Hình thức to chức dạy học lên lớp

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • Một số hình thức tổ chức dạy học

            • GV dễ điều hành và quản lý lớp

            • GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình, hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh

            • Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic

            • Trong một thời gian ngắn GV có thể cung cấp nhiều kiến thức

            • HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thứcgián tiếp qua tranh ảnh, ngôn ngữ, ít có điều kiện vận dung, thực hành

            • HS ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy khả năng bản thân.

            • GV hoạt động nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động

          • Dạy học cả lớp HTTCDH mà đối tượng tiếo nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Theo hình thức TCDH này , hoạt đông trong giờ học chủ yếu là GV, HS làm ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động.

          • HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để có thể hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ GV, trên cơ sở đó, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.

          • Tạo điều kiện cho HS cách lắng nghe và lựa chọn thông tinh từ bạn để có thể bổ sung vốn kiến thức, làm phong thú thêm sự hiểu biết của mình [thu thập thông tin].

          • HTTCDH này là dịp để HS phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, điều đó làm phát triển kỹ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn khác.

          • Khi HS làm việc theo nhóm, GV có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi hoạt động của từng HS, giúp các em giải quyết các khó khăn trong quá trình học tập, khiến hiệu quả dạy học được nâng cao

          • Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. HTTCDH này khai thác trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể.

          • Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác.

          • Do thời gian hạn định của tiết học, nên tổ chức không hợp lý sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hoàn thành

          • Nên duy trì nhóm từ 3 -5 HS

          • Nên sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các hoạt động học tập, lao động và vui chơi

          • Cần linh hoạt trong việc chia nhóm theo từng tháng sao cho vừa thuận tiện trong việc theo dõi tổ chức học tập theo nhóm, vừa giúp HS ở các trình độ học tập khác nhau có thể trao đổi với nhau.

          • Là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học, giao việc cụ thể cho từng HS. GV cũng có thể yêu cầu từng em làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra....Sau đó, tưng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

          • GV có thể giúp đỡ HS kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện cho HS giỏi học giỏi hơn nữa băng cách gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, các bài tập nâng cao đáp ứng như cầu đào tạo người tài cho đất nước

          • Tạo sự bình đẳng để mỗi HS có thể phát triển theo theo năng lực và sở trường của mình. Đồng thời tạo mối quan hệ thân mât của GV với từng em HS trên cơ sở tôn trọng nhân cách của các em trong học tập.

          • Thông qua giao việc cụ thể cho từng HS, buộc HS phải tích cực học tập, tự mình phát hiện ra kiến thức.

          • Phù hợp với chương trình học tập dành cho các lớp ghép

          • Trong một số tiết học, khó có thểsử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này vì ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung bài học.

          • Để thực hiện có kết quả, ngoài nghệ thuật phối hợp, điều hành hợp lí các hoạt động của lớp, không thể thiếu sự đóng góp của các tài liệu, phương tiện dạy học, đặc biệt là phiếu học tập.

          • GV nên nói vừa đủ để hai người nghe, không làm ảnh hưởng tới các HS khác và cần khuyến khích người học trình bày ý kiến của mình.

          • Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài[ chỉ từ 3-5 phút] để có điều kiện dạy học cho số đông cả lớ.

          • Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, Hs thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

          • Tổ chức dạy học ngoài lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các PPDH dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS

          • Tổ chức học ngoài lớp sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải trí giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN-XH xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát, và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy.

          • HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh

          • Những hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen tự giác, tương trợ học hỏi lẫn nhau.

          • GV khó có thể quản lý tốt HS

          • Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS

          • GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết quả của tiết học

          • GV nên lựa chọn kỹ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn.

          • GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án cho dạy học ngoài lớp học.

          • GV cần dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học để chủ động trong kế hoạch dạy học.

          • Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe HS và nề nếp học tập chung của trường

          • Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp cho HS tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình

          • Tạo điều kiện để HS tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh vừa giúp các em vừa có biểu tượng sinh động cụ thể vừa bổ xung mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài nhà trường.

          • Giúp HS có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn để nhận thức các quy tắc nhận thức xã hội, tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng.

          • Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường, góp phần giáo dục thể chất cho HS

          • GV khó có thể quản lý tốt HS

          • GV tốn thời gian trong việc lên kế hoạch tổ chức, tìm địa điểm cũng như là ý nghĩa giáo dục của chuyến đi tham quan muốn hướng đến HS

          • Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS

          • Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS thuận tiện.

          • Dự kiến trước các tình huống bất lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục.

          • Quy luật về kỷ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan

          • Phổ biến trước nhiệm vụ học tập của cả lớp.

          • Cuối đợt giáo viên tóm tắt kết quả tham quan

Video liên quan

Chủ Đề