Em bé sinh ra ít tóc là thiếu chất gì

Khi đang mang thai, ngoài việc quan tâm đến sự phát triển của con ra, hầu như các mẹ đều rất tò mò về chuyện con mình có tóc hay không. Vì trên thực tế, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có tóc dày đen nhánh, vẫn có em bé trông không khác gì "tiểu hòa thượng" rất đáng yêu.

Theo kinh nghiệm dân gian của người xưa, những bà mẹ nào khi bầu bí mà bị ợ nóng hay ngứa bụng thì sẽ sinh ra những đứa con có mái tóc dày, và ngược lại những bà mẹ không gặp phải vấn đề này sẽ sinh ra em bé chỉ có lơ thơ vài cọng tóc trên đầu. Song, theo các chuyên gia, tóc của trẻ sơ sinh dày hay mỏng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dưới đây là những sự thật thú vị:

Tóc trẻ sơ sinh sẽ thay đổi khi lớn lên so với thời điểm mới sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra với tất cả các nang tóc mà chúng sẽ có trong đời. Tuy nhiên, tóc của một em bé vừa chào đời có thể không giống với mái tóc mà chúng sẽ có khi lớn hơn. Một đứa trẻ sinh ra với mái tóc dày có thể bị hói vài tháng sau đó, và một đứa trẻ không có tóc có thể mọc tóc dày sau một thời gian. Những lọn tóc mới của bé thậm chí có thể rất khác so với mái tóc lúc vừa ra đời.

Màu sắc và số lượng tóc của trẻ khi mới sinh phần lớn là do gen di truyền quyết định

Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh rằng trẻ sẽ thừa hưởng 100% màu sắc và số lượng tóc từ cha mẹ, nhưng các chuyên gia tin rằng gen di truyền có liên quan đến việc trẻ sơ sinh có nhiều tóc hay không.

Thông thường, nang tóc – túi tế bào nằm bên dưới bề mặt da đầu nhằm tạo ra tóc - sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Kích thước của các nang này quyết định độ dày của tóc. Nếu nang càng lớn, sợi tóc sẽ càng dày. Mặt khác, số lượng nang cũng xác định đứa trẻ sẽ có bao nhiêu tóc. Số lượng nang càng cao, thì tóc sẽ càng nhiều.

Như vậy, kết cấu tóc của em bé được xác định về mặt di truyền trước khi được sinh ra.

Tóc của trẻ sơ sinh nhiều hay ít là do nội tiết tố của mẹ trong lúc mang thai

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều hormone, trong khi đó, mức hormone cao sẽ thúc đẩy sự phát triển tóc của em bé. Nhưng sau khi chào đời, trẻ không còn nhận những hormone đó từ mẹ nữa, dẫn đến chuyện rụng tóc, tóc mọc chậm. Đó cũng chính là lý do vì sao mà khi sinh ra có nhiều bé sở hữu mái tóc xanh đen, nhưng vài tháng sau lại chỉ còn loe hoe vài cọng.

Trẻ bị rụng tóc sau sinh có phải là do thiếu chất dinh dưỡng không?

Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc rụng tóc ở trẻ sơ sinh, nhưng chắc chắn không có nguyên nhân nào liên quan đến dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân thật sự của hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do tóc của bé có vòng đời riêng. Nghĩa là nó có giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ ngơi. Thông thường, sẽ có khoảng 5 -15% tóc trên da đầu rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi bằng cách "ẩn mình" trong nang tóc. Khi trẻ căng thẳng, bị sốt hay có sự thay đổi về nội tiết, một số lượng lớn các sợi tóc sẽ ngừng phát triển cùng một lúc và bắt đầu rụng cho đến khi bước vào giai đoạn phát triển vào 3 tháng sau đó.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng sẽ bị rụng tóc khi nằm cọ sát trên các bề mặt như nệm, cũi, xe đẩy... Hoặc do trẻ sơ sinh có thói quen giật tóc của chính mình. Chỉ có một số trẻ bị rụng tóc do mắc phải một số bệnh như nấm, bệnh nội tiết…

Và hầu hết trẻ sơ sinh bị rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong vòng 6 tháng đầu đời. Vì thế, sẽ có bé trở thành "đầu hói" dù lúc mới sinh tóc đen bóng, nhưng lại có bé mọc tóc ngày càng nhiều dù lúc mới sinh chỉ có loe hoe vài sợi.

Do đó, khi thấy tóc con bị rụng các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Rồi từ từ con cũng sẽ mọc tóc đầy đủ cho cha mẹ xem.

Trẻ chậm mọc tóc, mọc ít tóc, tóc mọc thưa,… cũng đang là một vấn đề phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng hiện nay. Vậy có cách giúp bé mọc nhiều tóc hơn hay không? Những cha mẹ có bé 2 tuổi không mọc tóc hay trẻ 3 tuổi chậm mọc tóc thì xem ngay bài viết hôm nay của Karicare nhé!

Mục lục

Nguyên nhân trẻ chậm mọc tóc

Trước khi tìm hiểu về cách giúp bé mọc nhiều tóc thì cha mẹ đã tìm hiểu nguyên nhân chưa? Các bé 2 tuổi không mọc tóc hay trẻ 3 tuổi chậm mọc tóc do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ nên biết:

– Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc mọc tóc của trẻ. Nếu ba hoặc mẹ mang gen tóc ít, chậm mọc tóc thì sẽ gây ra sự phát triển tóc bất thường ở trẻ. Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định xem tóc của bé phải do gen di truyền hay không.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc tóc

– Dinh dưỡng

Yếu tố thứ hai có thể ảnh hưởng dẫn đến bé 2 tuổi không mọc tóc hay trẻ 3 tuổi chậm mọc tóc đó là do thiếu chất dinh dưỡng. Kẽm và sắt được xem là 2 chất phổ biến quyết định đến yếu tố về tóc, xương, răng ở trẻ. Cùng với đó, khi bé lớn dần thì nồng độ hoóc-môn cũng có sự thay đổi khiến tóc con mọc chậm hơn.

– Môi trường sống

Ngoài 2 yếu tố kể trên, việc các bé 2, 3 tuổi hay trẻ 8 tháng ít tóc có thể đến từ môi trường sống. Nguyên nhân có thể là do nước, không khí… đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé trong đó có vấn đề về tóc.

Bé ít tóc có phải thiếu canxi?

Cách giúp bé mọc nhiều tóc hiệu quả

Cha mẹ có thể tham khảo ngay một số cách giúp bé mọc nhiều tóc dưới đây:

– Tắm nắng cho bé

Thời điểm phù hợp để trẻ tắm nắng buổi sáng từ 7 – 8 giờ [mùa hè], 9 – 10 giờ [mùa đông] và 16 – 17 giờ chiều. Chính vì vậy, mẹ đừng ngại cho bé ra phơi nắng nếu muốn tóc con mọc nhanh nhé.

Các tia UV trong ánh mặt trời rất có lợi cho sự phát triển tóc của trẻ, nó thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp chất lượng tóc được cải thiện. Bên cạnh đó, tắm nắng cho trẻ còn giúp hấp thu canxi, phốt pho tốt hơn, tăng cường thể chất khỏe mạnh.

– Đảm bảo giấc ngủ ngon cho bé

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ không chỉ đối với sự phát triển cơ thể mà còn cả tóc nữa cha mẹ nhé. Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mọc tóc ở trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ có giấc ngủ không tốt như hay thức dậy giữa đêm, khó ngủ,… đều liên quan đến vấn đề về tóc.

Nó có thể quyết định đến màu tóc, độ khô, giòn, rụng tóc và mức độ tóc mọc… Khi bé có giấc ngủ tốt, tâm trạng vui vẻ thì tuần hoàn máu được thông suốt, gốc tóc mọc cũng sẽ nhanh hơn và nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy cố gắng đảm bảo con có giấc ngủ sâu cả ngày và đêm.

Cách giúp bé mọc nhiều tóc hiệu quả

– Bổ sung dưỡng chất cho bé đầy đủ

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề mọc tóc ở trẻ 2 hay 3 tuổi. Mẹ cần đảm bảo 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ cá, thịt, rau, trái cây… cho con.

Ưu tiên các loại vitamin không thể thiếu với sự phát triển tóc của trẻ như: vitamin A dưỡng ẩm tóc, giảm gàu, vitamin B để tóc đen sáng bóng và vitamin C hấp thu sắt, ngăn ngừa rụng tóc. Mẹ tham khao bổ sung sữa Karicare Úc cho con mẹ nhé!

– Thay đổi tư thế nằm thường xuyên

Trẻ chậm mọc tóc mẹ cần chú ý thường xuyên thay đổi vị trí nằm của con. Tư thế nằm ngửa, nằm úp hay nghiêng không nên duy trì quá 2 tiếng, điều này còn giúp tránh tình trạng trẻ bị bẹp đầu.

Mẹ bổ sung sữa Karicare A2 để giúp con có đầy đủ dưỡng chất phát triển, không lo chậm mọc tóc

– Gội đầu cho bé thường xuyên

Trẻ nhỏ cần được gội đầu cách ngày để giúp tóc con sạch sẽ, kích thích da đầu khỏe mạnh, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Điều này còn thúc đẩy tóc trẻ phát triển và mọc nhanh hơn.

Nếu mẹ lười gội đầu cho bé khiến mồ hôi và chất bẩn tồn đọng trên da gây ngứa, xuất hiện mụn nước, thậm chí là nhiễm trùng. Khi da đầu bé không khỏe, gặp các vấn đề này thì không thể mọc tóc như ý muốn.

Bên cạnh đó, lựa chọn một loại dầu gội phù hợp dành riêng cho trẻ nhỏ cũng rất quan trọng, không được xoa bóp, vò tóc quá mạnh làm tóc con bị rối, khô và dễ rụng.

– Dưỡng tóc cho bé

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho tóc, để mái tóc trẻ khỏe mạnh, không yếu và gãy rụng thì mẹ có thể kết hợp dùng thêm mặt nạ dưỡng tóc cho bé. Hãy ưu tiên sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như bơ, sữa chua, oliu, mật ong… sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ. Mẹ nên bôi và massage đầu trẻ nhẹ nhàng rồi gội sạch lại với nước là xong.

Chủ Đề