Hãy đánh giá việc viettel chọn campuchia là quốc gia đầu tiên để tiến hành kinh doanh ngoài việt nam

Read

by Chàngquảngia Của Côngchúatuyết

1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel. Hiện Viettel đã triển khai kinh doanh tại Campuchia, Lào, Mozambique, Peru và Haiti. Khởi đầu bằng việc khai trương hai mạng di động tại Campuchia [mạng MetFone, tháng 2.2009] và Lào [mạng Unitel, tháng... More

Read the publication

Ngày 19/2/2009, Viettel Cambodia đã khai trương dịch vụ với thương hiệu Metfone trên lãnh thổ Campuchia. 10 năm sau, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu, giá trị thương hiệu được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới.

Bước chân đầu tiên

Vào năm 2006, doanh thu của Viettel khi đó chỉ khoảng 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận chưa tới 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, các lãnh đạo của Viettel khi đó đã có một quyết định táo bạo đầu tư ra nước ngoài và Campuchia là thị trường được lựa chọn để khởi đầu. 

Từng chia sẻ về lý do tại sao lại lựa chọn Capuchia là điểm đến đầu tiên trong hành trình vươn ra thế giới, ông Lê Đăng Dũng [Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Viettel] cho hay, bởi khi đó Viettel chưa từng có kinh nghiệm, “mà nếu chưa có kinh nghiệm thì mình đi gần thôi, chọn những nước mà mình hiểu được văn hóa của người dân”. Theo ông Dũng, Campuchia là một đất nước có nền văn hóa mang nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Khi đó, mối quan hệ của hai nước cũng rất tốt. Tất cả những lý do đó đã khiến Viettel lựa chọn đầu tư ở Campuchia đầu tiên. 

Cùng với đó, khi Viettel nghiên cứu thị trường Campuchia thời điểm đó cũng cho thấy có khoảng 6-7 nhà mạng nhưng chưa ai làm chủ được thị trường. Nhà mạng nào ở Campuchia khi đó cũng chỉ ở mức nhỏ, Viettel nhận định đó chính là cơ hội tốt để có thể biến mình thành người khổng lồ. Và kết quả đã chứng minh sự lựa chọn này của Viettel là hoàn toàn đúng đắn.

Là một trong những người đầu tiên được cử sang Campuchia để xây dựng hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Cao Lợi - Phó Tổng giám đốc Viettel Global [VTG] khi đó mới chỉ là một nhân viên phòng kế toán. Ở thời điểm đó, ban lãnh đạo Viettel chấp thuận đầu tư vào Campuchia với số vốn 1 triệu USD.

Khi bước chân sang Campuchia, Viettel chọn đầu tư Voice IP. Với 663.000 USD tiền mặt, những “chiến sĩ” Viettel đã kéo cáp thành công từ An Giang về văn phòng của Viettel ở Thủ đô Phnom Penh. Từ tháng 7 đến tháng 10/2006, tuyến cáp hoàn thành và VoIP mang lại doanh thu chỉ sau 3 tháng. Số tiền 81.000 USD thu được từ Voice IP tiếp tục được Viettel đầu tư để phát triển mảng Internet và di động sau này.

Giai đoạn đầu khi sang Campuchia, Viettel chỉ có 9 cán bộ kỹ thuật người Việt, ban ngày họ phải đi kéo cáp, tối về chỉ có trứng tráng ăn với cơm bởi chưa hợp với đồ ăn ở đây. Tuy nhiên, khi đó không một cán bộ nào của Viettel nghĩ đến việc bỏ cuộc. Bởi như ông Lợi chia sẻ: “Chúng tôi đi ra nước ngoài cùng với tâm niệm mình không chỉ là đại diện của Viettel mà là đại diện của Việt Nam”. 

Thi công trục cáp quang ngầm tại Mozambique. 

Những người sang Campuchia phải chịu những khó khăn chưa từng gặp. Khi các nhân viên kỹ thuật được đưa sang phát triển thị trường ở các tỉnh, sau 2 ngày họ đã phải tự đi đến các địa phương thuê nhà, thuê vị trí đặt trạm để đảm bảo cơ sở có thể phát triển mạng lưới di động. Không biết tiếng bản địa, không biết tiếng Anh, đội ngũ cán bộ của Viettel phải tự mình mò mẫm để hoàn thành nhiệm vụ. 

