Ngày đèn đỏ diễn ra trong bao lâu

Kinh nguyệt ở đa số phụ nữ sẽ đến theo chu kỳ hàng tháng và thường kéo dài từ 2 đến 8 ngày, tùy theo cơ địa của từng người.

Nội dung chính của bài viết:

  • Kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 8 ngày, tùy từng người.
  • Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra theo 4 giai đoạn: giai đoạn nang trứng, giai đoạn rụng trứng, giai đoạn hoàng thể và giai đoạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là hiện tượng ra máu ít hơn hay nhiều hơn, kinh nguyệt thất thường, không thể đoán trước.
  • Việc mới sử dụng biện pháp tránh thai, hay giảm cân, thể dục quá nặng, nhiễm trùng sinh dục, căng thẳng... đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Cách phổ biến để điều hòa kinh nguyệt là uống thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai nội tiết.
  • Khi đột nhiên bị rối loạn kinh nguyệt hay không có kinh nguyệt từ 90 ngày trở lên mà không có thai, hoặc bị ra máu nhiều hơn bình thường, đau bụng dữ dội,... bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Ở đa số phụ nữ, kinh nguyệt đến theo chu kỳ hàng tháng. Đây là một phần trong quá trình mà cơ thể người phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho việc mang thai. Trong quá trình này, một quả trứng sẽ được phóng ra khỏi buồng trứng. Nếu trứng được thụ tinh thì sẽ bám vào thành tử cung, phát triển thành phôi thai và bắt đầu thai kỳ. Nhưng nếu trứng đó không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và đi ra ngoài qua âm đạo cùng với máu và dịch nhầy, tạo nên hiện tượng ra máu kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ.

Kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 8 ngày, tùy từng người.

Nhiều phụ nữ thường gặp các dấu hiệu trước và trong khi có kinh nguyệt như đau bụng, mỏi thắt lưng hoặc thay đổi tâm trạng. Những dấu hiệu này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]. Hầu hết các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ đều tự hết sau khi kinh nguyệt kết thúc.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu của tháng này đến ngày đầu tiên ra máu của tháng tiếp theo và thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra theo 4 giai đoạn, gồm có:

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng hay giai đoạn trước kinh nguyệt bắt đầu vào ngày đầu tiên có kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu rụng trứng. Trong giai đoạn này, buồng trứng tạo ra nang trứng và sau đó là trứng. Điều này kích thích lớp niêm mạc tử cung dày lên và nồng độ hormone estrogen cũng tăng lên trong thời gian này.

Giai đoạn rụng trứng

Trứng sau khi trưởng thành được phóng vào ống dẫn trứng và sau đó vào tử cung. Quá trình này thường diễn ra sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu được khoảng 2 tuần, có nghĩa là vào khoảng giữa của chu kỳ.

Giai đoạn hoàng thể

Ở giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn sau rụng trứng, cơ thể tiếp tục duy trì sự chuẩn bị cho thai kỳ, gồm có sự gia tăng hormone progesterone và một lượng nhỏ estrogen. Nếu trứng không bám vào tử cung thì giai đoạn này sẽ kết thúc và kinh nguyệt sẽ bắt đầu. Trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, giai đoạn này kết thúc vào khoảng ngày 22.

Giai đoạn kinh nguyệt

Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung bị bong ra và gây nên hiện tượng chảy máu.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt

Rất nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời. Đặc biệt, trong những năm đầu tiên của độ tuổi sinh sản [sau dậy thì], rối loạn kinh nguyệt - thường là kinh nguyệt kéo dài - là một vấn đề rất phổ biến. Sau đó kinh nguyệt sẽ ngắn lại và ổn định sau khoảng từ 1 đến 3 năm kể từ khi kinh nguyệt bắt đầu.

Những vấn đề kinh nguyệt không đều gồm có ra máu ít hơn, nhiều hơn, kinh nguyệt đến thất thường, không thể đoán trước, kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường. Theo thống kê, ước tính có khoảng 14 đến 25% phụ nữ có kinh nguyệt không đều.

Nếu các lần có kinh nguyệt cách nhau dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày thì khả năng cao là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó. Nếu khoảng cách giữa các lần có kinh nguyệt của bạn quá ngắn thì cần đi khám bác sĩ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Có một số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ví dụ, khi trưởng thành, lượng máu kinh sẽ ít đi và kinh nguyệt sẽ trở nên đều đặn hơn.

Việc mới sử dụng biện pháp tránh thai hoặc chuyển sang biện pháp tránh thai mới, bao gồm cả thuốc tránh thai hay vòng tránh thai đều có thể khiến kinh nguyệt trở nên bất thường trong thời gian đầu. Nhiều biện pháp tránh thai khiến cho kỳ kinh nguyệt kéo dài và gây nhiều triệu chứng khó chịu trong 1 đến 3 tháng đầu sử dụng nhưng đa phần thì kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại sau một thời gian.

Các yếu tố khác có thể khiến kinh nguyệt không đều hay gây ra những thay đổi với chu kỳ kinh nguyệt gồm có:

  • Giảm cân quá nhiều, đặc biệt là giảm trong thời gian ngắn
  • Tập thể dục quá nặng
  • Nhiễm trùng các cơ quan sinh dục, ví dụ như bệnh viêm vùng chậu [PID]
  • Các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]
  • Căng thẳng, áp lực, phiền muộn
  • Thay đổi chế độ ăn uống

Làm thế nào để điều hòa kinh nguyệt?

Kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng là điều mà phụ nữ nào cũng muốn và với những người mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiếp diễn trong thời gian dài thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều hòa kinh nguyệt.

Các biện pháp điều hòa kinh nguyệt đều nhằm mục đích là làm cho kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra trong vào thời điểm cố định hàng tháng [hoặc có thể chỉ chênh lệch vài ngày] và kéo dài trong một khoảng thời gian bình thường [từ 2 - 8 ngày].

Cách phổ biến nhất để điều hòa kinh nguyệt là bằng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai nội tiết khác như miếng dán hoặc vòng đặt. Một số biện pháp tránh thai này có tác dụng kích hoạt kinh nguyệt mỗi tháng một lần những có những biện pháp lại chỉ có thể làm cho kinh nguyệt đến 3 hoặc 6 tháng một lần.

Các phương pháp khác để điều hòa kinh nguyệt còn có điều trị chứng rối loạn ăn uống – nguyên nhân gây sụt cân hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như là lối sống. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng và bị rối loạn kinh nguyệt thì cần có biện pháp làm giảm căng thẳng.

Khi nào cần đi khám?

Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ có đôi chút khác biệt nhưng có những dấu hiệu thật sự chỉ ra vấn đề không bình thường và nếu gặp phải thì cần đi khám bác sĩ. Những dấu hiệu này gồm có:

  • Đột nhiên bị rối loạn kinh nguyệt sau một thời gian dài kinh nguyệt ổn định.
  • Không có kinh nguyệt từ 90 ngày trở lên và không có thai.
  • Bạn nghĩ rằng có thể mình mang thai.
  • Kinh nguyệt kéo dài quá 8 ngày.
  • Bị ra máu nhiều hơn bình thường.
  • Phải thay băng vệ sinh hoặc tampon cách 1 tiếng một lần.
  • Đột nhiên bị ra máu giữa chu kỳ.
  • Bị đau bụng dữ dội khi có kinh nguyệt.
  • Hai kỳ kinh nguyệt cách nhau quá 35 ngày hoặc dưới 21 ngày.

Ngoài ra, nếu đột nhiên bị sốt và gặp các triệu chứng giống như cúm khi sử dụng tampon thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm gọi là hội chứng sốc độc.

Kết luận

Về thời gian kéo dài của kỳ kinh nguyệt thì mỗi một phụ nữ là khác nhau và cách duy nhất để biết là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình vào mỗi tháng. Ngoài ngày bắt đầu và ngày kết thúc, bạn còn cần ghi lại những yếu tố khác như lượng máu kinh, những triệu chứng và hiện tượng ra máu giữa chu kỳ [nếu có] để phát hiện bất kỳ thay đổi nào không bình thường.

Nếu gần đây bạn không bị căng thẳng nhưng lại nhận thấy có thay đổi đột ngột với chu kỳ kinh nguyệt của mình, đặc biệt là còn đi kèm các triệu chứng mới thì nên đi khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra.

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường vẫn là câu hỏi gây xôn xao và thu hút sự tò mò của chị em phái nữ. Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là mỗi khác nhau, chu kỳ có thể dài hoặc có thể ngắn tùy theo cơ địa từng người. Tuy nhiên, nếu sự khác nhau về thời gian ở mỗi chu kỳ là quá lớn hay có các biểu hiện bất thường kèm theo thì chị em cần đi thăm khám.

XEM THÊM:

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung bởi sự tác động tụt giảm đột ngột lượng hormone estrogen và progesterone lặp lại theo chu kì hàng tháng. Kinh nguyệt bắt đầu hình thành từ khi bước vào giai đoạn dậy thì. Báo hiệu hoạt động của các chức năng sinh lí đang dần hoàn thiện. Kinh nguyệt sẽ xảy ra trong suốt thời kì từ khi dậy thì đến khi chị em bước vào tuổi mãn kinh.Chu kỳ diễn ra đều đặn và có tính lặp đi lặp lại là do sự phối hợp nhịp nhàng, trật tự và cả phức tạp của hệ thống nội tiết tố sinh sản bên trong cơ thể nữ giới, gồm các cơ quan: tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng,... Vì vậy, khi có bất kì sự rối loạn nào trong quá trình này, kinh nguyệt sẽ bị rối loạn, đồng thời chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng.

Chị em nên nắm rõ chu kì kinh nguyệt của mình để chủ động hơn trong những ngày hành kinh, đồng thời cũng tính được ngày rụng trứng và thời điểm quan hệ an toàn, không an toàn để có kế hoạch mang thai hay ngừa thai phù hợp. Để xác định chính xác chu kì kinh nguyệt thì chị em nên theo dõi trong tối thiểu 3 – 4 tháng.

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Theo quy tắc, chu kì kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên của giai đoạn hành kinh đến ngày đầu tiên của kì hành kinh tiếp theo và khác nhau ở mỗi người, dao động 28 – 30 ngày. Một số người có chu kì ngắn hơn khoảng 21 ngày hay kéo dài 32 – 35 ngày là bình thường nếu giữ được sự lặp lại đều đặn ở mỗi chu kì. Lúc này thời gian hành kinh sẽ trong khoảng từ 3 – 5 ngày hoặc kéo dài 2 – 7 ngày là bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt đôi sẽ có sự xê dịch khoảng 1 – 3 ngày là bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em thường xuyên gặp tình trạng kinh nguyệt rối loạn, kéo dài trên 40 ngày mà không mang thai thì nên đi khám để kiểm tra tình trạng.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường và bất thường có thể dựa vào các tiêu chí như:

Vòng kinh: Đối với một chu kì, như đã đề cặp ở trên, kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 21 - 35 ngày và thời gian hành kinh trong khoảng từ 3 – 5 ngày và có tính ổn được giữa các chu kì được xem là kinh nguyệt bình thường. Ngược lại, nếu vòng kinh giữa các chu kì thường xuyên không đều nhau, bị ra sớm hoặc trễ hơn 7 ngày lặp lại và diễn ra trong nhiều tháng thì kinh nguyệt đang có dấu hiệu bất thường.

Lượng máu: Lượng máu kinh bình thường trong một chu kì kinh nguyệt dao động trong khoảng từ 60 – 80ml. Trong khi đó, nếu lượng máu quá ít hoặc quá nhiều hơn so với lượng máu kinh bình thường trong 1 lần hành kinh thì chị em nên chú ý.

Tính chất máu kinh: Máu kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm. Ngược lại, máu kinh có màu đỏ xám, đỏ tươi, màu nâu hay máu bị loãng, máu đông đều là những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt. Yếu tố tác động đến thời gian kinh nguyệt kéo dài bao lâu

Chế độ ăn: Các thực phẩm nữ giới sử dụng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian kinh nguyệt kéo dài. Việc ăn quá nhiều chất xơ sẽ làm giảm nồng độ hormone estrogen. Hay chế độ ăn uống quá ít chất béo cũng có thể làm giảm chu kì kinh nguyệt của chị em.

Giấc ngủ: Những người phụ nữ thường xuyến mất ngủ sẽ có nguy cơ cao mất cân bằng nội tiết tố. Chất lượng giấc ngủ hay thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến hormone estrogen, progesterone, hormone LH, FSH [kích thích nang trứng] dẫn đến chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng.

Tâm lí: Thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng sẽ ức chế hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi làm rối loạn hoạt động của buồng trứng. Nữ giới có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dành thư giãn, đi chơi với bạn bè, tạo cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Sử dụng chất kích thích: Chị em nên hạn chế dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá hay các loại đồ uống có cồn,... Các chất này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố sinh sản của nữ giới, có thể dẫn đến biến chứng vô sinh. Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích sẽ làm các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn, gây đau bụng âm ỉ bụng dưới, đau lưng, đau nhức tay chân trước ngày hành kinh.

Vấn đề ở tử cung:Trường hợp nữ giới mắc các bệnh lí liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,... hoặc gặp biến chứng tử cung sau phá thai, sảy thai, thai ngoài tử cung, thai chết lưu,...cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian kinh nguyệt kéo dài.

Các rối loạn khác: Chị em khi mắc các hội chứng rối loạn liên quan đến thận, gan, khung chậu, tuyến giáp, tiểu cầu hay quá lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường.

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường? Kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày và thời gian hành kinh diễn ra trong 2 – 7 ngày là bình thường. Tuy nhiên vẫn có các yếu tố tác động bên ngoài ảnh hường đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình là bất thường hãy nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc liên hệ HOTLINE để để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website //suckhoedoisong24h.webflow.io/.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

[Được sở y tế cấp phép hoạt động]

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề