Hay ngap la trieu chung benh gi

Hay ngap la trieu chung benh gi

Buổi tối đã ngủ đủ giấc (khoảng tám tiếng/ngày) nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ, ngáp liên tục... theo BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, không nên xem thường triệu chứng này vì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Buổi tối đã ngủ đủ giấc (khoảng tám tiếng/ngày) nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ, ngáp liên tục... theo BS Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, không nên xem thường triệu chứng này vì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Thiếu sắt, rối loạn đường huyết

Theo BS Trịnh Tất Thắng, bệnh đầu tiên liên quan đến chứng hay buồn ngủ, ngủ nhiều là rối loạn giấc ngủ. Hypocretin là hormone quan trọng tiết ra ở vùng dưới đồi trong não giúp duy trì sự tỉnh táo. Những người hay bị buồn ngủ có nồng độ hypocretin thấp, làm rối loạn giữa thức và ngủ, khiến bệnh nhân cảm thấy luôn buồn ngủ.

Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14 - 16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.

Cơ thể bị rối loạn đường huyết cũng thường xuyên buồn ngủ, mãnh liệt nhất là sau bữa ăn. Glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin - hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ.

Ngoài ra, buồn ngủ nhiều có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhiễm trùng, huyết áp giảm...

Hay ngap la trieu chung benh gi

Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

“Ngáp có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson, xơ cứng động mạch não, thoái hóa các tế bào thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ” - BS Trịnh Tất Thắng cảnh báo.

Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt.

Khi bị xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu oxy cho não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp.

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.

Chất phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện đầu tiên là ngáp.

“Khi có hiện tượng ngáp liên tục, buồn ngủ suốt ngày, tốt nhất là bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Không được xem thường những triệu chứng này" - BS Trịnh Tất Thắng khuyến cáo.


Em hay bị khó thở, hụt hơi, hơi thở ngắn, ngáp rất nhiều dù không buồn ngủ kèm theo ra mồ hôi nhiều là bị gì ạ?

Bùi Thị Hiền

Xin chào bác sĩ ạ. Dạo gần đây em có bị khó thở, hụt hơi, hơi thở ngắn, ngáp rất nhiều dù không buồn ngủ kèm theo ra mồ hôi nhiều. Em không ăn quá no, cũng không vận động mạnh. Cách đây 3 năm em cũng có lần từng bị nhịp tim đập nhanh. Sau thời gian dùng thuốc em đã khỏi. Giờ bị như vậy không biết em có bị vấn đề gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Hay ngap la trieu chung benh gi

Chào em!

Cảm giác hụt hơi, khó thở, hơi thở ngắn, ngáp nhiều kèm theo ra mồ hôi có thể là rối loạn cơ thể nhất thời khi em mệt mỏi, làm việc quá sức và cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, bệnh cường giáp hay bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Nếu như cách đây 3 năm, em từng bị nhịp tim nhanh thì lần này có khi tình trạng nhịp tim nhanh đó lại tái phát. Nếu do tình hình dịch bệnh mà em chưa thể đi khám được, em có thể tự theo dõi tại nhà bằng máy đo huyết áp tự động thông thường và nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế gắng sức và làm các công việc nặng. Em cũng cần tránh thức khuya, tránh sử dụng các đồ ăn thức uống như cafe, trà, trà sữa, nước tăng lực, nước ngọt… Nên ngủ sớm, vận động cơ thể nhẹ nhàng, ăn nhiều rau xanh, các loại hạt giàu omega tốt cho hệ tim mạch.

Nhưng nếu tình trạng của em vẫn không cải thiện, thì em nên đi khám lại ngay. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi có chuyên khoa Tim mạch với đội ngũ bác sĩ chuyên gia cùng các phương tiện thăm dò hiện đại, bên cạnh đó là các quy trình kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nên em có thể yên tâm khi đến khám bệnh và điều trị.

Để đặt lịch khám, em có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Chúc em sức khỏe! Thân mến!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

TƯ VẤN LIÊN QUAN

  • Giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành sau đặt stent
  • Đau nhói ngực hậu Covid-19
  • Hạ đường huyết, tăng huyết áp hậu Covid-19
  • Vì sao suy giãn tĩnh mạch chân trở nặng vào mùa nắng nóng?
  • Dấu hiệu tim mạch bất thường ở trẻ sau tiêm vaccine Covid-19
  • Trẻ bị bệnh tim cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?
  • Tôi thường xuyên bị đau tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, mạnh thì có làm sao không bác sĩ?
  • Hở van 2 lá có mang thai được không?
  • Tôi bị cao huyết áp 210/100 nhập viện cấp cứu
  • Bị rối loạn nhịp tim không uống thuốc có tiêm vaccine Covid-19 được không?


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hay ngap la trieu chung benh gi

Hay ngap la trieu chung benh gi

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM