Đọc hiểu âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thôi, không hình ảnh. Đó là khi bạn nghe mơ hồ bên tai như có ai đó đang gọi tên mình “A. ơi”, vừa như ngay bên cạnh vừa như xa xôi lắm. Mơ hồ như là một giấc chiêm bao.

Đó là tiếng “ơi” mà lúc nhỏ tôi hay nghe lắm, có ngày nghe đến hàng chục lần. Có khi bà ngoại gọi “A. ơi về ăn cơm”, có khi nghe cậu bạn thân “A. đi câu cá”, có khi là đứa em trai thì thầm vào tai “A. ơi” khi muốn xin xỏ thứ gì. Nhưng cũng có khi là tiếng kêu “… ơi” của mẹ, gọi về phát cho mấy cái đũa bếp vào mông vì cái tội ham chơi.

Đã bao lâu rồi, tôi không được nghe tiếng “ơi” ấy!

Những buổi sớm mai của thời thơ ấu, tôi thường bị đánh thức khi trời còn tờ mờ sương, bởi tiếng nước chảy trong trẻo đổ từ gàu vào chiếc thùng thiếc vọng từ ngoài giếng. Rồi những âm thanh đến gần hơn. Ngay dưới nhà bếp thôi. Tiếng nước sôi réo trong ấm, tiếng lửa nổ tanh tách. Tiếng phin cà phê va vào nhau lách cách. Và tôi trở mình trong chăn, mơ màng ngủ lại giữa chập chùng những tiếng rì rầm trò chuyện của ba mẹ. Chuyện lúa gạo, chuyện học hành, chuyện chiếc xe bò đang bị hỏng cái bánh xe, chuyện một người quen ở xa mới về… Thoảng hoặc pha những tiếng cười rất nhẹ. Đó chính là âm thanh mà tôi yêu thích nhất. Tiếng trò chuyện rì rầm ấy, vào buổi ban mai. Cái âm thanh thủ thỉ, vừa xa vừa gần, tin cậy, và tràn đầy yêu thương. Nó khiến tôi thấy lòng hạnh phúc và bình yên vô hạn.

Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi.

Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc ti vi ra rả suốt ngày không thay thế được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU [3,0 điểm]
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời những câu hỏi nêu ở dưới:
Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô
cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang cho tôi những hồi
tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi
thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên
tôi.
[…] Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin
nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những
tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng
như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì
nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu
muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói
với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook,
hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng
“…ơi” dịu dàng!
[Trích: Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2017]
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết âm thanh nào mà tác giả khao khát lắng nghe hơn cả thứ âm
nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden?
Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: “Có
phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng
nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu.”
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả trước hiện tượng con người đang ngày càng ít
nói với nhau hơn không? Tại sao

Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng! [Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103] Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết, âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm thanh thần kì của ban nhạc Secret Garden? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. Anh [chị] hãy nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe - Đề số 1

- Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

"Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… 

…Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!"

[Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103] 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết, âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm thanh thần kì của ban nhạc Secret Garden?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. Anh [chị] hãy nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn.

Trả lời:

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2. Đó là âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi…

Câu 3.

Biện pháp điệp ngữ "Đừng" và biện pháp liệt kê "chat, email, post lên Facebook, chạy đến gặp nhau, nhấc điện thoại lên". Tác dụng: nhấn mạnh vào việc mà tác giả khuyên nhủ chúng ta nên và không nên làm trong cuộc sống để có thể có được cuộc sống giao tiếp tốt đẹp, chân thành hơn

Câu 4.

Tác giả đã thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng và có chút buồn phiền trước hiện tượng mà con người đang ngày càng ít nói chuyện với nhau hơn ngày xưa. Từ đó, tác giả đã khuyên nhủ con người hãy cố gắng giao tiếp nhiều hơn với nhau trong cuộc sống.

Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe - Đề số 2

- Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

"Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… 

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi ...Và chắc chắn, không phải là chiêm bao."

[Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103] 

Câu 1:

a] Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên?

b] Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để làm gì?

c] Phân tích một phép liên kết câu. và một phép liên kết đoạn trong văn bản trên? d/ Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng

Câu 2: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực? Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng  1 trang giấy thi

Câu 3: “Trong thời buổi công nghệ, có phải chúng ta càng ngày càng ít nói với nhau hơn ?’’. Em hãy viết một bài văn ngắn [ khoảng một trang giấy thi

Trả lời:

Câu 1: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

a] Đó là thực trạng con người ngày càng ít nói với nhau hơn

b] Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để “thổ lộ, giải bày, xoa dịu”.

c] Học sinh chỉ cần chỉ rõ từ ngữ liên kết; các câu, đoạn liên kết; gọi tên phép liên kết. Ví dụ: quan hệ từ “và” nối câu câu 1 với câu 2 – Phép nối

Cụm từ “một tiếng” nối đoạn 1 với đoạn 2 – Phép lặp từ ngữ. ….

d]

- Về hình thức: phải viết một đoạn văn trong khoảng 5-8 dòng.

- Về nội dung: Phải lí giải đượcđiều đó bằng cách chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của việc giao tiếp trực tiếp bằng lời nói hằng ngày giữa con người với nhau

Chẳng hạn: Việc trò chuyện trực tiếp bằng lời nói, giúp:

+ Có cơ hội thổ lộ giải bày rõ ràng những suy nghĩ của mình tránh hiểu nhầm, mâu thuần, xung đột

+ Cảm nhận sâu sắc hơn thái độ tình cảm của người khác.

+ Từ đó con người cởi mở, gần gũi, chan hòa, gắn bó với nhau hơn ….

Câu 2: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?

Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 1 trang giấy thi trả lời cho câu hỏi trên

a] Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận gồm 3 phần:  Mở bài, Thân bài. Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b] Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu vấn đề: Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

* Giải thích và nêu biểu hiện của vấn đề :

Sống ảo là gì? Những giá trị thực là giá trị như thế nào? Biểu hiện của lối sống ảo đánh mật giá trị thực?

- “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,...

- Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm.

* Biểu hiện

- Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng,...

- Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái,…

- Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng đi của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực. Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ.

*Phân tích:

+ Sống ảo quả là đánh mất đi những giá trị thực : quen cuộc sống hào nhoáng mà mình tự tô vẽ, khi trở về thực tế cảm thấy hụt hẫng, chơi vơi; không xác định được năng lực, hoàn cảnh thực sự của bản thân để có hướng đi đúng đắn trong cuộc sống; …

+ Mở rộng: Tuy nhiên không phải ai sống ảo cũng đánh mất đi giá trị thực. Nếu chúng ta chỉ coi sống ảo là những giấy phút thư giãn, giãi trí, thì chính những giây phút ấy sẽ đem đến cho chúng ta những niềm vui ttrong cuộc sống, giúp ta lạc quạn hơn…

* Bài học nhận thức hành động: Dành nhiều thời gian cho cuộc sống ngoài đời thực, như học tập, lao động, đi tham quan du lịch, tham gia vào các hoạt động xã hội. Phải có mục tiêu, có mơ ước nhưng nỗ lực để biến ước mơ thành sư thật. Đừng mơ ước quá mông lung, xa vời…

Câu 3: 

a] Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b] Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Giải thích: Ý kiến gợi cho người đọc những suy ngẫm về việc sử dụng thiết bị công nghệ trong thời buổi hiện đại. Có phải chính những tiện ích to lớn mà công nghệ đã mang lại trong cuộc sống thì nó còn khiến cho tình cảm giữa con người với con người càng xa cách nhau phải không?

- Bàn luận:

- Đúng là sống trong thời buổi công nghệ, con người càng ít nói với nhau. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay laptop có kết nối mạng thì mọi thứ đều nằm gọn trong lòng bàn tay. Thông tin, tin tức được cập nhật liên tục. Chính sự phụ thuộc của con người vào công nghệ, để rồi cuộc sống con người thay đổi hòan toàn. Và theo đó sự quan tâm dành cho nhau ít đi.

“Công nghệ” nó có một sức mạnh ghê gớm, đã vô tình đẩy con người ra xa nhau hơn. Thay vì tâm sự với bố mẹ, những đứa trẻ vừa về đến nhà đã cắm cúi vào chiếc máy vi tính để lướt web, online tán ngẫu với bạn bè, người trẻ dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ hiện đại mà quên đi việc trò chuyện, tâm sự cùng ông bà, cha mẹ; hoặc cha mẹ sau những giờ rảnh rỗi cũng đắm chìm vào chiếc điện thoại. Từ đó, tình cảm gia đình vì thế mà không còn được gần gũi, thân thiết như ngày trước, họ sẽ không hiểu rõ được những tâm tư, tình cảm dành cho nhau.

Không chỉ trong gia đình mà cuộc sống bạn bè cũng xa cách. Ra đường, không khó để bắt gặp những nhóm trẻ đi cùng nhau đến những quán cafê, những hàng quán ăn vặt. Cứ tưởng sẽ là những cuộc trò chuyện, tán ngẫu vui vẻ râm ran, nhưng không, mỗi người tự đắm chìm trong thế giới của riêng mình với những chiếc smartphone trong tay. Tất cả im lặng chỉ còn những ngón tay lướt trên màn hình điện thoại đang sáng. Từ đó, tình cảm bạn bè cũng xa cách…Không trực tiếp trò chuyện cùng nhau, họ sẽ khó thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích to lớn mà công nghệ mang lại trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy biết sử dụng một cách có chừng mực để không lệ thuộc vào các thiết bị điện tử, kiểm soát bản thân để không bị lệ thưộc vào công nghệ thì chắc chắn sự quan tâm dành cho nhau vẫn tồn tại, vẫn tiếp diễn và ngày càng nhiều hơn. Phê phán những người sử dụng những công cụ công nghệ không phù hợp, lệ thuộc qúa nhiều vào thiết bị công nghệ.

Bài học nhận thức và hành động: cần nhận thức đúng đắn về việc sử dụng những thiết bị công nghệ trong cuộc sống, sử dụng có chừng mực, phù hợp, ba mẹ, con cái nên trò chuyện cùng nhau hỏi han nhau sau một ngày học tập, làm việc. Hoặc khi đi cùng bạn bè hãy tận dụng thời gian để trao đổi, tâm sự cùng nhau,…Có như vậy thì công nghệ có phát triển đến mấy cũng không khiến sự quan tâm dành cho nhau ít đi, phải trò chuyện trực tiếp cùng nhau để càng hiểu nhau hơn, từ đó tình cảm càng khắng khít, gắn bó thân thiết nhau…

Video liên quan

Chủ Đề