Giải bài tập vật lý trong sách bài tập lớp 8

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý Bài 16: Cơ năng trang 45, 46 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài 16.1 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Lời giải:

Chọn C

Vì thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất. khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng bằng 0.

Bài 16.2 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động.

Ngân nói:” Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”.

Hằng phản đối:” Người khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai? Tại sao?

Lời giải:

Ai đúng ai sai phải tùy thuộc vào vật làm mốc. Ngân nói đúng nếu lấy cây bên đường là mốc chuyển động, còn Hằng nói đúng nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động.

Bài 16.3 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Mũi tên được bắn đi từ cái cung nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là thế năng đàn hồi.

Bài 16.4 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?

Lời giải:

Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng.

Bài 16.5 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ năng lượng của dây cót. Đó là thế năng.

Bài 16.6 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động

B. Vật có động năng có khả năng sinh động.

C. Động năng của vật không tháy đổi khi vật chuyển động đều.

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật.

Lời giải:

Chọn D

Vì động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.

Bài 16.7 [trang 45 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.

C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.

Lời giải:

Chọn B

Vì vật có khả năng sinh công khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo hướng của lực tác dụng.

Bài 16.8 [trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Một vật được ném lên phương xiên góc với phương nằng ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D [H.16.1]. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng?

A. Vị trí A

B. Vị trí B

C. Vị trí C

D. Vị trí D.

Lời giải:

Chọn D

Vì tại vị trí D vật chạm đất thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.

Bài 16.9 [trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Một vật nặng được móc vào một đầu lo xo treo như hình 16.2, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?

A. Động năng và thế năng hấp dẫn.

B. Chỉ có thế năng hấp dẫn.

C. Chỉ có thế năng đàn hồi.

D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hổi.

Lời giải:

Chọn D

Vì khi ở trạng thái cân bằng hệ vật ở một độ cao so với mặt đất nên hệ vật có thế năng hấp dẫn và tại đó lò xo cũng bị biến dạng nên cả hệ vật cũng có cả thế năng đàn hồi.

Bài 16.10 [trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi.

a] Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất.

b] Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.

Lời giải:

a] Công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất là:

A = P × h = 10m × h

b] Công thức tính thế năng của vật ở độ cao h:

Wt = P × h = 10m × h

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Vật lý Bài 16: Cơ năng trang 45, 46 SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Sách Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8 giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Giải bài tập môn Vật lý lớp 8

47 19.021

Tải về Bài viết đã được lưu

VnDoc xin giới thiệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt hướng dẫn giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Vật lý 8. Hi vọng đây sẽ là lời giải hay môn Vật lý lớp 8 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22

  • Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.9 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.10 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.11 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.12 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.13 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.14 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8
  • Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Giải

Chọn B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Giải

Chọn C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Giải

Ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn do nhôm là chất dẫn nhiệt tốt hơn đất.

Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

Giải

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ.

Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Một hòn bi chuyến động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyên động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiệt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Giải:

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng

Giải

Chọn A. chất rắn

Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giải

Chọn D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Bài 22.9 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau

B. hai vật có nhiệt nãng khác nhau, tiếp xúc nhau

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau

D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Giải

Chọn D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Bài 22.10 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém

B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. Vì cả ba lí do trên

Giải

Chọn B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

Bài 22.11 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người, còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?

Giải:

Mùa hè ở nhiều nước Châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.

Ở nước ta về mùa hè, khi nhiệt độ không khí còn thấp hơn nhiệt độ cơ thể, người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để cơ thể dễ truyền nhiệt ra ngoài không khí.

Bài 22.12 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh?

Giải

Do mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.

Bài 22.13 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?

Giải

Vì bông, trấu và mùn cưa là những chất dẫn nhiệt kém.

Bài 22.14 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh độ dẫn nhiệt của cát và của mùn cưa với các dụng cụ sau đây:

  • cát
  • mùn cưa
  • hai ống nghiệm
  • hai nhiệt kế
  • một cốc đựng nước nóng

Giải:

- Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm.

- Đặt mỗi ống nghiệm vào 1 cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát số chỉ của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.

Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8

Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.

a] Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao?

b] Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?

Giải:

a] Nước trong ấm đồng sôi trước. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm

b] Nước ở ấm đồng nguội nhanh hơn. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài 22: Dẫn nhiệt. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh hoàn thành tốt bài tập đã được giao. Chúc các bạn học tốt và đừng quên tham khảo các bài học khác tại VnDoc nhé

  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 21: Nhiệt năng
  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

............................................

Ngoài Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt, mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi giữa học kì 2 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Văn 8, Anh lớp 8,... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi giữa học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt!

Tham khảo thêm

  • Trắc nghiệm Vật lý 8 bài 22
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình
  • Bài tập Toán lớp 8: Phương trình chứa ẩn ở mẫu
  • Dẫn nhiệt
  • Giải SBT Vật lý lớp 8 bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
  • Giải SBT Vật lý 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề