Điều kiện mở lớp dạy thêm tiếng anh tại nhà

Chào các mẹ, em không tốt nghiệp sư phạm Anh mà tốt nghiệp Ngoại Thương, hiện tại em đang kinh doanh mở nhóm lớp dạy anh văn tại nhà, song song với đi làm công. Ban đầu lớp chỉ có 4 người, và sau hơn 1 năm phát triển đã tăng lên được 4 lớp, mỗi lớp hơn 15 người, có người dạy phụ em. Đặc điểm của lớp em là, học phí rẻ 300k/tháng - 400k, em dạy rất tận tâm, còn 2, 3 người cũng dạy đến khi thi mới xong. Thi rớt được em kèm lại, nên các bạn học viên cũng quý mến. Em không biết có mẹ nào giống em kinh doanh dạy anh văn tại nhà không, xin chia sẻ định hướng phát triển, nhiều khi đi làm công ăn lương chán quá, áp lực lại muốn dành tâm huyết đi dạy, có việc kinh doanh của riêng mình. Em thì em không muốn thành lập trung tâm vì không đủ điều kiện, hơn nữa nếu thành lập trung tâm thì phải tăng mức học phí, rất phức tạp, xin các mẹ chia sẻ định hướng phát triển về loại hình này, em thấy có thầy hoangtoeic hình như cũng mở lớp dạy ở nhà

Luật sư tư vấn quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường? Điều kiện để mở lớp dạy thêm tại nhà là gì? Thủ tục mở dạy thêm như thế nào?

1. Luật sư tư vấn đăng ký doanh nghiệp

Hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cần phải thực hiện theo quy định pháp luật. Để được phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân sẽ cần phải có giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm do UBND có thẩm quyền cấp. Vậy, điều kiện để mở lớp dạy thềm tại nhà là gì? Thủ tục mở lớp dạy thêm như thế nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về lĩnh vực này thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Điều kiện mở lớp dạy thêm;

+ Thủ tục xin mở lớp dạy thêm;

+ Các loại thuế, lệ phí phải nộp khi mở lớp dạy thêm;

Để liên hệ và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoắc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về đăng ký doanh nghiệp.

2. Mở lớp dạy thêm có cần đăng ký kinh doanh không?

Câu hỏi: Gửi công ty Luật Minh Gia, Hiện nay hai vợ chồng tôi có mở lớp dạy thêm ở nhà, vợ tôi có bằng Nghiệp vụ sư phạm, tôi có bằng Thạc sĩ của nước ngoài. Chúng tôi không dạy trong một trường nào, và tự mở lớp. Vậy phiền công ty cho chúng tôi hỏi một số vấn đề sau: - Chúng tôi chỉ có hai người, và không có thêm nhân sự nào hoạt động cùng. Vậy có nên đăng ký kinh doanh? Và nếu cần thì đăng ký dưới dạng "hộ cá thể" hay "hộ gia đình"? - Chúng tôi sẽ đóng thuế và kê khai như thế nào? Cần có những giấy tờ gì để khai thuế, và có cần hóa đơn thu-chi hay không? - Vì chúng tôi đang thuê nhà, nên địa điểm không ổn định. Vậy có được đăng ký kinh doanh không? Xin cảm ơn công ty.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Minh Gia. Về nội dung này, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo Thông tư 17/2012 quy định các trường hợp không được dạy thêm theo quy định tại Điều 4, cụ thể:

"1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a] Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b] Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó."

Tuy nhiên, đối với các trường hợp này thì được áp dụng đối với giáo viên đã dạy ở trường không được phép dạy thêm bên ngoài mà không có quy định về việc giáo viên bên ngoài được dạy thêm. Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có Thông tư 03/2011/TT-BGD ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học mà không ban hành về các lớp học về các lĩnh vực khác.

Nếu thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật thì gia đình bạn có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Các khoản thuế, phí phải nộp khi đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh bao gồm: Lệ phí môn bài; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp tính thuế : Phương pháp tính thuế theo phương pháp khoán tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .

Tuy nhiện không phải khi nào bạn cũng phải nộp đầy đủ ba loại thuế này. Mà căn cứ vào doanh thu trong 1 năm để tính thuế và có phải nộp thuế hay không.

Thứ nhất đối với thuế Gía trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC  hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và  thuế thu nhập cá nhân quy định:

Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

1.Nguyên tắc áp dụng

c] Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một [01] người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

2. Căn cứ tính thuế

a]Doanh thu tính thuế

a.1] Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế [trường hợp thuộc diện chịu thuế] của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu doanh thu của hộ gia đình bạn không đạt dưới 100 triệu đồng / 1 năm thì hộ gia định bạn không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Mà doanh thu tính thuế được tính trên cơ sở toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Ngược lại thì doanh thu trên 100tr/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai là đối với lệ phí môn bài

Căn cứ khoản 1 điều 3 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài quy định:

“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”

Như vậy, hộ gia đình bạn nếu có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp lệ phí môn bài. Còn nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp theo tỷ lệ như sau:

a]Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b]Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c]Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

Như vậy nếu bạn xác định bạn đã nộp đủ ba loại thuế trên thì bạn đã nộp đủ thuế cần nộp và phải kiểm tra doanh thu trong từng năm của bạn thật chính xác xác định có phải nộp thuế hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Kính gửi Luật sư! Em tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện em muốn mở 1 lớp dạy tiếng anh giao tiếp quy mô 15 học viên/1 lớp. Luật sư cho em hỏi là em có cần đăng ký giấy phép gì không và nếu có thì đăng kí ở đâu ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Ở đây bạn muốn mở lớp dạy tiếng anh cho các bạn sinh viên theo quy định của pháp luật hiện nay, điều kiện để mở lớp học tiếng anh thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau đây. 

Điều kiện để hoạt động:

- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm

- Số lượng giáo viện đảm bảo tỷ lệ 25 học viên/1 giáo viên/1 ca

- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo, đầy đủ chứng năng và diện tích 1.5m2/1 học viên/ ca học.

- Có giáo trình, thiết bị dậy học, giảng dậy theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

- Giám đốc trung tâm là người có năng lực, đạo đưc, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ.

Thẩm quyền:

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và giám đốc sở giáo dục đạo tạo [nếu được uỷ quyền] có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

a] Đơn xin thành lập trung tâm;   

b] Đề án thành lập trung tâm gồm:

- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

- Mục tiêu, chức năng của trung tâm;

- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm

- Các giấy tờ chứng minh trình độ, chuyên môn giám đốc trung tâm.

- Cơ sở vật chất của trung tâm;

c] Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

Như vây, ở đây người đứng ra thành lập trung tâm ngoại ngữ phải có chứng chỉ ngoại ngữ do tổ chức có thẩm quyền cấp. Bạn có thể mở trung tâm ngoại ngữ theo hình thức hộ kinh doanh để tiến hành mở lớp dạy tiếng anh. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục mở lớp dạy tiếng Anh . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề