Giáo án hướng dẫn học lớp 1

2. Năng lực: Nghiêm túc khi thực hiện các nghi lễ chào cờ. Biết thực hiện đứng nghiêm khi chào cờ và thực hiện được các nghi lễ khi chào cờ,

3. Phẩm chất: giáo dục tình yêu tổ quốc, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

Hoạt động của GV

1.Hoạt động 1: chuẩn bị ( 10- 12)’

-GV giao ghế ngồi chào cờ cho HS.

-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Ổn định tổ chức.

2. Hoạt động 2: Thực hiện nghi lễ chào cờ ( 5-7)’

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị theo hiệu lệnh của GV tổng phụ trách.

3. Hoạt động 3: Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần ( 10- 12)’

-Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

4. Hoạt động 4: Giáo dục về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống ( 10-12)’

+Khi ngồi trên xe mô tô và xe gắn máy ta cần thực hiện điều gì?

+Khi đi bộ ta đi như thế nào?

+ Khi đi học và khi đi học về em cần thực hiện điều gì để giữ gìn an toàn giao thông.

+ Khi có người lạ gạ gẫm đưa đón em sẽ làm thế nào?

+Khi đến trường Tiểu học em cần làm gì để giữ gìn vệ sinh chung.

*Tiểu kết: cần thực hiện an toàn giao thông khi đi học, đến trưởng mình cần giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bài, bẻ cành, hái hoa ở trường, vệ sinh đúng nơi quy định.

Kết thúc buổi chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

Hoạt động của HS

-HS chuẩn bị ghế được sắp xếp theo hàng theo đúng vị trí của lớp mình. Đảm bảo khoảng cách mỗi em 1m để phòng tránh covid.

-Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

-Đứng nghiêm trang.

-Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca theo nền nhạc.

-Lắng nghe.

-Giữ gìn hàng ngũ, trật tự lắng nghe.

+Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô hoặc xe gắn máy.

+ Đi lề bên phải và không đi hàng 2, 3... và đùa nghịch khi đi trên đường.

+Không tập trung đông người ở cổng trường, các lớp đi theo hàng.

-HS nêu ý kiến.

-Không vứt rác bừa bài, bẻ cành, hái hoa ở trường, nơi công cộng.

-Đại diện các lớp kí cam kết thực hiện an toàn giao thông, bảo vệ môi trường ...

TiÕt 2 : Toán

TiÕt thø 1: TRÊN - DƯỚI, PHẢI - TRÁI

TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức- kĩ năng: HS xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

2.Năng lực: Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

-Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

3.Phẩm chất: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

-Tranh tình huống.

-Bộ đồ dùng Toán 1.

- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

  1. Hoạt động khởi động ( 3-5)’

-GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.

- GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.

- GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, nhóm, cách phát biểu.

- GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức ( 13-15)’

- GV cho HS chia lớp theo nhóm bàn

- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6).

- GV đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh.

- GV gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị trí các bạn trong tranh.

- GV nhận xét

- GV cho vài HS nhắc lại

- GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau.

  1. Hoạt động thực hành luyện tập ( 15-17)’

Bài 1. Dùng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh sau.

- GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

- GV gọi các nhóm lên báo cáo

- GV nhận xét chung.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu :

+ Kể tên những vật ở dưới gậm bàn.

+ Kể tên những vật ở trên bàn

+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?

+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?

- GV hướng dẫn HS thao tác : lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?

- GV chiếu bức tranh bài tập 2 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn :

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào?

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?

- GV cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

- GV cùng HS nhận xét

Bài 3.

  1. Thực hiện lần lượt các động tác sau.
  1. Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau, bên phải, bên trái em là bạn nào?

- GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của Gv qua trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”:

+ Giơ tay trái.

+ Giơ tay phải.

+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.

+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.

- GV nhận xét

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào.

- GV nhận xét.

  1. Hoạt động vận dụng: (3-5)’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống.

- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?

- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?

-Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì?

  1. Củng cố, dặn dò

-Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự.

Hoạt động của HS

-Lắng nghe.

- HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán

- HS làm quen với các quy định

-HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy trong SGK.

- HS chia nhóm theo bàn

- HS làm việc nhóm

- HS trong nhóm lần lượt nói về vị trí các vật.

Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây.

- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.

- HS theo dõi

- HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình.

- HS theo dõi.

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài

- Làm việc nhóm 2.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét

- HS kể

+ Cặp sách, giỏ đựng rác

+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách

+ Bút chì, thước kẻ

+ Hộp bút

- HS thực hiện

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài

- Làm việc nhóm

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải.

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét.

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài

- HS chơi trò chơi : Thực hiện các yêu cầu của GV.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS trả lời theo vốn sống của bản thân

- Đi bên phải

- HS trả lời

-Lắng nghe và thực hiện.

TiÕt 3 + 4 : TiÕng ViÖt

TiÕt thø 1+ 2: EM LÀ HỌC SINH

I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Kiến thức – kĩ năng

- Làm quen với thầy cô và bạn bè

-Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn , ...

-Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng có tư thể đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản, có ý thức giữ gìn vở, đồ dùng học tập ( ĐDHT ) , ...

2. Năng lực

-Phát triển năng lực Tiếng Việt.

-Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất.

-HS yêu thích học

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Máy soi để soi hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1 .

-Vở Luyện viết 1, tập một .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1/ Khởi động:Ổn định

2/Khám phá

a)Thầy cô tự giới thiệu về mình.

b)HS tự giới thiệu bản thân:

-GV mời HS giới thiệu.

* GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.

GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng.

  1. GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một

-Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.

-HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS hát bài: chúng em là HS lớp 1.

HS lắng nghe

-HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học lớp..., sở thích, nơi ở,...

-Lớp vỗ tay khuyến khích bạn

HS lắng nghe

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1/ Khởi động:Ổn định

2/Khám phá

  1. GV giới thiệu bài mở đầu, những hoạt động mới và đồ dùng học

GV: Từ hôm nay, các em đã là HS lớp 1. Các em sẽ làm quen với nhiều hoạt động mới. ( GV hướng dẫn HS mở SGK trang 4, 5 hoặc chiếu lên màn hình minh hoạ , hướng dẫn HS học bài Mở đầu Em là học sinh ) .

b ) Kĩ thuật viết

-GV: Trong hình, bạn nhỏ đang làm gì ? Các em chú ý tư thế ngồi của bạn ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 – 30 cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở .

- GV yêu cầu HS cầm bút, hướng dẫn HS cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái ngón trỏ và ngón giữa ). Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái .

- GV gắn lên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình các nét cơ bản và nét phụ ( không cần nói kĩ hoặc yêu cầu HS nhớ ) :

CÁC NÉT CƠ BẢN

Loại nét cơ bản

Dạng - kiểu

Nét minh hoạ

1. Nét thẳng

-Thẳng đứng

-Thẳng ngang

-Thẳng xiên

2. Nét cong

-Cong kín

-Cong hở

+ Cong phải

+ Cong trái

3. Nét móc

- Móc xuôi (móc trái )

- Móc ngược (móc phải )

-Móc 2 đầu

4. Nét khuyết

- Khuyết xuôi

-Khuyết ngược

  1. Nét hất

-GV vừa nói tên từng nét vừa dùng bút tô các nét cơ bản cho HS thấy quy trình tô.

- GV giới thiệu vở của 3- 4 HS tô đúng, đẹp, nhận xét, khen ngợi HS

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS hát

HS lắng nghe

- HS nhìn hình 1: Em viết.

-Bạn đang viết chữ.

HS thực hành.

-HS lắng nghe và quan sát.

- HS mở vở Luyện viết 1, tập một, tập tô các nét cơ bản ( theo lệnh của GV ), mỗi nét tô 3 hoặc 4 lần .

-Soi bài, chia sẻ, nhận xét.

Tiết 6 Mĩ thuật

Giáo viên chuyên ban: Đồng chí Phạm Việt Cường dạy

Tiết 7 Đạo đức

Tiết thứ 1 : BÀI 1. EM VỚI NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP.

  • I-MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:

-Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

-Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

-Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

2. Năng lực:

- Bước đầu biết làm việc nhóm; giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. Biết giải quyết vấn đề thông qua các tình huống; vận dụng những điều đã học vào thực tế.

-Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.

3.Phẩm chất: Yêu trường lớp. Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

-Máy tính, ti vi, bài hát đi học, 1 bản nội quy nhà trường, bút màu.

2.Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

  1. Khởi động: (3-5)’

- HS hát tập thể bài hát “Đi học” - Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính.

- Thảo luận lớp:

+ Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi đi học?

+ Vì sao bạn lại vui vẻ khi đi học?

- GV giới thiệu bài mới.

  1. Khám phá ( 28-30)’

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu nội quy nhà trường

Mục tiêu:HS nêu được các yêu cầu trong nội quy nhà trường, ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội quy và cách thực hiện nội quy.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu và hỏi:

-Nội quy trường, lớp quy định HS cần thực hiện những gì?

- GV giới thiệu với HS về những điều cụ thể ghi trong nội quy nhà trường.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Thực hiện nội quy giúp ích gì cho em và các bạn trong học tập, trong các hoạt động khác ở trường, lớp?

- GV kết luận: Việc thực hiện nội quy giúp cho HS học tập, sinh hoạt được thuận lợi, giúp các em mau tiến bộ.

Hoạt động 2: Nhận xét hành vi

Mục tiêu:

- HS nhận diện được các biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở khi bạn chưa thực hiện đúng nội quy.

- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 4.

- GV cùng HS làm rõ nội dung từng tranh, từ tranh 1 đến tranh 8.

Tranh 1: Bạn gái đi học muộn.

Tranh 2: Các bạn phát biểu ý kiến trong giờ học.

Tranh 3: Bạn bỏ rác vào thùng rác.

Tranh 4: Bạn lễ phép chào cô giáo.

Tranh 5: Bạn vẽ bẩn ra bàn.

Tranh 6: Bạn nam quan tâm, giúp đỡ bạn nữ khi bị ngã.

Tranh 7: Bạn nam xé vở gấp máy bay.

Tranh 8: Bạn nam trêu chọc làm bạn nữ bị đau.

- GV kết luận:

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 thực hiện đúng nội quy.

+ Các bạn trong tranh 1, 5, 7, 8 chưa thực hiện đúng nội quy.

+ Em nên nhắc nhở khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy.

Tổng kết bài học: (2-3’)

-Nên thực hiện hành vi đúng, không nên làm theo hành vi chưa đúng và nhắc nhở bạn làm theo hành vi đúng.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Cho HS vừa xem băng đĩa hình vừa hát; vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ.

-Vui vẻ

-Được học tập, vui chơi...

-HS quan sát từng tranh nhỏ trong “Cây nội quy” ở đầu trang 4, SGK Đạo đức 1. - HS nêu ý kiến cá nhân.

- Lắng nghe.

-HS thảo luận N2.

- HS nêu ý kiến.

-HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:

+ Bạn nào thực hiện đúng nội quy?

+ Bạn nào chưa thực hiện đúng nội quy?

+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn chưa thực hiện nội quy?

- Một số nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Thø ba ngµy 8 th¸ng 9 n¨m 2020

Tiết 1: Giáo dục thể chất

Tiết thứ 1: Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ, TẬP HỢP HÀNG . DỌC, DÓNG HÀNG DỌC, ĐIỂM SỐ.

(tiết 1)

I.MỤC TIÊU

  1. Kiến thức, kĩ năng.

- Biết và thực hiện được tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, cách tập hợp hàng dọc, dòng hàng dọc, điểm số hàng dọc theo khẩu lệnh.

  1. Năng lực.

- Phát triển năng lực tập trung chú ý, năng lực làm việc nhóm. Hình thành văn hoá xếp hàng trong các hoạt động thường ngày. Biết cách tập trung và xếp hàng trước và sau mỗi tiết học giáo dục thể chất.

  1. Phẩm chất.

-Có ý thức kỉ luật, đoàn kết, tinh thần tập thể, tính tự giác, giúp đỡ bạn bè trong quá trình tập luyện, đảm bảo vệ sinh nơi tập luyện. Tham gia tích cực trò chơi vận động bổ trợ kiến thức mới.

II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: - Đồng hồ bấm giờ, còi. Cọc chỉ dẫn, phấn.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC BÀI HỌC.

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Nội dung

ĐL

Giáo viên

Học sinh

  1. Phần mở đầu (5 – 7’)

1.Nhận lớp

2.Khởi động

  1. Khởi động chung

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

  1. Khởi động chuyên môn
  1. Trò chơi

- Trò chơi “ nhảy ô tiếp sức”

II. Phần cơ bản: (16-18)’

* Kiến thức.

+ Đứng nghiêm.

- Khẩu lệnh: “nghiêm”

- Động tác:

+Đứng nghỉ.

- Khẩu lệnh: “nghỉ”

- Động tác:

+Tập hợp hàng dọc.

- Khẩu lệnh: “Thành 1,2,3… hàng dọc – tập hợp”

- Động tác: Chỉ huy đưa tay phải ra trước, em đầu hàng đứng đối diện với chỉ huy các em khác đứng sau theo thứ tự từ thấp đến cao, tổ 2 đứng bên trái tổ 1.

+Dóng hàng dọc.

- Khẩu lệnh: “nhìn trước – thẳng” – “thôi”

- Động tác: Em đầu hàng giơ tay phải lên cao, các em khác đặt tay trái lên vai em đứng trước. khi có khẩu lệnh “thôi” bỏ tay xuống về tư thế đứng nghiêm.

+Điểm số hàng dọc

- Khẩu lệnh “ từ 1 đến hết – điểm số”

- Động tác: Lần lượt từ em đầu hàng quay mặt sang trái hô to số thứ tự của mình rồi quay mặt về tư thế ban đầu, em cuối hàng hô to số của mình và hô “hết”.

*Luyện tập

Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

Tập theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “ Làm theo người dẫn đầu” 3-5’

III.KẾT THÚC (4- 5)’

-Thả lỏng cơ toàn thân.

-Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

- Hướng dẫn HS tự ôn ở nhà

2x8N

1-2 lần

2x8N

2x8N

1-2 lần

1-2 lần

2 lần

2 lần

2lần

2lần

1lần

1 lần

GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

GVHD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

- Lưu ý những sai sót khi thực hiện động tác

- GV hô - HS tập theo GV.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV sửa sai cho HS

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- Nhận xét, biểu dương

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

- GV hướng dẫn

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

Đội hình nhận lớp

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Đội hình khởi động

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- HS khởi động theo hướng dẫn của GV

- Đội hình HS quan sát tranh

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt. €€€€€€€€

€€€€€€€

€

ĐH tập luyện theo tổ

€ € € €

€ € €

€ € € € €

€ GV €

-ĐH tập luyện theo cặp

€€€€€€€ €

€€€€€€€

- Từng tổ lên thi đua - trình diễn

HS thực hiện thả lỏng

- ĐH kết thúc

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

TiÕt 2 + 3 : TiÕng ViÖt

TiÕt thø 3+ 4: EM LÀ HỌC SINH

I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Kiến thức – kĩ năng

- Làm quen với thầy cô và bạn bè

-Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn , ...

-Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng có tư thể đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản, có ý thức giữ gìn vở, đồ dùng học tập ( ĐDHT ) , ...

2. Năng lực

-Phát triển năng lực Tiếng Việt.

-Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất.

-HS yêu thích học

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Máy soi để soi màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1 .

-Vở Luyện viết 1, tập một .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1/ Khởi động:Ổn định

2/Khám phá

a ) Kĩ thuật đọc

GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì?. Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì I , mỗi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích, GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi thẳng lưng, mắt cách xa sách khoảng 25 30 cm để không mắc bệnh cận thị .

b ) Hoạt động nhóm

GV : Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì ?

- Đó là nhóm lớn ( 4 người ). Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi ( 2 bạn ), đôi khi với nhóm 3- 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3- 4 bạn nhiều hơn .

- GV giúp HS hình thành nhóm : nhóm đôi- nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 ( ghép 2 bàn học lại ) . Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 ( VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách ,...) GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu . Mỗi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả ) .

c ) Nói - phát biểu ý kiến

-GV: Bạn HS trong tranh đang làm gì ?

-Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin.

-GV mời 1, 2 HS làm mẫu. ( Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu) .

-GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để thầy cô và các bạn nghe rõ những điều mình nói. Nói quá nhỏ thì thầy cô và các bạn không nghe được .

d)Học với người thân

GV : Bạn HS đang làm gì ?. Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đổi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em , ... Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.

  1. Hoạt động trải nghiệm- đi tham quan .

-GV: Các bạn HS đang làm gì ?. Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương . Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của thầy cô: bám sát lớp và thầy cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc, đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của thầy cô .

g ) Đồ dùng học tập của em

-GV: Đây là gì ?

-GV chỉ từng hình.

-GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hàng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT , hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở, không viết vào sách.

  1. Nghe thầy cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập

S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK .

B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng

V: Vở. Các hiệu lấy vở, cất vở.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS hát

-HS nhìn hình 2 : Em đọc .

-Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách.

-HS thực hành.

- HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm.

-Các bạn đang làm việc nhóm .

-HS thực hành làm việc nhóm 2, nhóm 4.

-HS nhận nhiệm vụ nhóm trưởng.

- HS nhìn hình 4 : Em nói

-Bạn đang phát biểu ý kiến.

-HS quan sát SGK.

-1, 2 HS làm mẫu

- HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân, nói về bố mẹ... )

-HS nhìn hình 5: Em học ở nhà -Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn.

-HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm .

- Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo.

- HS nhìn hình các đồ dùng học tập.

- HS : Đây là ĐDHT của HS . HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công.

- HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho thầy cô kiểm tra .

TIẾT 4

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1/ Khởi động:Ổn định

2/Khám phá

a)Mục tiêu

-Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp 1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).

-Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.

-Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí hiệu ghi tiếng nói - tức là chữ viết).

b)Dạy hát

-GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.

b)Trao đổi cuối tiết học

-Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?

-Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:

+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.

+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để các em biết đọc, biết viết.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS hát

-HS mở SGK trang 11.

-HS nói cảm nhận.

-HS trả lời.

TiÕt 4 : TiÕng ViÖt

TiÕt thø 5+ 6: BÀI 1: A, C

  1. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

a)Kiến thức:

- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng có mô hình “âm đầu-âm chính”: ca.

  1. Kĩ năng:

- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.

- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.

2.Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:

a)Năng lực:

-Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

-Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tập.

b)Phẩm chất

-HS chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ:

1: Giáo viên

- Máy tính, máy soi để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

2: Học sinh:

- Bảng cài, bộ thẻ chữ để học sinh làm bài tập 5.

- Vở Bài tập Tiếng Việt .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1, 2

Hoạt động của giáo viên.

A.Khởi động (3- 5 phút)

- Ổn định

- Giới thiệu bài: Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.

- GV ghi chữ a, nói: a

- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS

  1. Các hoạt động chủ yếu.

1.Hoạt động 1.Chia sẻ ( BT 1 : Làm quen ) 10-12 phút.

Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng có mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.

*. Dạy âm a, c.

- GV đưa lên bảng cái ca

- Đây là cái gì?

-GV khẳng định: Đáp án chính xác là chiếc ca, chiếc ca màu xanh rất đẹp.

- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca: Đây là tiếng ca

- GV nhận xét.

- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?

2.Hoạt động 2. Khám phá ( 15-17)’

* Đánh vần.

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:

+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm: ca

+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ

+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a

+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.

- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca

* Củng cố:

- Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?

- Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?

- GV chỉ mô hình tiếng ca

3.Hoạt động 3. Luyện tập

Mục tiêu : Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.

3.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to tiếng có âm a....) 10-12 phút

  1. Xác định yêu cầu

- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a

  1. Nói tên sự vật

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật.

- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.

- Cho HS làm bài trong vở Bài tập

  1. Tìm tiếng có âm a.

- GV làm mẫu:

+ GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật.

+ GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật.

* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.

  1. Báo cáo kết quả.

- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả

- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.

- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

3.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ) 10-12 phút

  1. Xác định yêu cầu của bài tập

- GV nêu yêu cầu bài tập: Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c.

  1. Nói tên sự vật

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật.

- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật.

- GV giải nghĩa từ cú : là loài chim ăn thịt, kiếm mỗi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh)

- Cho HS làm bài trong vở Bài tập

  1. Báo cáo kết quả.

- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả

- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.

- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

3.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5) 13-15 phút

  1. Giới thiệu chữ a, chữ c

- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6.

- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.

  1. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ

- GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé.

* GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ

- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng

- Cho học sinh nhắc lại tên chữ

* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ

- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng

- Cho học sinh nhắc lại tên chữ

* Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT

Hoạt động của học sinh

- Hát : HS hát bài “ Cá vàng bơi”

- Lắng nghe

- 4-5 em, cả lớp : a

- Cá nhân, cả lớp : c

- HS quan sát

- HS : Đây là cái ca ( HS có thể nói cái cốc)

- HS quan sát

- HS nhận biết c, a

- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca

- HS trả lời nối tiếp (cá nhân, cả lớp): Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.

- Quan sát và cùng làm với GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.

- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca

- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca

- Chữ c và chữ a

- Tiếng ca

- HS đánh vần, đọc trơn: cờ-a-ca, ca

- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6.

- HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá

- HS nói đồng thanh

- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập

- HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)

- HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a)

+HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: gà

+HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: cá

+HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: cà

+HS1chỉ hình 4- HS2 nói to: nhà

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : thỏ

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : lá - HS báo cáo cá nhân

- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.

- HS nói (cha, bà, da,...)

- HS theo dõi

- HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá

- HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)

- HS lắng nghe

- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập

+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: cờ vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm : vịt không vỗ tay

+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cú vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : cò vỗ tay 1 cái

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : dê không vỗ tay

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : cá vỗ tay 1 cái

- HS báo cáo cá nhân

- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c.

- HS nói (cỏ, cáo, cờ...)

- Lắng nghe và quan sát

- Lắng nghe và quan sát

- HS lắng nghe

- HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài.

- HS giơ bảng

- HS đọc tên chữ

- HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài.

- HS giơ bảng

- HS đọc tên chữ

* Làm bài cá nhân

Tiết 7 Tự nhiên và xã hội

Tiết thứ 1: BÀI 1: GIA ĐÌNH EM

  1. MỤC TIÊU:

* Về nhận thức khoa học:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình trong SGK

- Video/nhạc bài hát về gia đình

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Khởi động (3-5’)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một bài hát về gia đình: Cả nhà thương nhau.

- HS hát

- Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?

- Ba, mẹ, con.

- Từ nào nói về tình cảm của những người trong gia đình?

- Cả nhà ta đều thương yêu nhau, xa là nhớ, gần nhau là cười.

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Bài hát nói đến 3 thành viên trong gia đình: ba, mẹ, con và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình.

- Lắng nghe

  1. Khám phá kiến thức mới. (32-35’)

Mục tiêu: Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình. Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau. Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 1. Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

* Mục tiêu:

+ Nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà, và gia đình bạn An.

+ Nhận xét được tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bạn Hà, và gia đình bạn An.

+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu 2 bức tranh về gia đình bạn Hà và bạn An.

- HS quan sát.

+ Gia đình Hà

+ Gia đình An

Bước 1. Làm việc theo cặp

- Y/c HS quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Gia đình nhà bạn Hà, bạn An có những ai?

+ Họ đang làm gì và ở đâu?

- HS quan sát trao đổi trả lời các câu hỏi theo cặp.

+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và Hà. Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên

+ Gia đình An có ông, bà, bố, mẹ, em gái và An. Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

- GV cùng HS nhận xét

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn

+ Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An có vui vẻ, thương yêu nhau không?

+ Hành động nào thể hiện các thành viên yêu thương và quan tâm đến nhau?

+ Gia đình 2 bạn rất vui vẻ, yêu thương nhau.

+ Hành động nắm tay, vui chơi bên nhau thể hiện được các tình cảm đó...

* GV nhận xét, kết luận: Trong mỗi gia đình có thể có nhiều hoặc ít thành viên. Tình cảm gia đình là yêu thương, vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau,...

  1. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Giới thiệu về gia đình mình.

Mục tiêu:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về bản thân, gia đình.

- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:

+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?

+ Trong lúc nghỉ ngơi, gia đình bạn thường làm gì? Những lúc đó, bạn cảm thấy ntn?

- GV Y/C HS làm câu 2 của bài tập 1 (VBT)

- HS giới thiệu với bạn về: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu....

- Theo dõi hướng dẫn

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

+ HS thay nhau hỏi và trả lời.

- Làm bài

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1.

- 1 số HS lên trình bày trước lớp:

+ Giới thiệu về bản thân.

+ Giới thiệu về gia đình mình

+ HS còn lại phỏng vấn bạn mình về gia đình của bạn

- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.

Bước 3. Làm việc nhóm

- Cho HS làm câu 1 của BT 1(VBT)

- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình của mình trong lúc nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau bằng cách dán tranh ảnh vào bảng phụ của nhóm.

- Các nhóm treo SP lên bảng và chia sẻ.

- GV cùng HS nhận xét về các SP của các nhóm.

- HS nhận xét nhóm bạn.

Thø t­­ ngµy 9 th¸ng 9 n¨m 2020

Tiết 1: Tiếng Việt

Tiết thứ 6 BÀI 1: A, C

Đã soạn vào thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020

Tiết 2: Tiếng Việt

Tiết thứ 7 BÀI 1: A, C ( Tiết 3)

I.MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1.Kiến thức- Kĩ năng:: Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca chữ viết thường, cỡ vừa , đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1.

2. Năng lực:

-Có khả năng tự thực hiện được bài viết theo thời gian quy định đúng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

3.Phẩm chất

-Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ .

II. CHUẨN BỊ:

1: Giáo viên

- Máy tính, máy soi

- Các chữ mẫu c, a đặt trong khung ô li ( theo mẫu chữ thể hiện trong vở Luyện viết 1, tập một, có đánh số TT các dòng kẻ ngang và dọc trên khung ô li). Có thể sử dụng bìa chữ mẫu, chữ mẫu trên máy chiếu + phần mềm hướng dẫn viết chữ .

2: Học sinh:

- Bảng con, phấn, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học

3.4. Tập viết (Bảng con – BT 6)

  1. Chuẩn bị ( 5 phút)

- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.

  1. Làm mẫu( 8-10 phút)

- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa.

- GV chỉ bảng chữ a, c

- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :

+ Chữ c: Cao 2 li, rộng 1,5 li chỉ gồm 1 nét cong trái. Điểm đặt phấn dưới đường kẻ 3.

+ Chữ a: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.

+ Tiếng ca: viết chữ c trước chữ a sau, chú ý nối giữa chữ c với chữ a.

  1. Thực hành viết

- Cho HS viết trên khoảng không

- Cho HS viết bảng con

  1. Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu HS giơ bảng con

- GV nhận xét

- Cho HS viết chữ ca

- GV nhận xét

  1. Hoạt động nối tiếp.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước bài 2

- GV khuyến khích HS tập viết chữ c, a trên bảng con

- HS đánh vần: cờ-a-ca

- HS đọc trơn ca

- HS nói lại tên các con vật, sự vật

- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV

- HS theo dõi

- HS đọc

- HS theo dõi

- HS viết chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.

- HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ c, a từ 2-3 lần.

- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp

- HS khác nhận xét.

- HS xóa bảng viết tiếng ca 2-3 lần

- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

- HS khác nhận xét

- Lắng nghe

TiÕt 2 : To¸n

TiÕt thø 2: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN

HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.

- Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.

- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.

2.Năng lực:

- Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa, tư duy toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.

- Học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới.

- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.

3.Phẩm chất: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động khởi động (3-5)’

- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc theo nhóm đôi.

- Cho học sinh các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên nhận xét chung

- Học sinh xem tranh và chia sẻ cặp đôi về hình dạng các đồ vật trong tranh

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ :

+ Mặt đồng hồ hình tròn

+ Lá cờ có dạng hình tam giác

  1. Hoạt động hình thành kiến thức (13-15)’

1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

* Hoạt động cá nhân:

- Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tam giác (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ nhật (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- Học sinh lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật theo yêu cầu.

-Học sinh quan sát và nêu: Hình vuông

-Học sinh quan sát và nêu: Hình tròn

-Học sinh quan sát và nêu: Hình tam giác

-Học sinh quan sát và nêu: Hình chữ nhật

* Hoạt động nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên cho các nhóm nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh làm việc theo nhóm 4 : Học sinh trong nhóm tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm cùng giáo viên nhận xét

  1. Hoạt động thực hành luyện tập (15-17)’

Bài 1. Kể tên các đồ vật trong hình vẽ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài

- Giáo viên cho học sinh thực hiện theo cặp.

- Gọi các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại yêu cầu

- Học sinh xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ :

+ Bức ảnh hình vuông

+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông hình tròn

+ Cái phong bì thư hình chữ nhật

+ Biển báo giao thông hình tam giác

Bài 2. Hình tam giác có màu gì? Hình vuông có màu gì? Gọi tên các hình có màu đỏ.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi

- GV rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, hình dạng.

- GV cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- GV khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài

- 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời

- HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời

- Các nhóm báo cáo kết quả

Bài 3. Ghép hình em thích

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép của nhóm

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập

- Các nhóm lựa chọn hình định lắp ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật để ghép các hình đã lựa chọn.

- Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ sản phẩm của nhóm

  1. Hoạt động vận dụng (3-5)’

Bài 4. Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập

- HS quan sát và chia sẻ

  1. Củng cố, dặn dò (1-2)’

- Bài học hôm nay, em biết được thêm được điều gì?

- HS lên chia sẻ

TiÕt 4 : Hoạt động trải nghiệm

TiÕt thø 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS làm quen với trường học mới – trường tiểu học.

- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.

2.Năng lực: Nêu được một số hoạt động diễn ra ở nhà trường. chấp hành đúng các quy định của trường lớp.

3. Phẩm chất: Vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới.

II. CHUẨN BỊ:

- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của nhà trường.

- Các dụng cụ phục vụ trò chơi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát bài: Lớp chúng mình.

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm quen với quang cảnh và các hoạt động của nhà trường tiểu học.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Làm quen với trường học mới – trường tiểu học.

- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.

Hoạt động 1. Tham quan trường học

* Quan sát tranh

- GV cho HS quan sát tranh

- Bức tranh có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?

- Em thích những gì trong bức tranh?

- HS quan sát

- HS quan sát và trình bày những gì quan sát được.

- HS trình bày

* Tham quan trường học

- GV cho HS tập hợp dưới sân trường

- HS tập hợp thành 3 hàng dọc

- GV đưa ra các quy định khi học sinh đi tham quan:

+ Giữ trật tự, đi theo hàng.

+ Lắng nghe hướng dẫn và giới thiệu của cô giáo.

+ Quan sát những nơi đi qua.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát khi đi tham quan:

+ Em thấy quang cảnh trường có đẹp không?

+ Em thấy ở trường có những phòng nào? Phòng ấy để làm gì?

+ Em thích nơi nào ở trường mình nhất?

+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học.

- Lắng nghe giáo viên

- GV đưa học sinh đi tham quan trường.

- HS tham quan theo hướng dẫn của GV.

- GV cho HS trở về nơi tập hợp ban đầu.

*GV kết luận.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Mục tiêu:

- Giúp HS vui vẻ phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới.

Hoạt động 2. Chia sẻ cảm xúc

- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.

- GV Y/C các thành viên trong nhóm chia sẻ những điềm.

- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét về cảm nhận và cảm xúc của các bạn

- Làm việc theo nhóm

- HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn

* Kết luận:

Qua hoạt động này chúng ta biết cách làm việc tập thể hoặc làm việc theo nhóm trong các hoạt động chung của cả lớp. Chúng ta biết cách chia sẻ những cảm xúc của mình.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3. Trò chơi : Cùng về đích.

- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi:

- Theo dõi

Mỗi đội chơi cần 5 người chơi xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “ Xuất phát” , các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà không bị bạn nào tuột tay thì đội đó thắng cuộc.

- GV cho HS chơi thử.

- GV cho các đội chơi trong thời gian 15 phút.

- Lớp chia thành các đội 5 người.

- Chơi thử 1 lần

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về trường tiểu học của chúng ta.

- Lắng nghe

Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020

Tiết 1: Giáo dục thể chất

Tiết thứ 2: Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ, TẬP HỢP

. HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG DỌC, ĐIỂM SỐ.

(tiết 2)

  1. MỤC TIÊU

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ , cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

- Phát triển năng lực chú ý, làm viêc nhóm, hình thành văn hóa xếp hàng trong các hoạt động thường ngày.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số và vận dụng vào các hoạt động tập thể.

- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày .

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung

ĐL

Hoạt động GV

Hoạt động HS

  1. Phần mở đầu (5 – 7)’

1.Tập hợp lớp

2.Khởi động

  1. Khởi động chung

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

  1. Khởi động chuyên môn
  1. Trò chơi

- Trò chơi “ mèo đuổi chuột”

II. Phần cơ bản: (25- 27)’

* Kiến thức.

- Ôn tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.

*Luyện tập

Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

-Tập theo cặp đôi

-Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “ Làm theo người dẫn đầu” 4-5 phút

III.Kết thúc (3-5)’

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

2x8N

2x8N

2 lần

4lần

4lần

1 lần

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- GV HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

- Nhắc lại kĩ thuật và cách thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.

- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích lại kĩ thuật động tác.

- GV hô - HS tập theo GV.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nhận xét . biểu dương

- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

- GV hướng dẫn

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

-VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

Đội hình tập hợp lớp

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Đội hình khởi động

€ € € € € € €

€

- HS khởi động theo hướng dẫn của GV

- HS lắng nghe, quan sát GV

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt. €€€€€€€€

€€€€€€€

€

-ĐH tập luyện theo tổ

€ € € €

€ € €

€ € € € €

€ GV €

-ĐH tập luyện theo cặp

€€€€€€€ €

€€€€€€€

- Từng tổ lên thi đua - trình diễn

HS thực hiện thả lỏng

- ĐH kết thúc

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

Tiết 2: Tiếng Việt

Tiết thứ 8: TẬP VIẾT( sau bài 1)

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

a)Kiến thức:

- Tô đúng, viết đúng các chữ a, c và tiếng ca - chữ viết thường, cỡ vừa , đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết , tập một .

  1. Kĩ năng:

- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.

2.Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:

a)Năng lực:

-Có khả năng tự thực hiện được bài viết theo thời gian quy định đúng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

b)Phẩm chất

-Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ

II. CHUẨN BỊ:

1: Giáo viên

- Máy tính, máy soi

- Các chữ mẫu c, a đặt trong khung ô li, chữ mẫu trên máy chiếu + phần mềm hướng dẫn viết chữ .

2: Học sinh:

- Vở luyện viết 1, tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên.

1.Khởi động (1- 2 phút)

- Ổn định

2.Hoạt động1:Giới thiệu bài: (3- 5 phút)

- GV hướng dẫn HS nhận mặt các chữ a, c và tiếng ca hiểu YC của bài học: tập tô, tập viết vào vở Luyện viết 1, tập một. các chữ a, c và tiếng ca – kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.

3.Hoạt động 2: Khám phá (8- 10 phút)

- GV giới thiệu chữ và tiếng làm mẫu ( viết trên bảng lớp chữ mẫu); c, a, ca.

- GV hướng dẫn đặc điểm, cấu tạo, cách viết rồi viết mẫu (kết hợp nhắc lại cách viết ):

+ Chữ c: cao 2 li, rộng 1,5 li; chỉ gồm 1 nét

( nét cong trái ). Điểm đặt bút (phấn ) dưới đường kẻ ( ĐK ) 3 .

+ Chữ a: cao 2 li, rộng 1,5 li; gồm 2 nét ( nét cong kín và nét mọc ngược ). Điểm đặt bút ( phấn ) dưới ĐK 3. Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên ĐK 3, viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín, đến ĐK 2 thì dừng lại.

+ Tiếng ca: viết chữ c trước, chữ a sau, chú ý nét nối giữa chữ c và a .

4.Hoạt động 3: Luyện tập ( 20-22 phút)

-GV hướng dẫn HS ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng, viết đúng quy trình, khuyến khích HS hoàn thành phần Luyện tập thêm .

-GV kiểm tra, hướng dẫn HS khi viết bài. Chú ý HS ở M1, M2.

-GV nhận xét, chữa bài, khen HS viết đúng quy trình, viết nhanh, giãn cách hợp lí giữa các con chữ. Nhắc nhở những em chưa viết đúng, đẹp cần cố gắng.

* Gv có thể cho HS viết làm 2 đợt: Sau khi nghe thầy cô hướng dẫn, tập tô, tập viết chữ c, chữ a, HS dừng bút, nghỉ tay, nghe GV hướng dẫn viết chữ ca, rồi tô, viết chữ ca, viết phần luyện tập thêm.

  1. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (3-5)’

-GV nhận xét tiết học theo 3 mặt KT- NL-PC.

- Nhắc HS chưa hoàn thành bài viết về nhà tiếp tục luyện viết.

Hoạt động của học sinh

HS hát

-HS nêu yêu cầu bài viết 1- 2 em.

-Cả lớp nhìn bảng, đọc .

HS quan sát.

-HS mở vở Luyện viết 1, tập một, tô các chữ c, a và tiếng ca trong vở. Sau đó viết tiếp các chữ và tiếng vừa tô.

-Soi bài, chia sẻ.

Tiết 3 + 4: Tiếng việt

Tiết thứ 9 + 10: BÀI 2: CÀ, CÁ

I.MỤC TIÊU:

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

a)Kiến thức:

- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.

- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá

  1. Kĩ năng:

- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc.

- Viết đúng các tiếng cà, cá (trên bảng con)

2.Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:

a)Năng lực:

-Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

-Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tập.

b)Phẩm chất

-HS chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ:

1: Giáo viên

- Máy tính, máy soi để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

2: Học sinh:

- Bảng cài, bộ thẻ chữ để học sinh làm bài tập 5.

- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).

- Vở Bài tập Tiếng Việt .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định

- Hát bài : cá vàng bơi.

- Kiểm tra bài cũ

+ GV viết lên bảng các chữ a, c và tiếng ca

- 2 - 3 HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh

+ GV cho học sinh nhận xét

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ làm quen với 2 thanh của tiếng Việt là thanh huyền và thanh sắc; học đọc tiếng có thanh huyền, thanh sắc.

+ GV ghi từng chữ cà, nói: cá

+ GV ghi chữ cá, nói: cá

- Lắng nghe

- 4-5 em, cả lớp : “cà”

- Cá nhân, cả lớp : “cá”

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1. Chia sẻ. Khám phá (15 phút)

Mục tiêu: Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.

- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá

2.1 Dạy tiếng cà

- GV đưa tranh quả cà lên bảng.

- HS quan sát

- Đây là quả gì?

- GV viết lên bảng tiếng cà

- GV chỉ tiếng cà

- HS : Đây là quả cà.

- HS nhận biết tiếng cà

- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cà

* Phân tích

+ GV che dấu huyền ở tiếng cà rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?

- HS xung phong đọc: ca

- GV chỉ vào chữ cà, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?

- Đó là dấu huyền chỉ thanh huyền

- GV đọc : cà

- GV chỉ tiếng cà kết hợp hỏi: Tiếng cà gồm có những âm nào? Thanh nào?

- GV cho HS nhắc lại

- Có thêm dấu “gạch ngang” trên đầu

- HS cá nhân – cả lớp : cà

- Tiếng cà gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu huyền đặt trên a.

- HS cả lớp nhắc lại

* Đánh vần.

- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng ca: cờ-a-ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu huyền, ta đánh vần như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:

+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cà

+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: ca

+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: huyền

+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cà.

- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: ca-huyền-cà

- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng ca với bước đánh vần tiếng cà làm một cho gọn.

- HS: Ca- huyền- cà

- Quan sát và cùng làm với GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.

- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: ca-huyền-cà

- Cả lớp đánh vần: ca-huyền-cà.

- Lắng nghe

- GV giới thiệu mô hình tiếng cà

- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-a-ca-huyền-cà

- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) :

c-a-ca-huyền-cà

2.1 Dạy tiếng cá

- GV đưa tranh con cá lên bảng.

- HS quan sát

- Đây là con gì?

- GV viết lên bảng tiếng cá

- GV chỉ tiếng cá

- HS : Đây là con cá

- HS nhận biết tiếng cá

- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cá

* Phân tích

+ GV che dấu huyền ở tiếng cá rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?

- HS xung phong đọc: ca

- GV chỉ vào chữ cá, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?

- Đó là dấu sắc chỉ thanh sắc

- GV đọc : cá

- GV chỉ tiếng cà kết hợp hỏi: Tiếng cá gồm có những âm nào? Thanh nào?

- GV cho HS nhắc lại

- GV: Tiếng cá khác tiếng cà ở thanh gì?

- Có thêm dấu trên đầu

- HS cá nhân – cả lớp : cá

- Tiếng cá gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu sắc đặt trên a.

- HS cả lớp nhắc lại

- Tiếng cá có thanh sắc, tiếng cà có thanh huyền.

* Đánh vần.

- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng ca: cờ-a-ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu sắc, ta đánh vần như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:

+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cá

+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: ca

+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: sắc

+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cá.

- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: ca-sắc-cá

- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng ca với bước đánh vần tiếng cá làm một cho gọn.

- HS: Ca- sắc- cá

- Quan sát và cùng làm với GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV

- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.

- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: ca-sắc-cá

- Cả lớp đánh vần: ca-sắc-cá.

- Lắng nghe

- GV giới thiệu mô hình tiếng cá

- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-a-ca-sắc-cá

- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-a-ca-sắc-cá

* Củng cố:

- Các em vừa học dấu mới là dấu gì?

- Các em vừa học các tiếng mới là tiếng gì?

- GV chỉ mô hình tiếng cà, cá

- Dấu huyền, dấu sắc

- Tiếng cà, cá

- HS đánh vần, đọc trơn : c-a-ca-huyền-cà, c-a-ca-sắc-cá.

3. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)

* Mục tiêu: - Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc.

3.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tiếng nào có thanh huyền?)

  1. Xác định yêu cầu.

- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 8 rồi nói to tên các con vật, cây, sự vật có thanh huyền; nói nhỏ tên các con vật, cây, sự vật không có thanh huyền.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 8.

  1. Nói tên sự vật

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.

- HS lần lượt nói tên từng con vật: cò, bò, nhà, thỏ, nho, gà

- HS lần lượt nói một vài vòng

  1. Báo cáo kết quả.

- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cò

+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: bò

+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: nhà

+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói nhỏ: thỏ

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói nhỏ: nho

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: gà

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.

- HS báo cáo cá nhân

- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập

- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có thanh huyền(Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.

- HS nói (bà, già, xò,...)

3.2. Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tiếng nào có thanh sắc?)

  1. Xác định yêu cầu.

- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 9 (GV giơ sách mở trang 9 cho HS quan sát) rồi vừa nói vừa vỗ tay tên các con vật, cây, sự vật có thanh sắc.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 9.

  1. Nói tên sự vật

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.

- HS lần lượt nói tên từng con vật: bé, lá, cú, hổ, bóng, chó

- HS lần lượt nói một vài vòng

  1. Báo cáo kết quả.

- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.

+ HS1 chỉ hình 1- HS2 vỗ tay nói : bé

+ HS1 chỉ hình 2- HS2 vỗ tay nói: lá

+ HS1 chỉ hình 3- HS2 vỗ tay nói: cú

+ HS1 chỉ hình 4- HS2 không vỗ tay nói: hổ

+ HS1 chỉ hình 5- HS2 vỗ tay nói: bóng

+ HS1 chỉ hình 6- HS2 vỗ tay nói: chó

- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.

- HS báo cáo cá nhân

- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập

- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có thanh sắc(Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)

- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.

- HS nói (cháo, đá, táo,...)

3.3. Ghép chữ.

- GV nêu yêu cầu của bài tập: Tìm chữ và dấu trong bộ chữ, ghép 2 tiếng mới học: cà, cá

- 3-4 HS nhắc lại

- GV cho HS làm bài cá nhân

- GV yêu cầu HS giơ bảng cài- GV kiểm tra

- HS lần lượt ghép tiếng cà, tiếng cá/.

- HS giơ bảng sau mỗi lần cài

- GV nhận xét.

TIẾT 2

3.4. Tìm hình ứng với mỗi tiếng (Bài tập 5)

15-17 phút

  1. Xác định yêu cầu.

- GV nêu yêu cầu của bài tập : GV đưa lên bảng hình minh họa bài 5 và 3 thẻ chữ sắp xếp theo thứ tự bất kì.

- GV gọi 1 HS đọc

- Bài yêu cầu chúng ta gắn các thẻ chữ cà, cá, ca dưới mỗi hình tương ứng (ở trên bảng) hoặc nối hình với chữ tương ứng (vở BT).

- Học sinh theo dõi.

- HS đọc : cà, cá, ca

- Theo dõi

  1. Thực hiện yêu cầu.

- GV chỉ từng thẻ chữ, mời HS đọc

- GV chỉ từng chữ theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp đọc.

- GV cho HS làm bài vào vở BT

- HS (cá nhân, tổ, lớp) đọc: cà, cá, ca

- HS cả lớp đọc

- Làm bài cá nhân

  1. Báo cáo kết quả.

- GV gắn lên bảng lớp 2 bộ thẻ chữ và hình ảnh;

- Mời 2 HS lên bảng thi gắn nhanh chữ với hình.

- GV cho cả lớp đọc lại kết quả

- HS quan sát và lắng nghe cách làm.

- 2 HS lên thi gắn chữ với hình

+ HS chỉ từng chữ, nói kết quả:

Hình 1-ca; Hình 2-cá; Hình 3-cà.

- HS đọc 2 lần

2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6) 15-17 phút

- Cho HS đọc các chữ mẫu cần viết trong bài tập 6

- HS đọc (cá nhân-tập thể) : cà, cá

  1. Chuẩn bị.

- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.

- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV

  1. Làm mẫu.

- GV viết bảng : cà, cá

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết:

- HS cả lớp đọc

- HS đọc

+ Dấu huyền: Nét xiên trái ngắn. Dấu sắc: viết nét xiên phải ngắn. Độ nghiêng của các dấu vừa phải; vị trí hai dấu đề nằm trong khoảng cách giữa ĐK 3 và ĐK 4.

+ Theo dõi viết mẫu

+ Tiếng cà : Viết chữ c (nét cong trái, cao 2 li); sau đó viết chữ a (2 li); đánh dấu huyền (nét xiên trái ngắn) trên chữ a. Chú ý nét nối giữa chữ c và a.

+ Tiếng cá: viết chữ c trước chữ a sau, dấu sắc (nét xiên phải ngắn) trên chữ a. Chú ý nối giữa chữ c với chữ a.

- HS theo dõi

* Thực hành viết

- Cho HS viết trên khoảng không

- Cho học sinh viết cà, cá

- HS viết chữ cà, cá lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.

- HS viết bài cá nhân trên bảng chữ cà, cá từ 2-3 lần.

  1. Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu HS giơ bảng con

- GV nhận xét

- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.

- 3-4 HS viết đúng đẹp giới thiệu bài trước lớp

- HS khác nhận xét

3. Hoạt động nối tiếp: (2-3 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài kể chuyện : Hai con dê

- GV khuyến khích HS tập viết chữ cà, cá trên bảng con

- Lắng nghe

Tiết 5: Âm nhạc

Tiết thứ 1: CHỦ ĐỀ 1: TỔ QUỐC VIỆT NAM

HỌC HÁT BÀI: LÁ CỜ VIỆT NAM

I.MỤC TIÊU:

Sau khi học xong học sinh có khả năng.

1.Kiến thức:

- Biết tên Nhạc sĩ. Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam.

2 Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở, tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ .

-Hát rõ lời và thuộc lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản

3. Thái độ:

-Thể hiện thái độ nghiêm trang khi nghe Quốc ca Việt Nam.

-Bước đầu biết thể hiện cao độ, trường độ, cường độ, thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Tranh ảnh, nhạc đệm ,song loan,trống con….

- HS: Sách học,thanh phách.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Học hát bài: Lá cờ Việt nam (20)’

- GV giới thiệu tên bài hát (có thể giới

thiệu hoặc không giới thiệu tên tác giả)

-Trong bài hát có những hình ảnh nào?

-Theo các em đây là bài hát tự hào hay tha thiết?

- Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm?

* Hát mẫu: Nghe GV trình bày

* Đọc lời ca:

- GV đọc mẫu bài hát lời bài hát

- GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.

* Khởi động giọng:

- GV cho HS khởi động giọng.

* Dạy hát:

+ Câu 1: Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.

- GV hát mẫu câu 1

- GV bắt nhịp và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

+ Câu 2: .

- GV hát mẫu câu 2

- GV bắt nhịp và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

+ Ghép câu 1,2

- GV hát mẫu câu 1 và câu 2

- GV bắt nhịp và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)

+ Câu 3: Sao năm cánh huy hoàng biết bao.

- GV hát mẫu câu 3

- GV bắt nhịp và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

+ Câu 4: Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam

- GV hát mẫu câu 4 từ 1 đến 2 lần

- GV bắt nhịp và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

+ Nối lại tất cả các câu.

+ Ghép cả bài:

- GV hát toàn bài

- GV bắt nhịp.

* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp:

- GV làm mẫu:

Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.

x x x x

Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng

x x x x

Sao năm cánh huy hoàng biết bao.

X x x x

Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam

x x x x

- GV yêu cầu: Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức: cá nhân và cả nhóm

- Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ: trống con, thanh phách và song loan

- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .

- GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi ,tự hào.

Hoạt động 2: Một số yêu cầu khi hát ( 5-7)’

+ Hát đúng cao độ, trường độ rõ ràng.

+ Biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ ổn

định

+Hát có cảm xúc, biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.

- GV cho một vài học sinh trình bày các yêu cầu của bài hát qua bài hát Lá cờ Việt Nam.

->GV nhận xét và tuyên dương.

Hoạt động 2:Trải nghiệm và khám phá: Vận động phụ họa (8)’

Âm thanh

- Im lặng

- Âm thanh rất cao

- Âm thanh trung bình

- Âm thanh rất thấp

- GV bật nhạc đệm.

- GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng nhạc.

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Tự hào

- HS trả lời: Hơi nhanh

- HS lắng nghe

- HS đọc đồng thanh lời ca

- HS khởi động giọng theo âm a.

- HS lắng nghe

- HS tập hát câu 1

- HS lắng nghe

- HS tập hát câu 2

- HS lắng nghe

- HS tập hát câu 1,2

- HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4

- HS hát toàn bài

- HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát

-HS quan sát và theo dõi

  • HS thực hiện theo - Các nhóm thực hiện - HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - HS lắng nghe
  • HS tiếp thu và thực hiện tốt
  • HS thực hiện

Vận động

- HS bước nhịp nhàng

- HS đứng tại chỗ

- HS vươn người lên hái bông hoa trên cao

- HS hái bông hoa ngang người

- HS vận động phù hợp với nhịp độ

- HS thực hiện theo.

IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (4 phút)

* Củng cố (2 phút)

- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.

- GV bắt nhịp và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp

* Dặn dò

- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.

Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020

TiÕt 1 : To¸n

TiÕt thø 3: CÁC SỐ 1, 2, 3

  1. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.

- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.

- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.

2. Năng lực:

- Học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….

-Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.

3.Phẩm chất

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh tình huống

- Một số chấm tròn, thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng toán học)

- Một số đồ dùng quen thuộc với học sinh : 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở,…

2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động khởi động ( 3-5)’

- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh

- GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp

- Giáo viên nhận xét chung

- HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm :

+ 1 con mèo

+ 2 con chim

+ 3 bông hoa

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ

  1. Hoạt động hình thành kiến thức

( 13-15)’

1. Hình thành các số 1, 2, 3

* Quan sát

- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.

- HS đếm số con mèo và số chấm tròn

- Có mấy con mèo? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 1

- Có 1 con mèo, 1 chấm tròn

- Ta có số 1.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

- Có mấy con chim? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 2

- Có 2 con chim, 2 chấm tròn

- Ta có số 2.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 3

- Có 3 bông hoa, 3 chấm tròn

- Ta có số 3.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

* Nhận biết số 1, 2, 3

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm : 1

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm : 1, 2

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3

- Giáo viên vỗ tay 2 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 2

- Giáo viên vỗ tay 1 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 1

- Giáo viên vỗ tay 3 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 3

2. Viết các số 1, 2, 3

* Viết số 1

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 1 cao 4 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 1

* Viết số 2

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 2 cao 4 li. Gồm 2 nét : Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 2

* Viết số 3

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 2 cao 4 li. Gồm 3 nét : 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 3

- GV cho học sinh viết các số 1, 2, 3

* GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó.

- HS viết cá nhân

- HS lắng nghe

  1. Hoạt động thực hành luyện tập

( 15- 17)’

Bài 1. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc cá nhân

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài

- HS đếm số lượng các con vật có trong bài rồi đọc số tương ứng.

- HS thay nhau chỉ vào từng hình nói:

+ Hai con mèo. Đặt thẻ số 2

+ Một con chó. Đặt thẻ số 1

+ Ba con lợn. Đặt thẻ số 3

Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu)

- GV hướng dẫn HS làm mẫu

+ Quan sát hình đầu tiên có mấy chấm tròn?

+ 1 chấm tròn ghi số mấy?

- GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác:

+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài.

+ Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại

+ Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.

+ Có 1 chấm tròn

+ Ghi số 1

- HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên

Bài 3. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân

- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-3 và 3-1

- GV cùng HS nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng.

- HS thi đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1

  1. Hoạt động vận dụng ( 3-5)’

Bài 4. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi

- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp

- GV cùng học sinh nhận xét

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình.

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ

+ Có 3 quyển sách

+ Có 2 cái kéo

+ Có 3 bút chì

+ Có 1 cục tẩy

  1. Củng cố, dặn dò ( 1-2)’

- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?

- Các số 1, 2, 3.

TiÕt 2 : Tiếng Anh

Giáo viên chuyên ban : Đồng chí Bùi Thị Hà dạy

TiÕt 3: TiÕng viÖt

TiÕt thø 11 : TẬP VIẾT: CÀ, CÁ

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Tô, viết đúng các tiếng cà, cá – chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét; viết đúng dấu sắc, dấu huyền, đặt dấu đúng vị trí, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ

- Tô đúng, viết đúng các chữ a, c và tiếng ca - chữ viết thường, cỡ vừa , đúng kiểu, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết , tập một .

2.Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:

a)Năng lực:

-Có khả năng tự thực hiện được bài viết theo thời gian quy định đúng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa, đều nét, theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

b)Phẩm chất

-Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ

II. CHUẨN BỊ:

1: Giáo viên

- Máy tính, máy soi

- Các chữ mẫu cà, cá bằng bìa chữ mẫu.

2: Học sinh:

- Vở luyện viết 1, tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định

- Hát

+ GV gọi học đọc các chữ đã học ở bài 2

- 2 HS đọc

+ GV cho học sinh nhận xét bài đọc

-HS nhận xét.

- Giới thiệu bài:

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ tập tô và tập viết các chữ c, a các tiếng ca, cà, cá.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động . Khám phá (15 phút)

Mục tiêu: Tô, viết đúng các chữ c, a các tiếng ca, cà, cá – chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng cần viết.

- GV yêu cầu học sinh đọc

- GV nhận xét

- HS quan sát

-HS đọc (Tập thể-nhóm-cá nhân) các chữ, tiếng và số.

- Gọi học sinh đọc c, a, ca, cà, cá

- 2 HS đọc

- Yêu cầu học sinh nói cách viết tiếng c, a, ca, cà, cá

- 2 HS nói cách viết

+ Tiếng ca: chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau.

+ Tiếng cà: chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau, thêm dấu huyền trên a.

+ Tiếng cá: chữ c (cao 2 li) viết trước, chữ a (cao 2 li)viết sau, thêm dấu sắc trên a.

- GV vừa viết mẫu lần lượt từng tiếng, vừa nói lại quy trình viết.

* Chú ý cho HS nối nét giữa c và a.

- Theo dõi, nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập (20 phút)

- Cho HS mở vở Luyện viết 1, tập 1

- HS mở vở theo hướng dẫn

- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.

- HS theo dõi làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- GV cho HS tập tô, tập viết các chữ c, a, ca, cà, cá

- HS viết bài cá nhân

- GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ HS M1,M2. Khuyến khích HSM3,4 viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.

- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương bạn viết đẹp.

- Soi bài, chia sẻ, nhận xét.

- HS theo dõi

3. Hoạt động nối tiếp (2 phút):

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS theo 3 mặt KT- NL- PC.

- Về nhà cùng người thân viết lại các chữ hôm nay vừa viết, xem trước bài 3.

.

- Lắng nghe

TiÕt 4: TiÕng viÖt

TiÕt thø 12 : KỂ CHUYỆN: HAI CON DÊ

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát triển các năng lực đặc thù

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

- Nhìn tranh ( không cần GV hỏi), có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.

1.2. Phát triển năng lực văn học.

- Nhận biết và đánh giá được tính cách hai nhân vật dê đen và dê trắng.

- Hiểu lời khuyện của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn nhau, tranh giành, đánh nhau thì sẽ có kết quả đáng buồn.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Chăm chú lắng nghe, trả lời câu hỏi một cách tự tin.

- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu để chiếu tranh minh họa chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định

- Hát

- Giới thiệu bài:

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện : Hai con dê.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

Hoạt động 1. Khám phá (10 phút)

Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. Nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh.

1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (5 phút)

1.1. Quan sát và phỏng đoán

- GV chiếu lên bảng 6 tranh minh họa.

- GV giới thiệu tên truyện: Hai con dê

- HS quan sát

- HS lắng nghe

- Các em xem tranh và nói tên các con vật trong tranh.

- GV hãy thử đoán nội dung truyện.

- GV HD HS: Để đoán đúng các em xem tranh1, 3. Hai con dê làm gì? Ở tranh 4 thì hai con dê bị sao?

- HS quan sát chia sẻ theo cặp

- HS đoán ND : Hai con dê muốn qua cầu/Hai con dê rơi xuống suối.

1.2. Giới thiệu truyện.

- GV giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện về hai con dê (dê đen và dê trắng) khi chúng cùng muốn đi qua 1 chiếc cầu hẹp bắc ngang dòng suối nhỏ. Điều gì đã xảy ra với chúng? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.

- GV bật đoạn clip kể chuyện Hai con dê trong phần học liệu

- HS lắng nghe giới thiệu

- HS lắng nghe

- GV kể từng đoạn với giọng diễn cảm: đoạn 1 kể với giọng khoan thai. Đoạn 2, 3 giọng kể thể hiện sự căng thẳng. Đoạn 4: thể hiện sự đáng tiếc vì một kết thúc không tốt đẹp. Lời khuyên kể với giọng thấm thía.

+ GV kể lần 1: kể không chỉ tranh

+ GV kể lần 2: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm.

+ GV kể lần 3: Vừa chỉ tranh vừa kể thật chậm, khắc sâu ND câu chuyện.

+ HS lắng nghe GV kể

+ HS lắng nghe và quan sát tranh

+ HS lắng nghe và quan sát tranh

Nội dung câu chuyện:

1. Có hai con dê cùng muốn đi qua một chiếc cầu hẹp, bắc ngang một dòng suối nhỏ. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang.

2. Cả hai con đều tranh sang trước. Không con nào chịu nhường con nào.

3. Đến giữa cầu, chúng cãi nhau, rồi húc nhau.

4. Cả hai cùng lăn tòm xuống nước.

Thế là, chỉ vì không biết nhường nhau mà cả hai con dê vừa ngã đau, vừa không qua được suối.

2. Hoạt động. Luyện tập: (25 phút)

2.1. Trả lời câu hỏi theo tranh.

+ GV chỉ tranh 1, hỏi: Hai con dê muốn làm gì?

+ GV chỉ tranh 2, hỏi: Trên cầu, hai con dê thế nào? Chúng có nhường nhau không?

+ GV chỉ tranh 3, hỏi: Đến giữa cầu, hai con dê làm gì?

+ GV chỉ tranh 4, hỏi: Kết quả ra sao?

- GV nhận xét hướng dẫn học sinh khi trả lời câu hỏi: cần nói to, rõ, nhìn vào người nghe, nói đủ ý.

- GV kết luận: Thế là, chỉ vì không biết nhường nhịn nhau mà điều tai hại đã xảy ra: cả hai con dê vừa ngã đau, vừa không qua được suối.

HS thảo luận nhóm đôi theo từng tranh.

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời: Hai con dê cùng muốn qua một chiếc cầu hẹp, bắc ngang một dòng suối nhỏ.

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời: Hai con dê đều tranh sang trước. Không con nào chịu nhường con nào.

+ 2 HS nối tiếp nhau trả lời: Đến giữa cầu, hai con dê cãi nhau rồi húc nhau.

+2 HS nối tiếp nhau trả lời: Cả hai cùng lăn tòm xuống sông.

- GV chỉ tranh 1, 2 cho học sinh trả lời các câu hỏi theo 2 tranh (Nội dung như trên).

- Tiếp tục cho HS trả lời câu hỏi với các cặp tranh còn lại.

- GV cho HS trả lời cả 4 câu hỏi theo 4 tranh.

- HS trả lời

- HS trả lời

- 1 HS trả lời câu hỏi ở cả 4 tranh.

2.2. Kể chuyện theo tranh.

* GV yêu cầu mỗi HS chọn 2 tranh và tự kể chuyện theo 2 tranh đó.

- GV gọi HS lên kể trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét bạn kể

* HS tự chọn 2 tranh và tập kể theo tranh.

- HS xung phong lên kể cặp tranh mình đã chọn.

* Trò chơi : Ô cửa sổ.

- GV chiểu lên bảng các ô cửa sổ (4 ô cửa sổ)

- GV mở cửa sổ để hiện ra hình minh họa đoạn chuyện.

- GV cho HS chơi trò chơi trong thời gian 5-7 phút.

- GV mở cả 4 tranh yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS theo dõi và chọn ô cửa sổ mình thích.

- HS nhìn hình minh họa và kể lại chuyện.

- HS xung phong kể

* GV cất tranh mời HS kể lại câu chuyện.

* HS xung phong lên kể chuyện

2.3. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn nhau.

* GV kết luận: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhường nhịn nhau. Biết nhường nhịn thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

* HS lắng nghe.

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay.

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- Tuyên dương những HS kể chuyện hay

- Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện.

- Xem trước tranh minh họa, chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chồn con đi học.

Tiết 5: Tự nhiên và xã hội

Tiết thứ 2: BÀI 1: GIA ĐÌNH EM

  1. MỤC TIÊU:

* Về nhận thức khoa học:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Nêu được ví dụ về các thành viên trong gia đình dành thời nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau.

- Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về các thành viên trong gia đình và công việc của họ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình trong SGK

- Vở Bài tập TN&XH

- Video/nhạc bài hát về gia đình

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình

- Bảng phụ

- Phiếu tự đánh giá

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

2. Công việc nhà và chia sẻ công việc nhà

  1. Khám phá kiến thức mới. (32-35’)

Hoạt động 3. Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà.

* Mục tiêu: - Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình bạn Hà.

- Biết cách quan sát trình bày ý kiến của mình về công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV soi lên bảng các hình ở trang 10 SGK.

- HS quan sát.

- Y/C các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Hình vẽ những thành viên nào trong gia đình nhà bạn Hà?

+ Từng thành viên đó đang làm gì?

- Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm 2.

+ Hình vẽ bố, mẹ, anh trai và Hà.

+ Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai đang lau nhà.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV cùng HS theo dõi, bổ sung

- Lần lượt đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

- HS nhận xét nhóm bạn

+ Theo em bạn Hà có vui vẻ khi tham gia việc nhà không? Tại sao em nghĩ như vậy?

Hoạt động 4. Tìm hiểu công việc nhà của bạn An.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV trình chiếu tranh ở SGK trang 11

- GV HDHS quan sát hình ở trang 11, thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý.

+ Khi ở nhà, bạn An làm các công việc gì?

+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia việc nhà không?

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp

- GV mời HS các nhóm bạn nhận xét

- GV nhận xét

- HS thi đua trả lời.

- HS theo dõi, thảo luận nhóm 2, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi

+ Khi ở nhà, bạn An làm các việc như: lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.

+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.

- Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp

  1. Hoạt động luyện tập và vận dụng

Hoạt động 6. Giới thiệu việc nhà của từng thành viên trong gia đình em.

* Mục tiêu: - Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình bạn mình

- Đặt được các câu hỏi đơn giản về công việc nhà của các thành viên trong gia đình.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV hướng dẫn cách làm việc và đưa ra các câu hỏi gợi ý.

+ Trong gia đình bạn, ai thường tham gia việc nhà?

+ Hãy kể về công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn.

- HS trong cặp trao đổi, chia sẻ với nhau theo 2 câu hỏi gợi ý.

+ 1 thành viên hỏi và thành viên kia trong trả lời rồi đổi vai.

+ 1 thành viên hỏi và thành viên kia trong trả lời rồi đổi vai.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời một vài cặp lên chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

- Lần lượt các cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.

- HS tham gia đánh giá nhóm bạn.

- GV hỏi thêm để khắc sâu:

+ Vì sao các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ việc nhà?

+ GV hướng HS đến thông điệp: Cùng nhau chia sẻ việc nhà là thể hiện sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

  1. Nhận xét giờ học(1-2’)\

-GV nhận xét theo 3 mặt: KT-NL-PC.

- HS trả lời theo quan điểm của mình.

+ HS theo dõi

Tiết 7 : Hoạt động trải nghiệm

Tiết thứ 3: SINH HOẠT LỚP - CÁC BẠN CỦA EM

  1. MỤC TIÊU:

- Học sinh bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với 1 số bạn trong lớp

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định:

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 1

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 2

- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Bạn của em.

- Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau.

- GV cho các nhóm lên chia sẻ, giới thiệu.

- GV nhận xét và tổng kết chung.

-Hát

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS làm quen với nhau qua một số trao đổi:

+ Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?