Đông thơ nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lý sống nhàn của bài thơ cùng tên

Trong bài thơ Nhàn, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ tái hiện lại cuộc sống bình dị nơi thôn dã mà còn thể hiện quan niệm sống Nhàn. Trong bài học hôm nay, các em hãy cùng chúng tôi Phân tích quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên để thấy được cái độc đáo trong quan niệm sống của nhà thơ, qua đó cảm nhận được nhân cách cao đẹp của người cư sĩ.


Đề bài: Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2

Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên


1. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 1

“Nhàn” là một quan niệm nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống này cốt để giữ cho tâm hồn được thanh cao, không vẩn đục, không tranh giành quyền lực. Sống “nhàn” là cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên đối lập hẳn với cuộc sống quan quyền trong xã hội phong kiến.

2. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 2

Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi. Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ " Nhàn" viết bằng chữ Nôm, rút trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi". " Nhàn" là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân.

Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê dạy học, sống nhàn như một "lão nông tri điền thực sự". Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản diễn ra hàng ngày với:

" Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào".

Nhịp điệu thơ thong thả như chính nhịp sống giữa thôn quê yên bình với "mai", "cuốc", "cần câu". Điệp từ "một" chỉ số đếm cụ thể lần lượt liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động. Từ láy "thơ thẩn" phác họa cho ta thấy tư thế an nhiên, tự tại và cuộc sống thuần hậu, chất phác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đại từ phiếm chỉ "ai" nói về mọi người mải lo "vui thú nào" trái ngược với ông chỉ thích quanh đi quẩn lại với những thú vui thiên nhiên, cây cỏ không chút bận lòng với công danh, phú quý ở đời. Tâm trạng thanh thản, an nhàn và thú vui tao nhã, thanh cao với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mùa nào thức ấy.

" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao".

Cuộc sống đạm bạc từng ngày trôi qua vô cùng thư thái với những món ăn quê mùa, dân dã "măng trúc", "giá" do sức lao động của mình làm ra, cùng với nếp sinh hoạt bình thường, giản dị "tắm hồ sen", " tắm ao". Nghệ thuật liệt kê ở hai câu thơ đã khắc họa bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với bốn mùa có những đặc trưng riêng. Từ ngữ bình dị, dân dã như lời khẩu ngữ tự nhiên, hệt như cách nói của một lão nông thực sự chứ không phải là của một vị từng làm quan. Thú vui thanh nhàn nhưng không làm mất đi vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ sáng ngời.

" Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao".

Dại- khôn ở đời là cách nhìn của mỗi người, bởi nước luôn chảy xuống thấp còn con người luôn muốn hướng lên cao mà đi. Ở hai câu thơ này, ta thấy được hai cách sống trái ngược giữa "ta" và "người". So sánh tương phản và biện pháp đối: dại- khôn, vắng vẻ- lao xao đã chỉ ra sự đối lập giữa nhân cách - danh lợi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn giữ lại cốt cách thanh cao, theo đuổi quan niệm sống nhàn, nhàn thân và nhàn tâm mặc người chốn quan trường bon chen, tranh giành. Đi ngược với thói đời thông thường, ông lánh đục tìm trong, tìm về "nơi vắng vẻ", nơi không người cầu cạnh và cũng không cần đi cầu cạnh người. Quê nhà thanh tịnh và an nhiên giúp ông tìm được sự thư thái, thảnh thơi của tâm hồn và giữ được sự thanh cao của nhân cách. Mặc người chọn "chốn lao xao" nơi quan trường bon chen, sát phạt, nơi xô bồ chỉ có quyền lực và bạc tiền, không có tình người. Cái "dại" của "ta" là cái "dại" của một bậc đại trí, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của thời cuộc, sống trọn vẹn từng ngày thanh thản, nhàn nhã theo tự nhiên. Cái "khôn" của "người" là chấp nhận dấn thân vào "chốn lao xao" để tìm lợi ích cho bản thân, u mê giữa thời thế nhưng người cứ bon chen, bị cuốn theo vòng danh lợi. "Người' nhìn cho "ta" là "dại" nhưng chắc gì "ta dại" và "người khôn"? Vị Trạng Trình của một thời làm quan dưới triều Mạc tự nhận mình là "dại" nhưng rất tỉnh táo trong lựa chọn cách sống. Cách nói đùa vui, ngược nghĩa làm giọng thơ trở nên hóm hỉnh, sâu cay nhưng chứa đựng một tầm nhìn sáng suốt, nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ là cách ông nhận ra cái khôn-dại thực sự ở đời.

Sống thanh cao và chan hòa với tự nhiên là quan niệm sống nhàn xuyên suốt bài thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống ngược lại với người đời, ông đứng bên ngoài nhìn thói đời bon chen, ngươi lừa, ta gạt để tranh giành phú quý. Bài thơ " Nhàn"làm nổi bật nhân cách, trí tuệ sáng ngời, một quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội có nhiều biểu hiện suy vong thời bấy giờ. Mỗi thời mỗi khác, nhưng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh ấy rất đáng quý, đáng được trân trọng, ngợi ca.

---------------------HẾT-------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em nội dung 2 bàiQuan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, để có thêm những hiểu biết về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm:Sơ đồ tư duy bài thơ Nhàn, Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn, Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

//thuthuat.taimienphi.vn/quan-niem-song-nhan-cua-nguyen-binh-khiem-qua-bai-tho-cung-ten-47995n.aspx

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Tác giả của bài thơ Nhàn là ai?

A. Nguyền Trãi

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Nguyễn Dữ

D. Phạm Đình Hổ

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?

A. Bạch Vân am thi tập

B. Bạch Vân quốc ngữ thi

C. Ức trai thi tập

D. Quốc âm thi tập

Hiển thị đáp án

Câu 3 : Thể thơ của bài thơ Nhàn là gì?

A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Ngũ ngôn

Hiển thị đáp án

Câu 4 : Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ Nhàn ?

A. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn.

B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả.

C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản.

D. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời.

Hiển thị đáp án

Câu 5 : Biện phép nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ?

A. Phép điệp ngữ

B. Phép đối

C. Phép so sánh

D. Phép nhân hóa

Hiển thị đáp án

Câu 6 : Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ Nhàn ?

A. Mai

B. Cày

C. Cuốc

D. Cần câu

Hiển thị đáp án

Câu 7 : Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

A. Thanh đạm

B. Khắc khổ

C. Thiếu thốn

D. Đầy đủ

Hiển thị đáp án

Câu 8 : Món ăn giản dị nào không được ông nhắc đến trong bài thơ?

A. Măng

B. Trúc

C. Rau muống

D. Giá

Hiển thị đáp án

Câu 9 : Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Thanh đạm

B. Thanh bần

C. Thanh thiên

D. Thanh cao

Hiển thị đáp án

Câu 10 : “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

A. Nơi không có người ở.

B. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người.

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

D. Hai ý A và B

E. Hai ý B và C

Hiển thị đáp án

Câu 11 : Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.

B. Sống hòa hợp với thiên nhiên.

C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.

D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Hiển thị đáp án

Câu 12 : Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.

B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường.

C. Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ.

D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

Hiển thị đáp án

Câu 13 : Dòng nào không thể hiện quan niệm về khôn, dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục.

B. Sống tốt cho riêng mình.

C. Không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị.

D. Tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.

Hiển thị đáp án

Câu 14 : Bài thơ không đề cập đến phương diện nào của chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Sự nghiệp

B. Cuộc sống

C. Nhân cách

D. Trí tuệ

Hiển thị đáp án

Câu 15 : Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là:

A. Cô đọng, hàm súc

B. Cầu kì, trau chuốt

C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị

D. Chân thực, gần với ca dao

Hiển thị đáp án

Câu 16 : Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ có mối liên hệ với câu tục ngữ nào?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

C. Xởi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại.

D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm] - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề