Đông trùng hạ thảo thiên phúc bán ở đâu singapore

Năm 2003, chị Hồng tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Lúc này, chị đi làm công cho một người chuyên nghiên cứu về các loại nấm. Từ đây, chị bắt đầu đọc những tài liệu về nấm linh chi. “Một lần tôi vô tình tìm được một bài báo bằng tiếng Anh, liên quan đến đông trùng hạ thảo, loại cordyceps militaris. Tôi cảm thấy đề tài này quá hay. Khi đó ở Việt Nam chưa ai làm thành công nên đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu về đông trùng hạ thảo”, chị Hồng tâm sự.

“Theo nghiên cứu và thẩm định, lượng cordyceps militaris [chất quan trọng nhất của đông trùng hạ thảo] trong đông trùng hạ thảo của chị Hồng chiếm 70% so với lượng cordyceps militaris nguồn Tây Tạng. Nhưng lại cao hơn rất nhiều so với loại của nước khác, như: tỷ lệ lượng cordyceps militaris trong đông trùng hạ thảo của Trung Quốc nói chung là 1,8 và Thái Lan là 2,1 thì sản phẩm của chị Hồng là 6,7” – GS.TS Phạm Văn Ky, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội 

Sau 6 năm nghiên cứu tài liệu, đến 2009 chị Hồng bắt đầu nuôi, cấy. Sau nhiều lần nhờ bạn bè mua giống từ Hàn Quốc, Nhật Bản không được, đầu năm 2009, chị tự sang Tây Tạng [Trung Quốc] mua một lọ giống trị giá 5 triệu đồng. Từ lọ giống này, chị nghiên cứu, tạo ra hợp chất có cấu tạo giống hệt loài nhộng tằm mà đông trùng hạ thảo thường ký sinh ngoài tự nhiên.

Chị Hồng kể, để có không gian nuôi cấy đông trùng hạ thảo, chị phải bán mảnh đất mặt đường để vào trong làng mở xưởng. “Mọi người bảo tôi là đầu óc có vấn đề. Người ta muốn ra mặt đường ở, còn mình lại chui vào trong làng”, chị Hồng nói. sau 3 năm nghiên cứu nguồn giống, năm 2012, chị Hồng bắt đầu nuôi cấy với quy môn lớn nhưng liên tiếp  gặp phải rủi ro. Khi đông trùng hạ thảo mọc ra được 1cm thì bị một loại côn trùng khác ký sinh trong lọ cắn chết chỉ sau một, hai đêm. 5.000 lọ đông trùng hạ thảo mất trắng, thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Cuối 2012, chị tiếp tục nuôi hơn một vạn lọ, nhưng vẫn thất bại, thiệt hại hơn 600 triệu đồng.

Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo và những điều chưa biết

Chị Hồng nhớ lại: “Hơn một vạn lọ đông trùng hạ thảo bị hỏng  và cả căn phòng bốc mùi khủng khiếp không ai muốn vào dọn. Lúc ấy tôi phải dùng tới 7 khẩu trang, quần áo bảo hộ cẩn thận để vào dọn dẹp”.

Không buông xuôi, chị Hồng không nuôi cấy nữa mà tập trung nghiên cứu nguyên nhân. “Tôi bắt đầu nghiên cứu từ nguồn giống, kiểm tra nguyên liệu [nguồn gạo, nước]. Khi đó, anh Tuấn Anh [đồng nghiệp cùng nghiên cứu – PV] phải sang Trung Quốc, Hàn Quốc để nhờ các chuyên gia phân tích nguyên nhân. Mỗi lần đi như vậy mất khá nhiều tiền”, chị Hồng cho biết.

Không nản chí, chị Hồng tiếp tục vay vốn ngân hàng để đầu tư nghiên cứu và đi học lớp bồi dưỡng kiến thức. “Năm 2013, tôi tính bài toán mở rộng, tiếp tục làm thử 20 lọ thì chẳng sao nhưng khi làm càng nhiều lại càng hỏng”, chị nói.

Sau nghiên cứu, chị phát hiện giống đông trùng hạ thảo mua từ Tây Tạng đã bị thoái hóa. Từ nguồn giống 5 triệu, chị đánh liều chuyển sang nguồn giống 50 triệu.  Cùng với việc tạo ra một môi trường nhân tạo: Ánh sáng phải điều chỉnh từ đèn điện, dùng máy phun nước để tạo độ ẩm, dùng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ. Ngay sau đó, mẻ đông trùng hạ thảo đầu tiên đã thành công. “Niềm vui vỡ òa như đón một đứa con đầu lòng ra đời”, chị Hồng chia sẻ.

Dù nuôi cấy thành công, nhưng không một ai tin sản phẩm của chị là hàng thật. Chị Hồng phải mang sản phẩm cho một số đối tượng uống hoàn toàn miễn phí trong 2 năm.

Những sợi nấm đông trùng hạ thảo do chị Hồng nuôi trồng có nguyên liệu hữu cơ đơn giản, dễ kiếm để giảm giá thành sản phẩm

Con đường trở thành tỷ phú của bà Nguyễn Thị Hồng

Sau mỗi mẻ thu hoạch, chị Hồng đều phải mang sản phẩm đến Viện Thực phẩm chức năng để thẩm định chất lượng. Hiện tại, mỗi tháng cơ sở của chị xuất xưởng đông trùng hạ thảo 1 tấn loại đông trùng hạ thảo tươi, 2 tạ dạng đông trùng hạ thảo khô và 1,5 tấn dạng bột sinh khối. Sản phẩm còn được gửi sang các nước Nhật Bản, Singapore, Đức.

Từ năm 2014, cơ sở của chị bắt đầu bán giống đông trùng hạ thảo cho những người có ý định nuôi cấy. Hiện, chị đã bảo tồn, lưu giữ được nguồn gene giống gốc đông trùng hạ thảo cordyceps militaris như: chủng cordyceps sinensis; chủng cordyceps militaris loại Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam.

Đến nay, dự án đang được chuyển giao mở rộng việc nhân nuôi sản phẩm này trên một số tỉnh thành như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Lạt, Mộc Châu [Sơn La]. Riêng Đà Lạt, chị Hồng chọn là nơi sản xuất đại trà quy mô công nghiệp.

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm dược liệu quý hiếm nhất, có hơn 600 loài khác nhau, trong đó có hai loài chứa các hoạt chất sinh học quý là cordyceps sinensis và cordyceps militaris. Nếu như đông trùng hạ thảo hàng chính hãng 100% của Tây Tạng bán với giá 1,8 tỷ đồng/kg thì đông trùng hạ thảo loại cordyceps militaris của chị Hồng bán với giá bằng 1/10, tức là 180 triệu đồng/kg”, anh Phạm Tuấn Anh, người đồng hành cùng chị Hồng cho biết.

Được biết, do nhu cầu cao nên loài này bị khai thác gần như cạn kiệt. Nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới nỗ lực tìm cách nuôi nhân tạo loại này nhưng đến nay chưa có công bố nào nhân nuôi thành công.

Một số sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo của công ty CP Dược Thảo Thiên Phúc

[manhnvProductInPostHtml]

NGUYỄN HOAN

Nguồn: Báo Tiền Phong

VPGD: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Khu nuôi trồng: BL – 84 khu quy hoạch Yersin – P.9 – TP. Đà Lạt

Email:

Showroom và đại lý: //bit.ly/dailythienphuc

Đăng ký CTV và Đại lý:

Chào xuân mới Kỷ Hợi 2019, từ ngày 10/1 – 31/1/2019, Quý khách hàng khi mua 2 sản phẩm Đông trùng hạ thảo bất kỳ sẽ được tặng ngay 1 sản phẩm tương ứng.

Đông trùng hạ thảo Thiên Phúc là thương hiệu về các sản phẩm đông trùng hạ thảo [TĐHT] chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, đông trùng hạ thảo Thiên Phúc còn được vang danh nước ngoài với chất lượng sản phẩm hoàn hảo đã được kiểm định nghiêm ngặt trước khi cung cấp ra thị trường.

Đón xuân mới Kỷ Hợi, Đông trùng hạ thảo Thiên Phúc mang tới cho Quý khách chương trình ưu đãi đặc biệt mang tên: Mua 2 – Tặng ngay 1. Chương trình được áp dụng từ ngày 10/1/2019 – hết ngày 31/1/2019 tại tất cả các đại lý, showroom của Thiên Phúc trên toàn quốc. Với chương trình ưu đãi đặc biệt này, quý khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, chọn mua các sản phẩm cho bản thân, gia đình, bạn bè và dùng làm quà tặng ý nghĩa cho người thân trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Đông trùng hạ thảo là loại dược phẩm quý hiếm, có nhiều công dụng chữa bệnh theo cả Đông y và Tây y. Trên thế giới, không có nhiều quốc gia khai thác và nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Theo thống kê, đông trùng hạ thảo hiện có tới 400 loài, trong đó có 2 loài chính là Cordyceps sinensis [mọc trên đầu sâu] và loại Cordyceps mitaris có tác dụng sinh học và có thành phần Cordycepin nhưng chúng chỉ có trong tự nhiên mà chưa có quốc gia nào nuôi được. Còn loại Cordyceps mitaris đã được nhiều nước trên thế giới nuôi trồng như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Mianma.

Với việc nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo, Dược thảo Thiên Phúc là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam mang đến cho người tiêu dùng một loại dược liệu mơ ước, một món quà quý cho sức khoẻ.

Đến nay, dược liệu ĐTHT Thiên Phúc đã được giới thiệu rộng rãi trên toàn quốc và được giới chuyên môn đánh giá là sản phẩm ĐTHT có chứa dược chất tốt nhất hiện nay.

Với hệ thống mạng lưới phân phối khắp cả nước từ Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Nguyên đến Đà Nẵng, Huế, Đồng Nai, Sài Gòn người dân Việt Nam có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm ĐTHT Thiên Phúc với giá thành sản phẩm vô cùng hợp lý.

Sản phẩm ĐTHT của Thiên Phúc luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo với cam kết cao nhất về chất lượng.

>>> "Ông trùm" thạch rau câu Long Hải: Lấy sự khác biệt để vô hiệu hóa sự cạnh tranh

Theo đuổi phát triển nấm đông trùng hạ thảo, bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công ty CP Dược Thảo Thiên Phúc luôn nung nấu lan tỏa thành quả của mình đến được với người nông dân và cung cấp nhiều sản phẩm tăng cường sức khỏe cho mọi người cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hồng và mô hình sản xuất khép kín, gồm nghiên cứu -nuôi trồng - chế biến - phân phối, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng liên kết từ loại đông dược quý.

Đi qua thất bại….

Nói về cơ duyên đến với đông trùng hạ thảo, bà Hồng cho biết, năm 2003, bà tham gia một nghiên cứu về nấm linh chi. Tình cờ bà thấy tài liệu nói đến nấm đông trùng hạ thảo nên đọc thử, càng đọc càng thấy hay. Tuy nhiên, thời điểm đó, Việt Nam chưa có cơ sở nào nuôi trồng, thậm chí chưa có tài liệu nào nghiên cứu về loại nấm này được công bố. Tuổi trẻ với sự tò mò và đầy hứng thú trước những điều mới mẻ, bà Hồng nảy ra ý tưởng nghiên cứu về đông trùng hạ thảo.

Những năm 2009 – 2010 khi mới bắt tay nghiên cứu nuôi cấy bà Hồng đã gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là khó khăn về công nghệ. Bên cạnh đó, mua giống đông trùng cũng rất khó. Bà Hồng phải tự sang Tây Tạng để mua giống cũng như học hỏi thực tế về công nghệ. Thế nhưng kết quả thu về lại gần như con số 0 khi họ chỉ bán giống, còn bí quyết nuôi, cấy đông trùng mỗi cơ sở có 1 bí quyết riêng và giấu kín, không chuyển giao. Tất cả, bà Hồng phải tự nghiên cứu và thử nghiệm.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Hồng là một trong 63 cá nhân được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”. 

Bà Hồng cho biết, nuôi cấy đông trùng mọc thành cây khá dễ, nhưng để cây có hàm lượng cao hoạt chất cordycepin lại cực khó. Khi hoạt chất quý càng cao lên thì yêu cầu đầu tư về công nghệ, trí tuệ, giống càng khó hơn nhiều. Đã có lúc, không lường trước được sự thoái hoá đông trùng hạ thảo, cả vạn lọ bị hỏng, bà Hồng thiệt hại cả tỷ đồng. “Có những đêm âm thầm ngồi khóc, nhìn những giá thể đông trùng hạ thảo ngổn ngang lại thấy nản lòng… Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ tình yêu với đông trùng hạ thảo”, bà Hồng chia sẻ.

Đứng lên từ thất bại, làm đi làm lại nhiều lần, bà Hồng đã tìm ra nguyên nhân khiến nấm chết là do giống bị thoái hóa, chỉ cần thời gian chênh nhau 1–2 ngày cũng làm kết quả ngược lại hoàn toàn. Rút kinh nghiệm từ nhiều lần thất bại, bà Hồng điều chỉnh lại các thông số nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm phù hợp. Ngay sau đó, mẻ đông trùng hạ thảo đã thành công. Những lọ phôi giống đều sống và bắt đầu mọc lên những cây nấm màu vàng. Niềm vui vỡ òa...

  • “Người đàn bà mặt trời” của Mỹ
  • Những doanh nhân nổi bật tuổi Nhâm Dần

Nỗ lực xây dựng những giá trị bền vững

Từ thành công bước đầu, bà Hồng tiếp tục xây dựng hai địa điểm nuôi cấy giống đông trùng hạ thảo để chủ động vùng nguyên liệu, một cơ sở tại xã Phú Nam An [huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội] và một cơ sở tại TP Đà Lạt [tỉnh Lâm Đồng] với tổng diện tích 15.000 m2.

Khi có nguồn nguyên liệu ổn định, Thiên Phúc cho ra đời 12 sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo, cung cấp 3 triệu phôi giống cho các cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, xuất bán từ 20 -30 tấn đông trùng hạ thảo. Trong đó, 50% số sản phẩm được cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu trong nước, 30% xuất khẩu sang các nước, trong đó có thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Australia, Thái Lan, Singapore… 20% sản phẩm được công ty tiêu thụ trong nước, dưới dạng tươi, khô và sản phẩm được chiết xuất dạng viên đóng hộp.

Theo bà Hồng, để sản xuất bài bản, nông dân và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nhau. Nông dân có nguồn nông sản, doanh nghiệp có dây chuyền, công nghệ chế biến sâu. Sự hợp tác này sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề