Hệ thống api là gì

Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cụm từ API là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, bởi tính năng ứng dụng thực tế rất cao trong quá trình thiết kế web và những phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động. Sự phân tán về kiến trúc ứng dụng hiện đại đã thúc đẩy API được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên đối với một số người thì những kiến thức này còn tương đối mơ hồ. Hãy cùng DiziBrand tìm hiểu về API thông qua bài viết dưới đây.

Hệ thống api là gì

API là gì?

API là được viết tắt của cụm từ Application Programming Interfacegiao diện lập trình ứng dụng, là các giao thức kết nối các thư việnứng dụng khác. Với khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay sử dụng, API có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

Thỉ thoảng vẫn có người lầm tưởng API là một ngôn ngữ lập trình nhưng thực chất API chỉ là các hàm thủ tục thông thường. Các hàm này được viết nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. API có thể sử dụng cho unikey.org là trang web chính thức duy nhất của UniKey. Tác giả không chịu trách nhiệm về bất kỳ trang web-based-system, operating system, database system, computer hardware hoặc software library. Các doanh nghiệp lớn hầu như đều sử dụng API cho khách hàng hay hệ thống dữ liệu nội bộ.

Hệ thống api là gì

Giá bán Miễn phí
Chủ đề Đa phương tiện
Bảo mật ★★★★ ☆
Quyền riêng tư ★★★★ ☆
Phổ biến ★★★★ ★
Hệ điều hành iOS, Android, Windows

  • API là gì?
    • Những điểm nổi bật của API
    • Ưu và nhược điểm của API
      • Ưu điểm của API
      • Nhược điểm của API
  • API thường ứng dụng vào đâu?
    • Web API
    • API trên hệ điều hành
    • API của thư viện phần mềm hay Framework
  • Một số khái niệm khác
  • Phân loại API
  • Web API là gì?
  • Những điểm nổi bật của Web API
    • Tự động hóa sản phẩm
    • Khả năng tích hợp linh động
    • Cập nhật thời gian thực
    • Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng
  • Web API hoạt động như thế nào?
  • Ưu và nhược điểm của Web API
    • Ưu điểm của Web API
    • Nhược điểm của Web API
  • Tầm quan trọng của API
  • Những câu hỏi thường gặp
    • Làm sao để đảm bảo tính bảo mật cho API?
    • Có API miễn phí cho Developer?

Để hiểu được bản chất của API, bạn hãy tưởng tượng mình đang ngồi trong một nhà hàng và trước mặt bạn là menu. Nhà bếp là một phần của “hệ thống” nơi mà sẽ chuẩn bị thức ăn để phục vụ cho bạn. Nhưng để biết những món ăn mà bạn order thì nhà bếp cần người phục vụ (người truyền thông tin giữa bạn và nhà bếp). Trong trường hơp này, người phục vụ chính là API là cầu nối giúp bạn truyền thông tin và phản hồi ngược lại cho bạn khi món ăn đã sẵn sàng.

Những điểm nổi bật của API

Hệ thống api là gì

  • API sử dụng mã nguồn mở, dùng được với mọi client hỗ trợ XML, JSON.
  • API có khả năng đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/reponse headers, caching, versioning,… Bạn có thể sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS.
  • Mô hình web API dùng để hỗ trợ MVC như: unit test, injection, ioc container, model binder, action result, filter, routing, controleer. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức như: GET, POST, PUT, DELETE các dữ liệu.
  • Được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc hỗ trợ tốt nhất với các thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như smartphone, tablet,…

Ưu và nhược điểm của API

Ưu điểm của API

  • Giao tiếp hai chiều phải được xác nhận trong các giao dịch sử dụng API.
  • API là công cụ mã nguồn mở, có thể kết nối mọi lúc mọi nơi nhờ vào Internet.
  • Hỗ trợ chức năng RESTful một cách đầy đủ.
  • Cấu hình đơn giản khi được so sánh với WCF (Windows Communication Foundation). Cung cấp trải nghiệm thân thiện với người dùng.

Nhược điểm của API

  • Tốn nhiều chi phí phát triển, vận hafnhm chỉnh sửa.
  • Đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.
  • Có thể gặp vấn đề bảo mật khi bị tấn công hệ thống.

API thường ứng dụng vào đâu?

Web API

Là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website. Hầu hết các website đều ứng dụng đến Web API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu. Ví dụ như: Bạn thiết kế chức năng Login thông qua Google, Facebook, Twitter, Github,… Điều này có nghĩa là bạn đang gọi đến API. Hầu hết các website sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful.

Hệ thống api là gì

API trên hệ điều hành

Cả hệ điều hành Windows hay Linux đều có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. API giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.

API của thư viện phần mềm hay Framework

API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viêt bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ như bạn có thể dùng ngôn ngữ PHP để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.

Một số khái niệm khác

  • API hiện nay đều tuân thủ theo tiêu chuẩn RESTHTTP, tạo sự thân thiện dễ sử dụng với nhà phát triển. Giúp người dùng dễ dàng truy cập, dễ hiểu hơn. Web API hiện tại dùng cho các đối tượng cụ thể, chẳng hạn như mobile developer với document, version khác nhau.
  • API Key: Đây là loại code (string) được truyền tải bởi các chương trình máy tính gọi là API Key để xác định chương trình, nhà phát triển hoặc người dùng nó tới trang web. Các API Key được sử dụng với mục đích nhằm giới hạn, kiểm soát sử dụng API. Chẳng hạn như ngăn chặn sự việc lạm dụng API.

API Key thường hoạt động như một mã định danh duy nhất và mã thông báo bí mật để xác thực và thường sẽ có một bộ quyền truy cập API được liên kết với nó. Các API Key có thể dựa trên hệ thống định danh duy nhất toàn cầu (UUID) để đảm bảo chúng sẽ là duy nhất cho mỗi người dùng.

Phân loại API

Private API: Các giao diện phần mềm ứng dụng này được thiết kế để cải thiện các giải pháp và dịch vụ trong một tổ chức. Các nhà phát triển hoặc nhà thầu nội bộ có thể sử dụng các API này để tích hợp các hệ thống hoặc ứng dụng CNTT của công ty, xây dựng các hệ thống mới hoặc các ứng dụng hướng tới khách hàng tận dụng các hệ thống hiện có. Ngay cả khi các ứng dụng có sẵn công khai, bản thân giao diện vẫn chỉ có sẵn cho những người làm việc trực tiếp với nhà xuất bản API. Chiến lược riêng tư cho phép một công ty kiểm soát hoàn toàn việc sử dụng API.

Partner API: API đối tác được quảng bá công khai nhưng được chia sẻ với các đối tác kinh doanh đã ký thỏa thuận với nhà xuất bản. Trường hợp sử dụng phổ biến cho các API đối tác là tích hợp phần mềm giữa hai bên. Một công ty cấp cho đối tác quyền truy cập vào dữ liệu hoặc năng lực được hưởng lợi từ các luồng doanh thu bổ sung. Đồng thời, có thể giám sát cách sử dụng các tài sản kỹ thuật số bị lộ, đảm bảo liệu các giải pháp của bên thứ ba sử dụng API có cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hay không và duy trì danh tính công ty trong ứng dụng.

Public API: Chương trình API công khai cho phép nâng cao nhận thức về thương hiệu và nhận thêm nguồn thu nhập khi được thực hiện đúng cách.

Có hai loại API công khai – mở (miễn phí) và thương mại. Định nghĩa API mở gợi ý rằng tất cả các tính năng của một API như vậy là công khai và có thể được sử dụng mà không có các điều khoản và điều kiện hạn chế. Ví dụ: có thể xây dựng một ứng dụng sử dụng API mà không cần sự chấp thuận rõ ràng từ nhà cung cấp API hoặc phí cấp phép bắt buộc. Định nghĩa cũng nêu rõ rằng mô tả API và bất kỳ tài liệu liên quan nào phải có sẵn công khai và API có thể được sử dụng tự do để tạo và thử nghiệm các ứng dụng.

Người dùng API thương mại trả phí đăng ký hoặc sử dụng API trên cơ sở trả khi bạn di chuyển. Một cách tiếp cận phổ biến giữa các nhà xuất bản là cung cấp bản dùng thử miễn phí để người dùng có thể đánh giá các API trước khi mua đăng ký.

Database API: Các API cơ sở dữ liệu cho phép giao tiếp giữa ứng dụng và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Các nhà phát triển làm việc với cơ sở dữ liệu bằng cách viết các truy vấn để truy cập dữ liệu, thay đổi bảng, v.v. Ví dụ: API cơ sở dữ liệu Drupal 7 cho phép người dùng viết các truy vấn thống nhất cho các cơ sở dữ liệu khác nhau, cả độc quyền và mã nguồn mở (Oracle, MongoDB, PostgreSQL, MySQL, CouchDB và MSSQL).

Một ví dụ khác là API cơ sở dữ liệu ORDS , được nhúng vào Dịch vụ dữ liệu Oracle REST.

Operating systems API: Nhóm API này xác định cách ứng dụng sử dụng tài nguyên và dịch vụ của hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành đều có bộ API của nó, chẳng hạn như API Windows hoặc API Linux ( API không gian nhân-người dùng và API nội bộ nhân ).

Apple cung cấp tham chiếu API cho macOS và iOS trong tài liệu dành cho nhà phát triển. Các API để xây dựng ứng dụng cho hệ điều hành máy tính để bàn macOS của Apple được bao gồm trong bộ công cụ dành cho nhà phát triển Cocoa. Những ứng dụng xây dựng cho hệ điều hành di động iOS sử dụng Cocoa Touch – một phiên bản sửa đổi của Cocoa.

Remote API: Các API từ xa xác định các tiêu chuẩn tương tác cho các ứng dụng chạy trên các máy khác nhau. Nói cách khác, một sản phẩm phần mềm truy cập các tài nguyên nằm bên ngoài thiết bị yêu cầu chúng, điều này giải thích tên. Vì hai ứng dụng được định vị từ xa được kết nối qua mạng truyền thông, đặc biệt là internet, nên hầu hết các API từ xa đều được viết dựa trên các tiêu chuẩn web. API kết nối cơ sở dữ liệu Java và API gọi phương thức từ xa Java là hai ví dụ về giao diện lập trình ứng dụng từ xa.

Web API là gì?

Web API là phương thức dùng để cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu được Web API trả lại thường ở dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

Hệ thống api là gì

Những điểm nổi bật của Web API

Web API hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức: GET, POST, PUT, DELETE dữ liệu. Nó giúp bạn xây dựng các HTTP service một cách đơn giản và nhanh chóng. Nó cũng có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format.

Tự động hóa sản phẩm

Với Web API, chúng ta sẽ tự động hóa việc quản lý công việc, cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn.

Khả năng tích hợp linh động

API có chức năng thay đổi và cập nhật theo thời gian thực. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được truyền đi tốt hơn, thông tin chính xác hơn, dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn.

Cập nhật thời gian thực

API có chức năng thay đổi và cập nhật thay đổi theo thời gian thực. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được truyền đi tốt hơn, thông tin chính xác hơn, dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn.

Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng

Bất kỳ người dùng, công ty nào sử dụng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng. Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.

Web API hoạt động như thế nào?

  1. Đầu tiên là xây dụng URL API để bên thứ ba có thể gửi request dữ liệu đến máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPs.
  2. Tại web server cung cấp nội dung, các ứng dụng nguồn sẽ thực hiện kiểm tra xác thực nếu có và tìm đến tài nguyên thích hợp để tạo nọi dung trả về kết quả.
  3. Server trả về kết quả theo định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP/HTTPs.
  4. Tại nơi yêu cầu ban đầu là ứng dụng web hoặc ứng dụng di động, dữ liệu JSON/XML sẽ được parse để lấy data. Sau khi có được data thì thực hiện các hoạt động như lưu dữ liệu xuống Cơ sở dữ liệu, hiển thị dữ liệu,…

Ưu và nhược điểm của Web API

Mỗi một ứng dụng bất kỳ đều có những ưu và nhược điểm riêng, hỗ trợ cho các ứng dụng. Vì vậy mà Web API cũng không ngoại lệ:

Ưu điểm của Web API

  • Web API được sử dụng hầu hết trên các ứng dụng Desktop, ứng dụng Mobile và ứng dụng Website.
  • Linh hoạt với các định dạng dữ liệu khi trả về client: JSON, XML hay định dạng khác.
  • Nhanh chóng xây dựng HTTP service: URI, request/reponse headers, caching, versioning, content formats và có thể host trong ứng dụng hoặc trên IIS.
  • Mã nguồn mở, hỗ trợ chức năng RESTful đầy đủ, sử dụng bởi bất kì client nào hỗ trợ XML, JSON.
  • Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
  • Giao tiếp hai chiều được xác nhận trong các giao dịch, đảm bảo độ tin cậy cao.

Nhược điểm của Web API

Do Web API còn khá mới nên chưa thể đánh giá nhiều về nhược điểm của mô hình này.

  • Web API chưa hoàn toàn phải là RESTful service, mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST.
  • Để sử dụng hiệu quả cần có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm backend tốt.
  • Tốn thời gian và chi phí cho việc phát triển, nâng cấp và vận hành.
  • Tốn thời gian và chi phí cho việc phát triển, nâng cấp và vận hành.
  • Có thể gặp vấn đề về bảo mật khi hệ thống bị tấn công nếu không giới hạn điều kiện kỹ.

Tầm quan trọng của API

Tập trung vào việc sử dụng B2B hiện đại, giao diện lập trình ứng dụng có thể là một thành phần quan trọng để tích hợp luồng dữ liệu với khách hàng và hệ thống đối tác thậm chí có thể tăng thêm tính linh hoạt cho các kiểu trao đổi mạnh mẽ truyền thống như truyền tệp được quản lý (MFT) và EDI.

Ví dụ: trao đổi tài liệu như một phần các giao dịch kinh doanh động như đơn đặt hàng (PO), chỉ ra sự phát triển bối cảnh thương mại điện tử B2B .

Từ việc cung cấp cho nhiều ngành những cải tiến về tốc độ, sự nhanh nhẹn, tính nhất quán và độ chính xác, các công ty tiếp tục nhận ra tiềm năng mở rộng và tích hợp các luồng dữ liệu ứng dụng thông qua API, cho phép tích hợp quy trình kinh doanh mượt mà hơn trên các ứng dụng cùng với các loại công nghệ B2B khác.

Các API ngày nay là không thể thiếu để điều hành một doanh nghiệp theo hướng dữ liệu. Chúng cho phép dòng người dùng doanh nghiệp và CNTT tận dụng phần mềm và ứng dụng để tăng năng suất và cải thiện lợi nhuận. Từ các công cụ cộng tác xã hội đến các phương pháp tiếp cận sáng tạo hơn để tiếp cận khách hàng, việc tận dụng các API có thể chứng minh lợi tức trong doanh nghiệp.

Mặc dù tiềm năng là không thể phủ nhận, nhưng hiệu quả những công cụ này là một vấn đề khác.

Một cách khác mà nền kinh tế API được mô tả là “kỷ nguyên kết nối” – một thuật ngữ tốt hơn vì nó không loại trừ các loại giải pháp khác. Cuối cùng, một doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào trong kỷ nguyên kết nối – cho dù thành công hay thất bại – ngày càng phụ thuộc vào mức độ kết nối các ứng dụng và tích hợp dữ liệu hậu quả.

Hy vọng với đầy đủ những thông tin ở trên, DiziBrand cung cấp cho bạn về API và ứng dụng Web API. Từ đó giúp bạn có thể phát triển tốt hơn cho website cho doanh nghiệp hay khách hàng của bạn.

Những câu hỏi thường gặp

Làm sao để đảm bảo tính bảo mật cho API?

Hai vấn đề phổ biến nhất liên quan đến bảo mật API là
1. SQL Injection
Injection hay SQL Injection là một lỗi khá phổ biến. Những kẻ tấn công lợi dụng lỗ hỏng của việc kiểm tra dữ liệu đầu vào trong các ứng dụng web đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu để khai thác thông tin.
Hướng khắc phục: Ràng buộc thật kỹ và chi tiết dữ liệu người dùng nhập vào.
2. Spam request
Những request để chế độ công khai rất dễ bị spam.
Hướng khắc phục: Hãy khiến cho những request này trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn như: thêm câu hổi bảo mật,…

Có API miễn phí cho Developer?

DiziBrand chia sẻ những API miễn phí nhữ sau:
1. Dog API
2. Petfinder
3. Shibe.online
4. Anime News Network API
5. Jikan
6. JSONPlaceholder
7. REQIES