Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học giáo dục

[C1] Đối tượng nghiên cứu của TLHGD? [chung]

TLHGD nghiên cứu các QUY LUẬT nảy sinh, biến đổi và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học, giáo dục CŨNG NHƯ

Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lý cá nhân với các điều kiện khác nhau của quá trình dạy học và giáo dục.

[C1] Nhiệm vụ nghiên cứu của TLHGD? [chung]

Nhiệm vụ nghiên cứu của TLHGD là xác định cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học, giáo dục cũng như công tác hỗ trợ tâm lý học đường nhằm đảm bảo cho sự phát triển tối ưu của người học.

[C1] [ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU]

__________ của người học, __________ trong quá trình dạy học và giáo dục.

Sự phát triển tâm lý của người học, các điều kiện phát triển tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục.

[C1] [ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU]

__________ hoạt động học tập của người học, những yếu tố tạo nên __________ học tập.

Bản chất hoạt động học tập của người học, những yếu tố tạo nên hiệu quả học tập.

[C1] [ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU]

Những vấn đề liên quan đến việc hình thành các __________, __________, __________ của người học cũng như những yếu tố tác động đến __________, __________ và __________ của người học.

Những vấn đề liên quan đến việc hình thành các phẩm chất nhân cách, định hướng giá trị, hành vi đạo đức của người học cũng như những yếu tố tác động đến động cơ, thái độ và hành vi ứng xử của người học.

[C1] [ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU]

Những __________ của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục và một số vấn đề liên quan đến __________.

Những khó khăn tâm lý của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục và một số vấn đề liên quan đến công tác hỗ trợ tâm lý học đường.

[C1] [ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU]

Những tác động của môi trường __________, môi trường __________, môi trường __________ đến đời sống tâm lý và sự phát triển của người học.

Những tác động của môi trường xã hội, môi trường văn hóa, môi trường giáo dục đến đời sống tâm lý và sự phát triển của người học.

[C1] [NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU]

Nghiên cứu, xác lập cơ sở tâm lý học của các __________, __________, __________, chỉ ra những __________ và __________ cũng như định hướng ứng dụng vào hoạt động __________, __________ và __________.

Nghiên cứu, xác lập cơ sở tâm lý học của các quan điểm, triết lý, xu hướng giáo dục, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như định hướng ứng dụng vào hoạt động dạy học, giáo dục và hỗ trợ tâm lý học đường.

[NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU]

Xác định quy luật lĩnh hội __________, __________, __________, phát triển các __________ trong quá trình dạy - học cũng như quy luật hình thành __________, __________, thái độ và hành vi phù hợp, những biến đổi tâm lý của người học dưới ảnh hưởng của __________ theo từng giai đoạn lứa tuổi nhất định.

Xác định quy luật lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các loại hình trí tuệ trong quá trình dạy - học cũng như quy luật hình thành phẩm chất nhân cách, định hướng giá trị, thái độ và hành vi phù hợp, những biến đổi tâm lý của người học dưới ảnh hưởng của tác động sư phạm theo từng giai đoạn lứa tuổi nhất định.

[C1] [NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU]

Xác định cơ sở tâm lý của việc __________ quá trình dạy học và giáo dục trong __________, ngoài __________ và trong __________ cũng như xây dựng __________ giữa người dạy - người học, giữa __________ với nhau, giữa __________, __________ và các __________.

Xác định cơ sở tâm lý của việc điều khiển quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội và trong gia đình cũng như xây dựng mối quan hệ giữa người dạy - người học, giữa người học với nhau, giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục khác.

[NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU]

Ứng dụng __________ của TLH __________ , TLH __________, TLH __________, TLH __________ cho việc dạy học và giáo dục; hỗ trợ tâm lý đặt trọng tâm vào sự phát triển __________ của cá nhân, thúc đẩy __________, tăng cường __________, __________ cho người học.

Ứng dụng thành quả nghiên cứu của TLH phát triển, TLH khác biệt, TLH văn hóa, TLH xã hội cho việc dạy học và giáo dục; hỗ trợ tâm lý đặt trọng tâm vào sự phát triển toàn diện của cá nhân, thúc đẩy động cơ, tăng cường hứng thú, niềm say mê cho người học.

[C1] [NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU]

Cung cấp cơ sở tâm lý cho các hoạt động giáo dục __________ và __________, nơi mà mỗi người đều đóng vai trò là __________, __________ và __________... góp phần hình thành __________ với mục tiêu __________.

Cung cấp cơ sở tâm lý cho các hoạt động giáo dục gia đình và cộng đồng, nơi mà mỗi người đều đóng vai trò là nhà giáo dục, người dạy và người học... góp phần hình thành xã hội học tập với mục tiêu học tập suốt đời.

[C1] TLHGD có mối quan hệ với TLH __________, TLH __________, TLH __________, TLH __________ và TLH __________.

TLHGD có mối quan hệ với TLH phát triển, TLH nhận thức, TLH khác biệt, TLH xã hội và TLH văn hóa.

[C1] 3 khuynh hướng nghiên cứu cơ bản trong TLHGD?

Nghiên cứu mô tảNghiên cứu tương quan

Nghiên cứu thực nghiệm

[C1] 5 phương pháp nghiên cứu chính trong khuynh hướng "nghiên cứu mô tả"?

Phương pháp quan sátPhương pháp điều tra bằng phiếu hỏiPhương pháp phỏng vấnPhương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp trắc nghiệm

2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

Trong tác phẩm "Phép biện chứng của tự nhiên" Ph. Ăngghen đã chỉ rõ thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn lí sinh học, hoá sinh học, tâm lý học... Trong đó tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lý - với tư cách một hiện tượng tinh thần.

Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh: "Psyche" là "linh hồn", tinh thần" và "logos" là "học thuyết", là "khoa học", vì thế "tâm lý học [Psychologie] là khoa học về tâm hồn. Nói một cách khái quát nhất: Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người.

Như vậy đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.

2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý. Cụ thể là nghiên cứu:

+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.

+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý.

+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào?

+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.

- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:

+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng.

+ Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lý.

+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.

Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Video liên quan

Chủ Đề