoạn đầu sau sinh. 

Trong trường hợp trẻ dưới 5 tháng tuổi khóc nhiều và liên tục trong ngày và tình trạng này kéo dài nhiều ngày trong tuần, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp. 

Mỗi khi trẻ sơ sinh quấy khóc, bố mẹ nên lưu ý không rung hay lắc mạnh cơ thể của trẻ để tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của con. 

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc là tình trạng rất phổ biến.

Về khả năng của trẻ

Phản ứng nhanh với các âm thanh

Việc trẻ sơ sinh có thể phản ứng nhanh với các âm thanh chứng tỏ thính giác của con đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Không những vậy, trẻ còn đang dần tò mò về những gì mà mình nghe thấy. Ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi, cơ quan thính giác của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên con chỉ có thể nghe được những âm thanh ở gần. 

Lúc này, trẻ có thể quay mặt về phía người trò chuyện với con. Đặc biệt, trẻ rất thích thú khi nghe thấy giọng nói của bố mẹ hay những người thân trong gia đình.

Để có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển khả năng thính giác của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng các loại đồ chơi có phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc. Trong trường hợp trẻ 2 tháng tuổi chưa biết cười, không có phản ứng với các âm thanh, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị. 

Có khả năng chống đỡ cơ thể

Giai đoạn 3-4 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ sơ sinh bắt đầu tập lẫy. Điều đó chứng tỏ hệ cơ xương của con đang dần cứng cấp hơn và phát triển với tốc độ bình thường. Từ tháng thứ 4 trở đi, trẻ dần tập ngồi và có góc nhìn hoàn toàn mới về thế giới quanh mình. 

Nếu trẻ 4 tháng tuổi chưa thể tự giữ cho đầu vững hay trẻ 9 tháng chưa thể tự chống tay để đỡ mình dậy hay không thể ngồi mà không có sự hỗ trợ từ người lớn thì bố mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tham khảo lời khuyên để giúp con bắt kịp tốc độ phát triển bình thường.

3-4 tháng tuổi tập lẫy là dấu hiệu trẻ sơ sinh phát triển tốt.

Tập trung tầm nhìn vào đồ vật, màu sắc

Việc này chứng tỏ thị giác và não bộ của trẻ đang phát triển khỏe mạnh. Khi mới chào đời, thị lực của trẻ là 1/20. Khi được 2-3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh biết hướng đầu về phía nguồn sáng, dùng mắt để khám phá tay chân, dễ mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị. Thị lực của trẻ thường phát triển nhanh chóng để đạt mức 20/20 khi con ở giai đoạn 3-5 tuổi. 

Giao tiếp bằng ánh mắt và tương tác với mọi người 

Trẻ từ 1 tháng tuổi đã có thể giao tiếp bằng ánh mắt, 2 tháng biết cười và 3 tháng biết ê a trò chuyện với người lớn. Đây là những cột mốc phát triển bình thường cho thấy trẻ có nhu cầu được giao tiếp xã hội, muốn kết nối với những người thân trong gia đình và trở nên ý thức hơn về thế giới xung quanh mình. 

Nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình phát triển, bố mẹ nên sớm đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về các dấu hiệu trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Khi thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ sơ sinh, nhiều bố mẹ không biết nên rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, đó có thể là những điều bình thường ở trẻ sơ sinh.

Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi con, có thể bạn sẽ lạ lẫm và nghĩ rằng con có dấu hiệu bất thường như: phân su không có mùi, hình như con đang ngưng thở, con khóc không thấy nước mắt, trên người có nhiều vết bớt… Tuy nhiên, đó có thể là điều bình thường và bạn không cần phải lo lắng. Hãy cùng Hello Bacsi nhận diện những dấu hiệu lạ nhưng lại là điều bình thường ở trẻ sơ sinh nhé.

1. Phân đầu đời của con không có mùi

Phân su của trẻ có chứa chất nhầy, lỏng, là những gì trẻ tiêu hóa khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh chưa có vi khuẩn đường ruột, nên phân bé chưa có mùi hôi. Ngay khi bạn cho con bú, vi khuẩn bắt đầu xuất hiện trong ruột của con. Sau đó, một ngày hoặc lâu hơn, phân của con sẽ chuyển thành màu xanh, vàng, nâu và có mùi quen thuộc.

2. Con yêu thỉnh thoảng sẽ ngưng thở

Khi ngủ, trẻ có thể ngưng thở khoảng 5 – 10 giây và điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, hơi thở không đều của trẻ lại là điều bình thường. Nếu quan sát thấy trẻ ngừng thở trong một khoảng thời gian dài và mặt tái xanh, bạn cần đưa con đến bệnh viện gấp. Khi hào hứng hay sau khi khóc, trẻ có thể thở 60 nhịp/phút.

3. Có vị giác

Dù trẻ sơ sinh có cùng số lượng bộ nhận cảm vị giác với trẻ nhỏ và người lớn, nhưng chúng kiểm soát nhiều vùng hơn bao gồm amidan và phần sau của cổ họng. Một đứa trẻ sơ sinh có thể nhận ra vị ngọt, đắng và chua nhưng không thể cảm nhận vị mặn cho đến khi chúng 5 tháng tuổi. Khi con bắt đầu ăn giặm, trẻ có xu hướng thích những món mà mẹ ăn trong lúc mang thai và cho con bú.

4. Khóc không có nước mắt

Trẻ sơ sinh bắt đầu khóc khoảng 2 –3 tuần mà không có nước mắt cho đến khi chúng 1 tháng tuổi. Buổi chiều tối là thời gian trẻ hay khóc nhất. Thông thường trẻ khóc không có lý do và bạn cũng không thể dỗ bé nín được. Tuy nhiên, sau 3 tháng, điều này sẽ tự biến mất.

Khi trẻ được sinh ra, cả bé trai và gái đều có vú nhỏ và thậm chí là có một ít sữa rỉ ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ hấp thụ estrogen từ mẹ và điều này sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Bé gái còn có kinh nguyệt và kéo dài trong vài ngày.

6. Trẻ thích quay đầu sang phải

Chỉ 15% trẻ sơ sinh thích quay đầu sang trái, số còn lại thường quay đầu sang phải khi ngủ. Tuy nhiên, một số người lo lắng nếu quay đầu chỉ có một bên, con sẽ bị móp đầu, đầu không tròn hay bị vẹo cổ. Tình trạng quay đầu một bên chỉ kéo dài trong vài tháng và nó có thể giúp giải thích tại sao nhiều người thuận tay phải.

7. Có nhiều tế bào não hơn

Dù não của trẻ sẽ lớn hơn [gấp đôi kích thước trong năm đầu tiên] nhưng nó cũng đã có sẵn hầu hết những tế bào thần kinh. Nhiều nơ-ron thần kinh sẽ không bị thay thế ngay cả khi chúng chết. Sự liên kết giữa các tế bào thần kinh sẽ giảm khi trẻ lớn hơn. Điều này giúp trẻ tập trung nhưng không làm giảm sự sáng tạo của chúng.

8. Bé trai có sự cương cứng

Sự cương cứng ở trẻ thường xảy ra trước khi bé trai đi tiểu. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được tìm hiểu rõ nhưng bạn không cần phải quá lo lắng. Bạn cũng có thể thấy điều này trong khi siêu âm trước khi trẻ chào đời. “Cậu nhỏ” của trẻ trông có vẻ to hơn khi chào đời là điều bình thường. Hormone của bé và mẹ đóng vai trò trong hiện tượng này, cũng như vết bầm và sưng của bé trong quá trình sinh nở.

Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi những tiếng ồn, mùi hương mạnh mẽ, ánh sáng chói, thậm chí là với tiếng khóc của mình. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi bé dang tay sang 2 bên, bàn tay mở ra sau đó nhanh chóng nắm lại và kéo về phía cơ thể mình. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất cân bằng và bạn nên cẩn thận để con không giật mình.

10. Một vài vết bớt sẽ biến mất

Những vết bớt của trẻ thường là những vùng màu hồng, xuất hiện ở trán, mí mắt, cánh mũi hay cổ. Thỉnh thoảng, trẻ có những vết bớt xanh ở lưng hay mông. Những vết bớt này sẽ tự biến mất trong vài năm.

Có một loại u nang màu dâu do các mạch máu tăng nhanh. Những vết bớt này xuất hiện trong vòng vài tuần và có thể mất nhiều năm mới biến mất.

Tìm kiếm những câu chuyện nuôi dạy con cái?

Hãy tham gia ngay cộng đồng Nuôi dạy con - chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cùng những bậc cha mẹ khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề