Đường khuất duy tiến là ai

Lúc ấy, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, Quân đoàn 3, trực tiếp tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.

Cuối năm 1977, bọn phản động Pol Pot tiến hành chống phá Việt Nam điên cuồng. Trước tình hình đó, Tư lệnh Quân đoàn 3 Nguyễn Kim Tuấn quyết định điều Khuất Duy Tiến, khi ấy đang là Chánh văn phòng Bộ tư lệnh Quân đoàn về nhận nhiệm vụ làm Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 3, để xây dựng phương án tác chiến. Đến tháng 2-1978, ông được điều về làm Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Khi vừa ra Hà Nội học tập tại Học viện Quân sự cao cấp [nay là Học viện Quốc phòng] được chừng 3 tháng, tình hình chiến trường gặp nhiều khó khăn, cấp trên quyết định điều ông trở lại làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. “Trước khi trao quyết định, thủ trưởng Bộ Quốc phòng gặp thông báo tình hình, ý định của trên và hỏi tôi có vướng mắc gì không. Tôi vui vẻ trả lời không và sẵn sàng lên đường trở về đơn vị”, Trung tướng Khuất Duy Tiến kể.

Trung tướng Khuất Duy Tiến và đồng đội. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Ông cho biết, lúc đó ông nghĩ, chắc chỉ một thời gian tình hình sẽ ổn định, ông sẽ trở lại tiếp tục việc học tập còn dang dở. Chẳng ngờ, chuyến “ngược dòng” ấy lại kéo dài nhiều năm trời với biết bao kỷ niệm không thể quên…

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Cho đến bây giờ, trong tâm trí Anh hùng Khuất Duy Tiến vẫn còn rõ nét những hình ảnh “kinh hoàng không thể tưởng tượng được” của chuyến đi thị sát cùng Thiếu tướng [sau này là Thượng tướng] Lê Ngọc Hiền, Phó tổng Tham mưu trưởng, lên khu vực Xa Mát [thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh]. “Khắp nơi là xác trẻ em, người già và phụ nữ. Xác người la liệt trong nhà, ngoài sân, sau vườn. Quân Khmer đỏ không giết người bằng súng mà chúng dùng rìu đốn củi. Anh Lê Ngọc Hiền vốn nổi tiếng là người bản lĩnh, cứng rắn, chứng kiến cảnh đó chỉ biết gọi tôi “Tiến ơi!" rồi bật khóc”, Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.

Thời điểm Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến trở lại chiến trường chỉ huy chiến đấu, ta đang gặp khá nhiều khó khăn trong tác chiến với địch. Quân Khmer đỏ liên tục bâu bám, bất ngờ tập kích vào đội hình của quân ta rồi rút chạy khiến ta phải chịu không ít tổn thất. Sau đó là những trận đánh dai dẳng, giành đi giật lại từng đoạn chiến hào, từng công sự.

Pháo binh Sư đoàn 320 bắn vào đội hình quân Pol Pot, tháng 10-1977.Ảnh tư liệu

Làm thế nào để chặn đứng và đẩy lùi các đợt tiến công của địch là câu hỏi hóc búa nhưng vô cùng cấp bách đối với Bộ tư lệnh Sư đoàn 320. Cán bộ, chiến sĩ của ta chiến đấu rất kiên cường, dũng cảm. Một vài chốt bị cô lập hằng tuần, khi chốt rơi vào tay địch đều trong trường hợp người chiến sĩ cuối cùng đã hy sinh. Ở đây, không phải “địch chịu được khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, quen môi trường sống” như một số cán bộ, chiến sĩ suy nghĩ. Bởi những điều đó, ngay từ đầu phòng ngự ta đã tính đến, đã có biện pháp ngăn ngừa. Vậy, vì sao ta chưa phá được chiến thuật bu bám của địch. Mấu chốt chính là cách đánh chưa phù hợp.

Để giải quyết vấn đề trên, ngày 2-4-1978, Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến trực tiếp chỉ đạo Trung đoàn 48 mở hội nghị rút kinh nghiệm. Ông nhớ lại: “Tại đây, Đại đội trưởng Đại đội 6 Trịnh Xuân Lan đề xuất, địch bu bám, đánh đằng sau thì ta cũng bu bám, đánh đằng sau nó. Và anh xin được tổ chức cho đơn vị mình làm thí điểm. Trong lần đầu tiên thực hiện phương án này, ngày 5-6, anh Lan trực tiếp chỉ huy một tổ bí mật luồn về sau lưng địch. Tại vị trí phục sẵn bên một dòng suối rộng, tổ phát hiện 5 tên địch trở về đang nói chuyện ầm ĩ. Chờ chúng khoác súng lên vai chuẩn bị lội suối, Đại đội trưởng Lan phát lệnh nổ súng. Trận đánh diễn ra không đầy 5 phút, tổ của ta diệt gọn 5 tên, nhanh chóng thu súng rồi bí mật rút quân. Những ngày tiếp theo, tổ của anh Lan còn tổ chức một số trận phục kích nữa với hiệu suất chiến đấu cao”.

Phương thức hoạt động nhỏ lẻ đạt hiệu quả cao của Đại đội 6 do Đại đội trưởng Trịnh Xuân Lan phụ trách sau đó được phổ biến cho các đơn vị trong sư đoàn học tập. Ngày 12-5-1978, một tổ hoạt động nhỏ lẻ của Đại đội 5, Tiểu đoàn 2 do Phó trung đội trưởng Nguyễn Văn Lạng chỉ huy hoạt động ở khu vực Xóm Mới đi Lò Cò đã diệt được 5 tên địch, thu 3 súng. Cùng ngày, một tổ của Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, hoạt động ở nam Xóm Giữa cũng bằng phương pháp này đã diệt được 3 tên địch, thu 2 súng.

Từ đó, phong trào thi đua với “ngọn cờ đầu hoạt động nhỏ lẻ” đã nhanh chóng nhân lên rộng khắp Sư đoàn 320 trong suốt giai đoạn phòng ngự, làm thay đổi cục diện chiến trường.

Trận Phun Sâm đi vào lịch sử

Đang say sưa với những trận đánh, chợt Trung tướng Khuất Duy Tiến dừng lại trầm ngâm: Đời tôi đã có một quyết định vô cùng khó khăn, đó là khi trực tiếp hạ lệnh pháo kích vào vị trí mà đồng đội tôi đang ở đó. Hôm ấy, gọi điện cho đồng chí Khuất Duy Hoan, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, yêu cầu chỉnh lại đồng hồ, nghe Hoan gửi lời vĩnh biệt các thủ trưởng, chúng tôi cắn răng không khóc mà nước mắt cứ không ngừng rơi…

Sư đoàn 320 vượt sông Mê Kông, đánh chiếm thị xã Kampong Cham, tháng 1-1979. Ảnh tư liệu

Ấy là một ngày đầu tháng 8-1978, sau 20 ngày đêm chiến đấu với địch ở Phum Sâm [Kampong Cham, Campuchia], Tiểu đoàn 9 với 150 người đã đánh vài chục trận, đẩy lùi quân địch có hỏa lực mạnh và đông hơn nhiều lần. Nhưng ta cũng chịu nhiều tổn thất. Con đường tiếp tế và hướng chi viện bị quân địch chặn đứng. Mặc dù Trung đoàn 64 nhiều lần tổ chức giải vây nhưng không thành công.

Trước thử thách khắc nghiệt, Đảng ủy và chỉ huy Tiểu đoàn 9 lãnh đạo, chỉ huy đơn vị kiên quyết chiến đấu, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giữ vững trận địa.Ngày 7-8-1978, địch cho hơn một tiểu đoàn và 3 xe tăng tấn công vào chốt. Lúc này, tình thế vô cùng gay go. Phải quyết tâm giữ chốt và bảo vệ thương binh, tử sĩ, Tiểu đoàn trưởng Khuất Duy Hoan hội ý chớp nhoáng với Chính trị viên Hà Thanh Minh, quyết định xin pháo cấp trên bắn trùm lên trận địa. Nhận được điện đặc biệt của Tiểu đoàn 9, chỉ huy Trung đoàn 64 báo cáo cấp trên và được Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 Khuất Duy Tiến đồng ý cho pháo 155mm dùng ngòi nổ trên không bắn chi viện. Khi bộ đội vừa rút xuống hầm thì hỏa lực của quân ta trùm lên trận địa. Quân địch như nằm trên đe dưới búa, bị thương, chết không ít, số còn lại hoảng loạn bỏ chạy.

“Đó là một quyết định táo bạo và có phần liều lĩnh. Chúng tôi buộc phải đánh cược một trận sinh tử với địch. Và may mắn, đội quân chính nghĩa của chúng ta với những người lính quả cảm dám nghĩ, dám làm đã vượt qua cửa tử một cách ngoạn mục. Trận Phun Sâm sau này đã đi vào lịch sử của Sư đoàn 320. Tôi nhớ anh Khuất Duy Hoan, người Tiểu đoàn trưởng năm đó sau này còn được đề bạt là quyền Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, lúc anh mới 27 tuổi”, Trung tướng Khuất Duy Tiến tự hào cho biết.

HƯỚNG NAM

  • Ác quy, Pin tại Khuất Duy Tiến
  • Băng, đĩa tại Khuất Duy Tiến
  • Điện thoại cố định, Máy fax tại Khuất Duy Tiến
  • Điện thoại di động tại Khuất Duy Tiến
  • Điện tử, điện lạnh tại Khuất Duy Tiến
  • Động cơ, máy phát điện tại Khuất Duy Tiến
  • Kim từ điển tại Khuất Duy Tiến
  • Linh kiện điện tử tại Khuất Duy Tiến
  • Loa, Âm ly tại Khuất Duy Tiến
  • Máy ảnh, máy quay phim tại Khuất Duy Tiến
  • Máy vi tính tại Khuất Duy Tiến
  • Phụ kiện điện thoại di động tại Khuất Duy Tiến
  • Quảng cáo điện tử tại Khuất Duy Tiến
  • Sim, Thẻ điện thoại tại Khuất Duy Tiến
  • Sửa chữa điện, nước tại Khuất Duy Tiến
  • Sửa chữa, bảo hành điện thoại di động tại Khuất Duy Tiến
  • Sửa chữa, bảo hành điện tử - điện lạnh tại Khuất Duy Tiến
  • Thiết bị âm thanh, ánh sáng tại Khuất Duy Tiến
  • Thiết bị an ninh, giám sát tại Khuất Duy Tiến
  • Thiết bị điện gia dụng tại Khuất Duy Tiến
  • Thiết bị điện tử tại Khuất Duy Tiến
  • Thiết bị vi tính tại Khuất Duy Tiến
  • Vi tính - Sửa chữa & bảo hành tại Khuất Duy Tiến

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề