Dị ứng thời tiết thì làm thế nào năm 2024

Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài (thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa...) sẽ xảy ra một số biểu hiện của dị ứng phổ biến như sau:

Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa râm ran: Những vùng da khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như cổ, mặt, bàn tay, chân… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi theo phản xạ tự nhiên. Càng gãi các chấm đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp trên da mà cơn ngứa không giảm.

Dị ứng thời tiết thì làm thế nào năm 2024
Ăn uống đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C là một cách chống dị ứng thời tiết hữu hiệu.

Da bị phồng rộp hay tấy đỏ: Biểu hiện sưng phù xuất hiện nhiều nhất ở môi gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện tượng phồng da khiến người bệnh vừa ngứa ngáy vừa khó chịu.

Viêm mũi dị ứng: Người bị dị ứng cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...

Nổi mề đay: Dị ứng thời tiết, mề đay có thể nổi khắp nơi, ban đầu rải rác sau đó lan ra toàn thân và ngứa rất khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng ngứa, cơn ngứa thường tăng lên vào những lúc biên độ nhiệt thay đổi mạnh.

Viêm kết mạc dị ứng thời tiết có một số triệu chứng dễ nhận biết như: Chảy nước mắt khó kiểm soát, ngứa mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt. Mắt có cảm giác rát và nhạy cảm với ánh sáng.

Khò khè, ho hoặc khó thở là các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định, tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

Để phòng ngừa các trường hợp dị ứng kể trên, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá. Hạn chế tiếp xúc với gió lạnh, giữ ấm cơ thể bằng cách dùng khăn quàng cổ, ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày, tránh để mũi, mặt và chân tiếp xúc trực tiếp với gió liên tục. Nếu thường xuyên dùng khẩu trang và dùng mũ bảo hiểm có kính che phía trước, vừa cản gió lại có thể tránh được nguy cơ dị ứng từ bụi bẩn, phấn hoa….

Dị ứng thời tiết xảy ra ở nhiều người, mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường. Tình trạng này mang đến cảm giác khó chịu cho “khổ chủ”. Nếu dị ứng thời tiết kéo dài và nghiêm trọng có thể gây mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vì thế, chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một mẹo hay bạn không nên bỏ qua.

“Giải mã” hiện tượng dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Lúc này, sự thay đổi trong môi trường tạo điều kiện cho các dị nguyên nấm mốc, vi khuẩn phát triển và tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Khi miễn dịch cơ thể bị rối loạn, tình trạng dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện. Khi đó, các phản ứng dị ứng xảy ra và cơ thể sản sinh kháng thể, sản sinh histamin để chống lại các yếu tố kích thích bên ngoài môi trường. Đó cũng là lúc chúng ta nhận ra các dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết rõ ràng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chua_di_ung_thoi_tiet_bang_la_lot_1_d2dbbe8e04.jpg) Biểu hiện của làn da khi dị ứng thời tiết

Dấu hiệu bị dị ứng thời tiết

Trước khi áp dụng cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt, bạn cần nhận biết được biểu hiện của dị ứng thời tiết. Cụ thể là:

  • Trên da xuất hiện các vết ban đỏ ở mặt, tay, chân, lưng, bụng, đùi... Đi kèm đó là cảm giác ngứa khó chịu. Khi chúng ta gãi, những vết mẩn đỏ càng lan rộng và có khi thành đám lớn trên da.
  • Nhiều người dị ứng thời tiết bị ngứa mũi, họng dẫn đến chảy nước mắt, nước mũi và hắt hơi liên tục. Cảm giác khó chịu tùy mức độ dị ứng nặng hay nhẹ. Mỗi đợt khó chịu vùng mũi có thể kéo dài nửa tiếng.
  • Cơ thể bị nổi mề đay đột ngột có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như khó thở, huyết áp tụt nhanh, sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Một số người bị chàm bội nhiễm với vùng da mẩn đỏ kèm mụn nước và chảy dịch vàng. Ở đầu, mặt, đầu gối, khuỷu tay có xuất hiện nhiều vảy gầu.
  • Những người từng bị hen phế quản khi dị ứng thời tiết có biểu hiện khó thở, thở khò khè.

Tại sao nên chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt?

Chúng ta nên áp dụng cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt trước hết bởi đây là cách an toàn, lành tính. Lá lốt dễ kiếm trong vườn nhà, dễ mua ở các cửa hàng thực phẩm và giá rất rẻ. Trong Y học cổ truyền, loại lá này có tính ấm, vị cay nồng. Lá lốt có tác dụng trừ lạnh, làm ấm, giảm viêm sưng, giảm đau. Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da từ lá lốt.

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, tinh dầu lá lốt có chứa các hoạt chất flavonoid và hợp chất gốc benzyl. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Khi tác động lên da, chúng tạo hàng rào bảo vệ lớp thượng bì, ngăn chặn tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.

Lá lốt cũng làm dịu da, phòng ngừa viêm nhiễm do dị ứng. Chất piperidin có trong tinh dầu lá lốt giống như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp đẩy lùi phát ban, mề đay, dị ứng một cách nhanh chóng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chua_di_ung_thoi_tiet_bang_la_lot_2_9eb5377746.jpg) Lá lốt có nhiều tác dụng với sức khỏe và làn da

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Muốn chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Tắm hoặc lau người bằng nước lá lốt

Đây là cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản nhất, tiện lợi nhất. Với cách này, bạn chỉ cần dùng lá lốt tươi, rửa sạch, vò nát và mang nấu nước để tắm hoặc lau người. Khi nấu nước, bạn nên đun sôi trong khoảng 15 phút để tinh dầu lá lốt tiết ra hết.

Nếu muốn tắm, bạn pha thêm nước mát. Nếu chỉ dùng để lau người, bạn để nước nguội bớt rồi dùng khăn lau. Chờ khoảng 30 phút bạn có thể tắm hoặc rửa lại bằng nước sạch.

Chữa dị ứng thời tiết bằng bài thuốc uống từ lá lốt

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là cách an toàn nhưng chỉ hiệu quả khi dị ứng mức độ nhẹ. Nếu dị ứng nặng và kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn bị dị ứng thời tiết bôi thuốc gì nhanh khỏi nhé!

Làm sao để biết mình bị dị ứng thời tiết?

Triệu chứng bệnh Dị ứng thời tiếtDa nổi các ban đỏ, kèm ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ. Người bệnh thường thấy khó chịu, bị làm phiền. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết. Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể.

Dị ứng thời tiết thường kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết cấp tínhTrong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài đến một tuần. Thậm chí có trường hợp nặng có thể kéo dài đến 6 tuần. Loại dị ứng này thường có các triệu chứng mạnh trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng này giảm dần theo thời gian và có thể tự biến mất ngay cả khi không điều trị hoặc dùng thuốc.

Dị ứng thời tiết uống thuốc gì cho khỏi?

Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản bằng thuốc Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân nhằm khắc phục và cải thiện tình trạng dị ứng do thời tiết như: Thuốc kháng Histamin để điều trị các triệu chứng thông thường. Một số thuốc thường sử dụng là Loratadin, Cetirizine,...

Dị ứng thuốc kháng sinh kéo dài bao lâu?

Thông thường tình trạng nổi mề đay khi dị ứng thuốc kháng sinh sẽ mất khoảng 12 – 13 ngày để cải thiện. Ngoài ra, nếu tình trạng mề đay do dị ứng thuốc nghiêm trọng, người bệnh có thể mất từ 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng.