Đề thi Công nghệ 9 học kì 1 trắc nghiệm

  • Công nghệ 9: Lắp đặt mạng điện trong nhà
  • Công nghệ 9: Nấu ăn
  • Công nghệ 9: Trồng cây ăn quả
  • Đề thi Công nghệ 9

Câu 25:

A. Biết được tình trạng làm việc của thiết bị điện 

B. Phán đoán được nguyên nhân hư hỏng mạng điện 

C. Phán đoán được nguyên nhân hư hỏng đồ dùng điện 

D. Cả 3 đáp án trên

Xem đáp án

Đáp án: D

3 Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 9 [Có ma trận, đáp án]

Đề thi học kì 1 Công nghệ 9 năm 2021 - 2022 gồm 3 đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi Công nghệ lớp 9 học kì 1 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bao gồm cả tự luận và trắc nghiệm, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa tập 1. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Công nghệ quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 9 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn như: đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Lịch sử.

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021 - 2022

Cấp đTên chủ đNhận biếtThông hiểuVận dụng Cộng
TNTLTNTLTNTL

1. Giới thiệu nghề điện dân dụng

Biết được thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng

- Số câu:2

- Số điểm:2,5

- Tỉ lệ:25%

- Số câu: 1

- Sốđiểm:0,5

- Số câu: 1

- Sốđiểm:2

Số câu:2

Điểm:2,5

2. Vật liệu lắp đặt mạng điện trong nhà

- Số câu:1

- Sốđiểm:0,5

- Tỉ lệ: 5%

- Số câu: 1

- Sốđiểm:0,5

Số câu:1

Điểm:0,5

3. Dụng cụ lắp đặt điện

- Số câu: 4

- Sốđiểm:2

Số câu:4

Điểm: 2

4. Nối dây dẫn

biết sử dụng dây dẫn và nối dây

- Số câu:2

- Số điểm:5

- Tỉ lệ: 50%

- Số câu: 1

- Sốđiểm:2

- Số câu: 1

- Sốđiểm:3

Số câu:2

Điểm: 5

Cộng

Số câu: 6

Điểm: 3

Số câu: 1

Điểm: 2

Số câu: 1

Điểm: 2

Số câu: 1

Điểm: 3

Sốcâu:9

Điểm:10

I. TRẮC NGHIỆM [3 điểm]

Hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng [A, B, C hoặc D]

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo đường kính và chiều sâu lỗ là:

A. Thước cặp.

B. Thước dây

C. Thước dài.

D. Thước góc.

Câu 2: Đồng hồ điện được dùng để đo hiệu điện thế của mạch điện là:

A. Oát kế

B. Vôn kế.

C. Ôm kế.

D. Ampe kế.

Câu 3: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:

A. Tiếp xúc với nhiều hoá chất động hại.

B. Làm việc ngoài trời.

C. Thường phải đi lưu động.

D. Làm việc trên cao.

Câu 4: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện?

A. Cường độ dòng điện.

B. Đường kính dây dẫn.

C. Điện trở mạch điện.

D. Điện áp.

Câu 5: Đồng hồ dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là:

A. Ampe kế.

B. Oát kế.

C. Công tơ điện.

D. Vôn kế.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu cách điện:

A. Pu li sứ.

B. Băng dính điện.

C. Nhôm.

D. Cao su.

II. TỰ LUẬN [7 điểm]

Câu 7 [2 điểm]: Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Tại sao phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp hoặc máy ổn áp điện?

Câu 8 [2 điểm]: Em hãy nêu yêu cầu của một mối nối dây dẫn? Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình nối dây như thế nào?

Câu 9 [3 điểm]: Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện em cần phải chú ý điều gì? Vì sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? Để làm sạch lõi dây dẫn điện em chọn dùng giấy ráp hay dùng lưỡi dao nhỏ? Tại sao em chọn như vậy?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9

I. Trắc nghiệm 3 điểm

CâuCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánABABCC

II. Tự luận 

Câu 7

a. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: [1 điểm]

- Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt.

- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.

- Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.

b. Lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp hoặc máy ổn áp điện giúp người sử dụng có thế biết được tình trạng làm việc của mạch điện: Điện áp ra 220V, cường độ dòng điện trong mạch điện là bao nhiêu? [1 điểm]

Câu 8 [2 điểm]:

a. Yêu cầu của một mối nối dây dẫn [0,5 điểm]

  • dẫn điện tốt.
  • độ bền cơhọc cao.
  • an toàn điện
  • đẹp.

b. Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình nối dây: [1,5 điểm].

Yêu cầu mối nối

Các bước của quy trình nối dây

a. không được cắt vào lõi

b. các mặt tiếp xúc phải sạch

c. mối nối phải chặt

d. mối nối không có cạnh sắc

e. độ bền cơ học cao

f. an toàn điện

a. bóc vỏ cách điện

b. làm sạch lõi

c. nối dây

d. kiểm tra mối nối

e. hàn mối nối

f. cách điện mối nối

Câu 9 [3 Điểm]

a. Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý: [1 điểm]

Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây nối dài.

2. Lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để dễ dàng trong lắp đặt và sửa chữa. [1 điểm]

3. Để làm sạch lõi dây điện dẫn em chọn dùng giấy ráp. Nếu dùng lưỡi dao có thể gây đứt dây nhỏ, cắt vào lõi dây làm dây không đảm bảo về tính dẫn điện và độ bền cơhọc. [1 điểm]

....................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9

Câu 1: Nghề điện dân dụng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ:

A. Đời sống

B. Sinh hoạt

C. Lao động, sản xuất

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Hãy cho biết đâu là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?

A. Thiết bị bảo vệ

B. Thiết bị đóng cắt

C. Thiết bị lấy điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3 : Chọn phát biểu sai: đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:

A. Nguồn điện một chiều

B. Nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V

C. Nguồn điện xoay chiều điện áp cao trên 380V

D. Các loại đồ dùng điện

Đáp án: C

Câu 4 : Những công việc nào thường được tiến hàng trong nhà?

A. Lắp đặt

B. Bảo dưỡng

C. Sửa chữa đồ dùng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5 : Người lao động cần đảm bảo mấy yêu cầu của nghề điện dân dụng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Đó là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và sức khỏe.

Câu 6: Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm:

A. Dây cáp điện

B. Dây dẫn điện

C. Vật liệu cách điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Vật liệu nào được dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện:

A. Dây cáp điện

B. Dây dẫn điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A. vì đó là dây trần và dây có vỏ bọc cách điện

Câu 9: Dựa vào số lõi, dây có vỏ bọc cách điện chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B. Đó là dây 1 lõi và dây nhiều lõi.

Câu 10: Dựa vào số sợi của lõi, dây dẫn điện chia làm những loại nào?

A. Dây lõi 1 sơi

B. Dây lõi nhiều sợi

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 11: Tên một số đồng hồ đo điện là:

A. Ampe kế

B. Vôn kế

C. Ôm kế

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 12: Tên một số đại lượng đo điện là:

A. Ampe

B. Oát

C. Ôm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 13: Hãy cho biết V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Vôn kế

B. Công tơ điện

C. Oát kế

D. Đáp án khác

Đáp án: A. vì công tơ điện có kí hiệu kWh , oát kế có kí hiệu w

Câu 14: Hãy cho biết A là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Oát kế

B. Ampe kế

C. Ôm kế

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 15: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?

A. Thước

B. Panme

C. Đồng hồ vạn năng

D. Búa

Đáp án: C. Vì đồng hồ vạn năng là đồng hồ đo điện.

Câu 16: Nội dung cần thực hiện trong bài là:

A. Tìm hiểu đồng hồ đo điện

B. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 17: Tên đồng hồ đo điện là:

A. Ampe kế

B. Vôn kế

C. Ôm kế

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 18: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện thực hiện theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Đáp án: A. Đó là đọc và giải thích kí hiệu ghi trên mặt công tơ, nối mạch điện thực hành và đo điện năng tiêu thụ.

Câu 19: Các bước đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện là:

A. Đọc và giải thích kí hiệu ghi trên mặt công tơ điện

B. Nối mạch điện thực hành

C. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20: Có mấy nguyên tắc cần lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. Đó là điều chỉnh núm về 0, không chạm tay vào đầu kim hoặc phần tử cần đo, bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần.

Câu 21: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. Đó là mối nối thẳng, phân nhánh và dùng phụ kiện.

Câu 22: Tên các loại mối nối dây dẫn điện là:

A. Mối nối thẳng

B. Mối nối phân nhánh

C. Mối nối dùng phụ kiện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 23: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, cần thực hiện mấy yêu cầu về mối nối?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B. Đó là yêu cầu về tính dẫn điện, độ bền cơ học, độ an toàn điện, tính mĩ thuật.

Câu 24: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, yêu cầu mối nối là:

A. Dẫn điện tốt

B. Độ bền cơ học cao

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 25: Chọn đáp án sai khi nói về yêu cầu mối nối:

A. An toàn điện

B. Không cần tính thẩm mĩ

C. Dẫn điện tốt

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 26: Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?

A. Thiết bị đóng cắt

B. Thiết bị bảo vệ

C. Thiết bị lấy điện của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 27: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 28: Mạng điện trong nhà có bảng điện:

A. Bảng điện chính

B. Bảng điện nhánh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 29: Trên bảng điện có những phần tử nào?

A. Cầu chì

B. Ổ cắm

C. Công tắc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 30: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B. Đó là vẽ đường dây nguồn, xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn, xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.

Câu 31: Khi lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang cần:

A. Vẽ sơ đồ lắp đặt

B. Lập bảng dự trù vật liệu thiết bị và lựa chọn dụng cụ.

C. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 32: Vẽ sơ đồ lắp đặt tiến hành theo mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 33: Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần:

A. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang

B. Lựa chọn dụng cụ

C. Lập bảng dự trù vật liệu

D. Đáp án khác

Đáp án: A. Vì sau khi vẽ sơ đồ mới tiến hành dự trù vật liệu và lựa chọn dụng cụ.

Câu 34: Sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm:

A. Tắc te

B. Chấn lưu

C. Đèn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 35: Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C. Đó là vạch dấu, khoan lỗ, lắp thiết bị điện của bảng điện, nối dây bộ đèn, nối dây mạch điện, kiểm tra.

Câu 36: Khi lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn cần:

A. Vẽ sơ đồ lắp đặt

B. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

C. Lắp đặt mạch điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 37: Vẽ sơ đồ lắp đặt tiến hành theo mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 38: Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần:

A. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện

B. Lựa chọn dụng cụ

C. Lập bảng dự trù vật liệu

D. Đáp án khác

Đáp án: A. Vì sau khi vẽ sơ đồ lắp đặt mới tiến hành dự trù vật liệu, lựa chọn dụng cụ.

Câu 39: Sơ đồ nguyên lí mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn gồm:

A. Cầu chì

B. Công tắc hai cực

C. Đèn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 40: Kiểm tra mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn là:

A. Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn

B. Nối mạch điện vào nguồn điện và vận hành thử

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 41: Có mấy kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 42: Lắp đặt mạng điện trong nhà theo kiểu:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt ngầm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 43: Hiện nay, loại ống PVC được sử dụng phổ biến trong mạng điện sinh hoạt là:

A. PVC tiết diện tròn

B. PVC tiết diện hình chữ nhật

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 44: Yêu cầu của bảng điện:

A. Cách mặt đất dưới 1,3 m

B. Cách mặt đất từ 1,3m ÷ 1,5m

C. Cách mặt đất trên 1,5m

D. Đáp án khác

Đáp án: D

Câu 45: Đâu là yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?

A. Đường dây dẫn song song vật kiến trúc

B. Đường dây dẫn cao hơn mặt đất 2,5m

C. Đường dây dẫn cachs vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 46: Tại sao phải thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng?

A. Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra

B. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 47: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần:

A. Kiểm tra mạng điện theo định kì

B. Thay thế thiết bị hư hỏng

C. Sửa chữa thiết bị hư hỏng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 48: Dây dẫn điện trong nhà sử dụng loại dây:

A. Dây trần

B. Dây có bọc cách điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B. Không sử dụng dây trần vì rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn điện.

Câu 49: Kiểm tra dây dẫn điện là tiến hành:

A. Kiểm tra dây dẫn có cũ không

B. Kiểm tra dây dẫn có vết nứt không

C. Kiểm tra dây dẫn có hở cách điện không

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 50: Kiểm tra thiết bị điện là tiến hành kiểm tra:

A. Cầu dao, công tắc

B. Cầu chì

C. Ổ cắm điện và phích cắm điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Video liên quan

Chủ Đề