Hay kể một kỉ niệm vui sâu sắc của em trong quá trình học trực tuyến

Những ngày nghỉ nhằm giãn cách xã hội trong đợt dịch bệnh Covid19 vừa qua đã đem đến cho em những kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc. Đó là việc em được tiếp xúc với 1 cách học mới mẻ, học trực tuyến.

Buổi học trực tuyến đem lại cho em những cảm giác thật hàp hứng và mới mẻ. Lớp học giờ đây đã hoàn toàn khác, không phải bảng xanh, bàn ghế kê san sát nhau như trước đây. Thay vào đó  là không gian quanh nhà, với bảng chính là chiếc màn hình máy tính. Lớp học của em vẫn bắt đầu như thường lệ, các tiết học vẫn được thầy cô giáo sắp xếp thật đầy đủ và cố định cho học sinh.

Giờ học trực tuyến của em bắt đầu thông qua phần mềm vô cùng hữu ích, đó chính là zoom. Vào gần giờ học, tất cả mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng như việc mở máy tính lên, chuẩn bị sách vở,... Cô giáo là người đầu tiên vào lớp rồi sẽ thêm các bạn học sinh vào. Giờ học diễn ra vẫn như bình thường, đảm bảo chất lượng như các giờ học trên lớp tại trường. Giaó viên vẫn hết sức quan tâm đến học sinh. Không khí lớp học thật náo nhiệt, sôi nổi. Các bạn trong lớp vẫn hăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bài.

Kỉ niệm về những buổi học trực tuyến chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí em.

hay nhất nha

Hãy kể 1 kỉ niệm vui sâu sắc của em trong quá trình học online

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

    Đi vay đi dạm, được một quan tiền

    Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái

    Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng

    Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

    Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

    Bảy trứng: cũng ung

    Còn ba trứng nở ra ba con

    Con diều tha Con quạ quắp

    Con mặt cắt xơi

    Chớ than phận khó ai ơi!

    Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

                                                                [Ca dao Bình Trị Thiên]

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

    Câu2: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau, và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

    Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

    Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

    Bảy trứng: cũng ung.

  • Đọc đoạn trích:
                                                      CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG 
    Đó là câu chuyện về em học sinh Ngô Minh Hiếu [Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa] 10 năm liền kiên trì tình nguyện cõng người bạn Nguyễn Tất Minh không may bị dị tật bẩm sinh đôi chân đến trường.

    Nói câu chuyện cổ tích là bởi sự khâm phục về nghị lực và tấm lòng nhân hậu của Ngô Minh Hiếu, mặc dù tuổi nhỏ nhưng đã làm được một việc lớn, một nghĩa cử cao đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đáng để nhiều người suy ngẫm, học tập. Một học sinh nghèo, sinh ra nơi thôn quê bình dị nhưng biết dũng cảm vượt lên những vất vả, khó khăn và cả những e ngại đời thường để nhẫn nại, lặng thầm trong suốt 10 năm cõng bạn đến trường, cùng dìu đỡ, chắp nối ước mơ trong sáng, thánh thiện tuổi học trò của bạn và cũng là của chính bản thân mình.

    Nói câu chuyện cổ tích là ở khía cạnh đẹp về nghị lực phi thường và khát khao cháy bỏng, rất đáng trân trọng của Nguyễn Tất Minh. Chẳng may bị tật nguyền, gia cảnh khó khăn nhưng không những không nản chí vì những thiệt thòi cá nhân mà cậu học sinh nơi thôn quê ấy còn rất vững vàng, quyết chí theo học và học rất giỏi để đạt được thành quả rất đáng tự hào, thi đỗ vào Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm rất cao [Toán 9,6 điểm; Lý 9,25 điểm; Hóa 9,25 điểm].

    Nói câu chuyện cổ tích là ở chỗ cả hai em học sinh của vùng đất xứ Thanh hiếu học ấy mặc dù gia cảnh khó khăn, không có điều kiện để được đi học thêm như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng các em không những vẫn học rất giỏi mà còn luôn là tấm gương sáng về sự chăm học, ngoan ngoãn, về ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng.

    Nói câu chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một khía cạnh rất đỗi cảm động về tâm sự của Ngô Minh Hiếu: Em có đôi chút buồn nhưng không phải vì không đỗ nguyện vọng I [Trường Đại học Y Hà Nội] mà buồn bởi sẽ phải tạm xa và sẽ ít có cơ hội để có thể trực tiếp giúp đỡ, động viên người bạn cùng trường, cùng quê vốn chịu nhiều thiệt thòi Nguyễn Tất Minh. Suy nghĩ, việc làm của Ngô Minh Hiếu xứng đáng được coi là một biểu tượng đẹp về tình bạn trong sáng, cao đẹp.

    Và cuối cùng nói chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một thông tin rất vui, rất “có hậu” của câu chuyện này. Đó là thông tin Trường Đại học Y Dược Thái Bình [nơi Ngô Minh Hiếu đỗ nguyện vọng II] đã chính thức quyết định miễn toàn bộ học phí trong suốt quá trình Ngô Minh Hiếu theo học tại trường, để động viên em, để bù đắp những nỗ lực, hy sinh của bản thân em cho bạn bè, rộng hơn là động viên thắp lên ánh sáng của niềm tin yêu, hy vọng, nhân lên nhiều hơn nữa những câu chuyện cổ tích trong mỗi nhà trường cũng như trong đời sống xã hội.
                                                                                                     [Theo Thế Vĩnh, baohanam.com.vn]

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.Câu 2. Ý nghĩa của cụm từ “câu chuyện cổ tích” trong văn bản là gì?Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.Câu 4: Theo anh/chị, câu “tàn nhưng không phế” dùng để chỉ những người như thế nào? Hãy giới thiệu về một tấm gương “tàn nhưng không phế” mà anh/chị ngưỡng mộ.

  • Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

       Vị vua và những bông hoa

    Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

    Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

    Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.

    Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

    Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”

    Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

          [Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”]

    Nêu nội dung chính của văn bản trên?

  • Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    [1] Trong độ xuân xanh phơi phới ngày ấy, bạn không dám mạo hiểm, không dám nỗ lực để kiếm học bổng, không chịu tìm tòi những thử thách trong công việc, không phấn đấu hướng đến những ước mơ của mình. Bạn mơ mộng rằng tốt nghiệp xong sẽ vào làm ở một công ty nổi tiếng, làm một thời gian sẽ được thăng quan tiến chức. Mơ mộng rằng khởi nghiệp xong sẽ lập tức nhận được tiền đầu tư, cầm được tiền đầu tư là sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Mơ mộng rằng muốn gì sẽ có đó, không thiếu tiền cũng chẳng thiếu tình, an hưởng những năm tháng êm đềm trong cuộc đời mình.

    [2] Nhưng dựa vào gì mà bạn cho rằng chẳng cần bỏ ra chút công sức nào, cuộc sống sẽ dâng đến tận miệng những thứ bạn muốn? Bạn cần phải hiểu rằng: Con đường đi đến thành công có vô số trở ngại và khó khăn. Hấp tấp muốn mau chóng thành công rất dễ khiến chúng ta đi vào mê lộ. Thanh xuân là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời, cũng là những năm tháng then chốt có thể quyết định tương lai của một người. Nếu bạn lựa chọn an nhàn trong 10 năm, tương lai sẽ buộc bạn phải vất vả trong 50 năm để bù đắp lại. Nếu bạn vất vả bươn chải trong 10 năm, thứ mà bạn chắc chắn có được là 50 năm hạnh phúc. Điều quý giá nhất không phải là tiền bạc mà là thời gian. Thế nên, bạn à: Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ.

    [Trích Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ - Cảnh Thiên [dịch Đặng Quân]- NXB Thế Giới, 2019]

    1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản?

    2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ cú pháp nổi bật được sử dụng trong đoạn [1]?

    3. Anh[chị] hiểu như thế nào về lời nhắn gửi của tác giả: Con đường đi đến thành công có vô số trở ngại và khó khăn. Hấp tấp muốn mau chóng thành công rất dễ khiến chúng ta đi vào mê lộ ?

    4,Từ đoạn văn [2], anh [chị] hãy rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân.
    Mng giúp em phần này với ạ. Làm đc câu 1 2 xong hoang mang ko bt đáp án đúng hay sai nữa

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong nhà trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

    [Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013]

    Câu 1: [0,5 điểm]:  Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém được thể hiện trong văn bản trên? .

    Câu 2: [1,0 điểm]:  Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.” ?

    Câu 3: [1,5 điểm]: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống” không? Vì sao?

  • Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán […] xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thầ]. Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ, hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang[5] tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”. Nói rồi từ biệt ra về.

    Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy con Rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành […].

    Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi là Côn Lôn Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm.

    Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt ra về. Vua cảm tạ nói: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng đáp: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhàn vua ước muốn ta có tiêc chi”. Bèn tháo vuốt đưa cho nhà vua mà nói: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhắm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Dứt lời, trở về biển Đông.

    Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Về sau Triệu Vương là Đà cử binh xâm lược phương Nam, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà […].

    [Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2018, tr40-41]

    Phân tích nhân vật An Dương Vương trong đoạn trích trên.

  • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

       Chẳng ai muốn làm hành khất,

       Tội trời đày ở nhân gian.

       Con không được cười giễu họ,

       Dù họ hôi hám úa tàn.

       Nhà mình sát đường, họ đến,

       Có cho thì có là bao.

       Con không bao giờ được hỏi,

       Quê hương họ ở nơi nào.

       [...]

       Mình tạm gọi là no ấm,

       Ai biết cơ trời vần xoay,

       Lòng tốt gửi vào thiên hạ,

       Biết đâu nuôi bố sau này.

       [Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993]

    Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Video liên quan

Chủ Đề