Gia đình có nghĩa là gì

Giả định là gì? Giả định là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với mọi người. Giả định được sử dụng nhiều trong các hoạt động nghiên cứu, thực hành và trong pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về giả định là gì dưới khía cạnh pháp lý. Mời các bạn cùng theo dõi.

Giả định là gì

Giả định [Assumption] được hiểu là một yếu tố trong quy trình lập kế hoạch được coi là đúng, thực hoặc chắc chắn, nhưng không có bằng chứng hoặc chứng minh.

Xét dưới góc độ luật học, giả định là một trong ba bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật [bên cạnh quy định và chế tài]. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Theo đó, giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống [hoàn cảnh, điều kiện] có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể [tổ chức, cá nhân] nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào; trong những hoàn cảnh và điều kiện như thế nào.

Một cách đơn giản hơn thì giả định là bộ phân quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

Ví dụ:

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017] quy định về tội Cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Phần giả định là Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017] quy định về Tội tổ chức tảo hôn: “Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.

Phần giả định: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Ý nghĩa của bộ phận giả định được thể hiện như sau:

  • Phần giả định giúp cho mọi người biết quy phạm đó điều chỉnh quan hệ xã hội nào, ai và khi nào, trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì cần phải xử sự theo quy phạm đó.
  • Giả định cũng giữ vai trò giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết là khi nào thì họ cần phải áp dụng các biện pháp tác động của nhà nước được quy định trong quy phạm, áp dụng đối với ai, đối tượng nào và điều kiện để áp dụng các biện pháp đó là gì.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu giả định là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Skip to content

Trang chủ Tin tức Lý luận và khái niệm về gia đình, giá trị và giá trị đạo đức truyền thống

Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Tế bào gia đình khỏe mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Vậy gia đình là gì? Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên được quy định thế nào? Luật Minh Gia xin được tư vấn như sau.

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

Trên phương diện pháp lý, khái niệm gia đình được pháp luật hiện hành quy định: "Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này [theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014]".

Như vậy, định nghĩa về gia đình có thể được hiểu như sau:

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị, em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,...

2. Những hình thái gia đình phổ biến

Hình thái gia đình có thể được hiểu dựa trên các tiêu chí: quy mô; khía cạnh xã hội học. Cụ thể như sau:

* Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:

- Gia đình hai thế hệ [hay gia đình hạt nhân]: là gia đình bao gồm cha mẹ và con.

- Gia đình ba thế hệ [hay gia đình truyền thống]: là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.

- Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.

* Dưới khía cạnh xã hội học, cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại:

- Gia đình lớn [gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng] thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ.

- Gia đình nhỏ [gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân] là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con.  Đây là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển. 

3. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật.

Theo mục 1, chương V Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con như sau:

* Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ [điều 69]

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

* Quyền và nghĩa vụ của con [điều 70]

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

* Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng [điều 71]

- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

* Nghĩa vụ và quyền giáo dục con [điều 72]

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

- Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

* Đại diện cho con [điều 73]

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

- Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

- Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

* Bồi thường thiệt hại do con gây ra [điều 74]

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

....

Video liên quan

Chủ Đề