Sau gần 3 năm chuẩn bị, đối mặt với muôn vàn khó khăn, dự án xuất ngoại đầu tiên của Viettel đã chính thức khai trương vào ngày 19/2/2009. Chỉ sau 2 năm, Metfone đã tạo nên kỳ tích trong lịch sử viễn thông Campuchia khi đạt 46% thị phần di động, 60% thị phần mạng cố định băng thông rộng. Mạng di động do Viettel đầu tư tại quốc gia này có slogan “Thân hơn cả bạn thân”.

Hàng năm, thương hiệu Metfone đóng góp khoảng 40-50 triệu USD tiền thuế cho Chính phủ Campuchia, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp và khoảng 30.000 gia đình khác có công ăn, việc làm ổn định.

Thương hiệu Natcom được đông đảo người dân Haiti lựa chọn sử dụng. 

“Cơn địa chấn” khắp các châu lục

Năm 2010, kênh Telecom TV One [Anh] đã từng bình luận rằng: “Viettel bắt đầu đi trên con đường mà những nhà tư bản sợ phải đi!” khi Tập đoàn viễn thông Việt Nam thành lập liên doanh Natcom tại đất nước Haiti và xây dựng hạ tầng. 

Bởi chỉ 3 ngày trước khi Viettel sang Haiti ký hợp đồng thành lập liên doanh viễn thông, trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại đã xảy ra. Thảm họa động đất này đã phá hủy hoàn toàn các công trình lớn của quốc gia châu Mỹ, cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người, san phẳng Thủ đô Port-au-Prince và đẩy nơi đây vào dịch tả khủng khiếp. Vào thời điểm đó không có bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào dám vào Haiti để đầu tư. 

Cộng thêm vào đó, Haiti vốn đã có kinh tế chính trị xã hội đều bất ổn. 80% trong số 9,8 triệu người dân Haiti thời đó vẫn sống trong cảnh nghèo đói, với thu nhập chưa tới 2 USD/ngày. Không ai có thể tin là Viettel vẫn tiếp tục thực hiện cam kết đầu tư.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn về thảm họa, cơ sở hạ tầng, dịch bệnh, với việc đề cao chữ tín, không bỏ rơi nước bạn trong hoàn cảnh tồi tệ, những cán bộ Viettel vẫn lên đường sang Haiti thực hiện nhiệm vụ. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, ngày 7/9/2011, Natcom đã chính thức khai trương mạng viễn thông với cơ sở hạ tầng hàng đầu Haiti. Natcom đã nhanh chóng có 250.000 thuê bao di động chỉ sau 1 tháng cung cấp thử nghiệm trước ngày khai trương. 

Người dân vùng sau, vùng xa ở Mozambique cũng có cơ hội sử dụng điện thoại di động. 

Vào thời điểm khai trương, Natcom là công ty duy nhất tại Haiti cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông, công nghệ 3G và cũng là nhà mạng sở hữu cổng kết nối Internet quốc tế duy nhất của Haiti qua tuyến cáp quang biển tới Bahamas kết nối đi Mỹ. Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp đẩy mặt bằng giá cước viễn thông giảm tới 20% so với trước đây.

Viettel tiếp tục đầu tư vào Burundi, một quốc gia nghèo ở châu Phi. Khi đó, quốc gia này đang rơi vào trạng thái bất ổn về chính trị. Các nhà mạng đang kinh doanh tại đây đều tạm ngừng hoạt động và đưa các nhân sự chủ chốt rời đi để đảm bảo an toàn.

Vẫn là quyết định khác người, những người Lumitel [thương hiệu của Viettel tại Burundi] đã ở lại để thực hiện một “kỳ tích”. Do là mạng di động duy nhất còn liên lạc thông suốt và còn bán sim thẻ trên khắp đất nước, Lumitel hoàn thành mốc 600.000 khách hàng và có lãi trong vòng 1 tháng. Sau 4 tháng, Lumitel đạt 1 triệu thuê bao, tương đương 10% dân số Burundi.

Đây không những là thị trường mà Viettel vươn lên vị trí số 1 nhanh nhất trong lịch sử, mà còn là doanh nghiệp viễn thông duy nhất trên thế giới bước chân vào một thị trường bị “trấn giữ” bởi 5 mạng di động, mà có thể có lãi trong thời gian chỉ hơn 4 tuần.

Cũng tại lục địa đen, mạng Movitel của Viettel tại Mozambique từng được mệnh danh là “Điều kỳ diệu châu Phi” khi làm bùng nổ một cuộc cách mạng về di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế. Trước khi Movitel xuất hiện, chỉ dân thành phố mới có thể sử dụng internet và điện thoại di động với mức giá cước “người giàu”. Năm 2012, Movitel bắt đầu kinh doanh và hiện nay, người dân Mozambique có thể sở hữu một chiếc điện thoại di động 2G với giá 799 Metical [khoảng 250.000 đồng], hay điện thoại 3G với giá 3.199 Metical [chưa tới 1 triệu đồng] với mức cước thấp hơn các nhà mạng khác.

Giờ đây thị trường của Viettel đã là 11 quốc gia [bao gồm cả Việt Nam]. Tại châu Á có 4 nước là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar. Tại Châu Phi có 4 nước là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania. Tại châu Mỹ có 2 nước là: Haiti và Peru. Số thuê bao khách hàng của Viettel tại nước ngoài đã đạt hơn 35 triệu.  

Vũ Vũ

Theo Xa lộ pháp luật

Con đường mà những nhà tư bản… không dám làm

Một sáng tháng 1, cậu bé 10 tuổi Jhay Ar Calma sống ở Manila trèo lên nóc mái tôn của ngôi nhà trong khu người nghèo, ngồi thu mình trong một chiếc chậu nhựa đã vỡ, cố gắng thu tín hiệu internet vào chiếc iPad từ đường truyền miễn phí của chính phủ Philippines để bắt kịp buổi học online giữa thời điểm dịch Covid-19 đã khiến hơn 480.000 người dân quốc gia này nhiễm bệnh, con số cao thứ hai Đông Nam Á.

Tín hiệu chập chờn, Calma phải cầu cứu mẹ. Nhưng ngay cả khi mẹ cậu phát tín hiệu 3G bằng điện thoại, mức phí đắt đỏ cũng như chất lượng dịch vụ thấp vẫn khiến việc học của cậu bé lớp 4 vô cùng khó khăn.

 Cậu bé 10 tuổi Jhay Ar Calma [Manila] trèo lên nóc mái tôn cố gắng thu tín hiệu internet vào chiếc iPad từ đường truyền miễn phí của chính phủ Philippines.

Cách Manila gần 7.000 km, giữa thủ đô London hoa lệ, một gia đình người Anh cũng vật lộn với tín hiệu internet và hóa đơn quá lớn để duy trì việc học cho cô con gái. “Tiền internet đã tăng gấp rưỡi, và chúng tôi không biết có thể duy trì được đến lúc nào để phục vụ việc học cho con. Chi phí quá lớn, mà chất lượng lại không như ý”, người mẹ nói với phóng viên.

Hai câu chuyện cùng được kể trên Reuters cho thấy bức tranh không khác nhau nhiều giữa những người dân ở tầng lớp thu nhập thấp cũng như trung lưu tại nhiều quốc gia có mạng viễn thông di động và internet đắt đỏ, chỉ tập trung phục vụ người giàu và khu vực trung tâm, thay vì trở thành dịch vụ toàn dân. Trên thực tế, dù là nền kinh tế lớn thứ ba tại ASEAN, nhưng quốc gia có 108 triệu dân Philippines lại chỉ đưa được internet đến 1/5 số hộ gia đình, và ít hơn thế với thiết bị di động.

Bức tranh của London hay Manila bất ngờ lại đối ngược với những gì đã và đang diễn ra tại Haiti, đất nước nghèo nhất châu Mỹ La Tinh, với thu nhập bình quân đầu người năm 2020 chỉ là gần 700 USD/năm, tương đương 2 USD/ngày. Từ một đất nước chìm trong hoang tàn sau thảm họa động đất năm 2010, Haiti với sự tham gia của Natcom – mạng di động là liên doanh của Viettel, triển khai kinh doanh chỉ ba ngày sau thảm họa – giờ đây là quốc gia có hạ tầng cáp quang lớn nhất khu vực Caribean, kết nối viễn thông với hạ tầng 5.000km, tốc độ tăng trưởng thuê bao lên tới 15%.

Sự có mặt của Natcom đã giúp giảm tới 20% giá cước viễn thông tại quốc gia này, đưa nhiều người dân tiếp cận gần hơn với viễn thông di động, tạo việc làm cho hơn 100.000 người. Bộ trưởng Kế hoạch Haiti Michel Presume cảm động nói: “Xin cảm ơn các bạn vì đã nỗ lực tái thiết Haiti”. Còn hãng truyền thông Anh Reuters thừa nhận “Viettel bắt đầu đi trên con đường mà những nhà tư bản sợ phải đi”.

Thành công đầu tư sau cột mốc 15 năm

15 năm trước, khi Viettel bước chân ra nước ngoài đầu tư, có không ít ánh mắt nghi ngại về quyết định của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội khi ấy. Nhưng nhờ thành công từ thị trường Campuchia, nơi Viettel chỉ mang theo 1 triệu USD tiền vốn, lấy doanh thu từ dịch vụ VoIP nuôi cả mảng internet và di động sau này, Viettel đã ghi tên mình vào kỳ tích thế giới cùng Metfone chỉ sau hai năm với vị trí mạng di động đứng số 1 về thị phần.

Tại Campuchia, Metfone là công ty tiên phong trong kiến tạo xã hội số, hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng chính phủ điện tử tại đây. 

Sau Campuchia, Viettel đầu tư sang Lào. Ngay từ khi khai trương, nhà mạng Unitel đã đứng đầu về mạng lưới, và nhanh chóng trở thành nhà mạng đứng đầu về thị phần với 35% chỉ sau chưa đầy hai năm kinh doanh chính thức. Doanh thu của Unitel năm 2011 cao gấp 11 lần so với năm 2009, phủ sóng 100% huyện và 95% dân số, triển khai rộng khắp dịch vụ 3G.

“Sự phát triển của Unitel trong hai năm đầu tiên kể từ lúc mở mạng cứ như một giấc mơ. Chỉ trong hai năm từ khi khai trương, Unitel đã vươn lên vị trí hãng viễn thông số 1 của Lào, cả về mạng lưới, thuê bao, doanh thu, nộp thuế…”, ông Bee Mua, Phó Tổng giám đốc Unitel chia sẻ. Giờ đây, nhà mạng này tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với thị phần 57%, và nhận giải thưởng quốc tế về cho hạng mục “Đổi mới trong Dịch vụ hành chính công” và “Đổi mới trong Sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng”.

Không dừng lại ở những thị trường gần gũi, Viettel còn đầu tư tới các quốc gia xa xôi như Mozambique, Tanzania và thử sức tại thị trường khó như Peru hay Myanmar. Được mệnh danh là “điều kỳ diệu của châu Phi”, Movitel [thương hiệu Viettel tại Mozambique] có kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2020 tăng trưởng cao nhất trong vòng bảy năm qua, đạt hơn 26%, chạm mốc 4,5 triệu thuê bao.

Trước thành công của Movitel, ông Makame M.Mbarawa, Bộ trưởng Truyền thông, Khoa học và Công nghệ Tanzania thể hiện mong mỏi Viettel sẽ làm được những điều thần kỳ cho ngành viễn thông Tanzania như đã làm được với Mozambique. “Tôi rất tự hào vì đã góp phần thúc đẩy để Viettel đầu tư kinh doanh vào đất nước chúng tôi. Tôi coi dự án của Viettel như con đẻ của mình, và sẽ luôn dõi theo, hỗ trợ để mang lại thành công tốt nhất cho hoạt động của các bạn”.

Và Viettel đã không phụ lòng chính phủ và người dân quốc gia này. Chỉ trong thời gian ngắn, Viettel đã đầu tư mạng lưới hạ tầng viễn thông với 2.500 trạm phát sóng di động BTS và 18.000km cáp quang phủ sóng tới từng xã. Tính tới giữa năm 2017, số lượng thuê bao di động đã đạt khoảng 3,5 triệu thuê bao. Thậm chí, trong sáu tháng đầu năm 2020, nhà mạng này còn đạt mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm trở lại đây với mốc gần 30%.

Ở các thị trường nhiều thách thức như Myanmar và Peru, tốc độ phát triển của Viettel vẫn vượt yêu cầu đề ra. Mytel [thương hiệu Viettel tại Myanmar] vượt mốc 10 triệu thuê bao sau hai năm kinh doanh, chiếm gần 30% thị phần, sớm hơn mục tiêu đề ra nửa năm. Trong đó khi đó, dù đối đầu với nhiều đối thủ, Bitel [Peru] vẫn liên tiếp thắng thầu các dự án đem lại doanh thu sáu tháng đầu năm 2020 gần 10 triệu USD, lợi nhuận hơn 1,5 triệu USD.

Chia sẻ về chặng đường 15 năm đầu tư ra nước ngoài của Viettel, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel, Chủ tịch HĐQT Viettel Global nói: “Khi đến quốc gia nào đầu tư, Viettel đều không chỉ làm kinh doanh mà luôn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, mang những điều tốt đẹp, đóng góp cho đất nước mình đang hoạt động. Đó là chiến lược nhất quán, không thay đổi. Vì thế, ở Việt Nam, Viettel đã tiên phong kiến tạo xã hội số thì chúng tôi cũng làm điều tương tự ở các thị trường quốc tế”.

LÊ QUANG

Video liên quan

Chủ Đề