Học việc giao dịch viên ngân hàng

Bạn biết gì về nghề giao dịch viên ngân hàng? Bạn có tố chất để trở thành một giao dịch viên ngân hàng hay không? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Là một nhà lãnh đạo giỏi, ngoài việc có năng lực cá nhân thì việc phát hiện, thu hút và quản lý nhân tài sẽ một trong những công việc rất quan trọng đối với...

1. Giao dịch viên ngân hàng là ngành gì?

Dịch ra tiếng Việt từ này có nghĩa là giao dịch viên ngân hàng. Đây là những người đảm nhận vai trò tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với khách hàng khi đến thực hiện các giao dịch tại ngân hàng để giúp họ hoàn thành những giao dịch liên quan đến tiền bạc, tài chính.

Các nhân viên không chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng mà còn là người đại diện hình ảnh cho ngân hàng vì thế yêu cầu tuyển dụng đối với một Bank Teller tương đối khắt khe.

2. Giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì?

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch trong khả năng và của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Đòi hỏi nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng về tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên.

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch 

2.1 Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ của một giao dịch viên trước hết là người đón tiếp, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, trong một khoảng thời gian ngắn, tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. Đồng thời, giao dịch viên phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng kịp thời để tìm biện pháp hỗ trợ. Nhiệm vụ này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, khéo léo cũng như sự chu đáo và tận tâm của mỗi giao dịch viên. Cần nắm rõ các nhu cầu của Khách hàng để xác định được các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

2.2 Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của một giao dịch viên còn bao gồm trách nhiệm cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết qua các nghiệp vụ như:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thông tin về sản phẩm/ dịch của ngân hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đến với khách hàng
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng, thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm - Dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng
  • Thu thập, hướng dẫn, giải thích và cập nhật các thông tin từ khách hàng [trong phạm vi được phép], phản hồi các kiến nghị và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghiệp vụ, các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đảm bảo uy tín của Ngân hàng.

2.3 Thực hiện các giao dịch

Nhiệm vụ của một giao dịch viên ngân hàng quan trọng, cần thiết nhất là thực hiện các thao tác nghiệp vụ nhằm hoàn thành các giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Thực hiện các giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ,… như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền,…
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt [VND, ngoại tệ] với khách hàng như: xử lý chứng từ, chọn, lọc tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, …
  • Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Nhiệm vụ này đòi hỏi giao dịch viên phải nắm chắc kiến thức chuyên môn liên quan đến các thao tác, nghiệp vụ đồng thời những quy định của Ngân hàng.

2.4 Thực hiện công tác hạch toán kế toán, báo cáo khi được yêu cầu

Nhiệm vụ của giao dịch viên ngân hàng là còn phải hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu của cấp trên.

Thực hiện công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch khi cần thiết.

2.5 Chăm sóc khách hàng và phát triển quan hệ lâu dài

Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.

Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt đẹp, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.

3. Điều kiện để trở thành giao dịch viên ngân hàng 

Trên thực tế, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng của mình. Nhưng tựu chung lại, để trở thành giao dịch viên của bất kỳ ngân hàng nào, bạn cũng cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu dưới đây: 

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Chứng khoán,… 
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tiêu chuẩn Châu Âu. 
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm tại các tổ chức tín dụng. 
  • Am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng. Nắm bắt được các sản phẩm và gói dịch vụ của ngân hàng tham gia ứng tuyển. 
  • Thành thạo tin học văn phòng và các công cụ tin học liên quan. 
  • Biết lắng nghe, học hỏi. 
  • Giao tiếp tốt và nhanh nhạy trong xử lý các tình huống phát sinh. 
  • Ngoại hình ưa nhìn, đạt đủ chiều cao, phát âm chuẩn chỉ.

Trên thực tế, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng của mình.

4. Giao dịch viên ngân hàng sẽ có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của giao dịch viên ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực làm việc, kinh nghiệm,... Ngoài ra, mỗi ngân hàng cũng có chính sách lương thưởng khác nhau.

Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì vị trí sẽ có mức lương trung bình như sau:

  • Mức lương thấp nhất là 3.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương thấp là 5.700.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương trung bình là 6.800.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao là 8.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao nhất là 16.000.000 triệu VNĐ/tháng.

Trong đó, nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhân. Khi được làm nhân viên chính thức, mức lương sẽ có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm và năng lực làm việc.

> TOP 5 hiệu ứng tâm lý nắm bắt tư duy khách hàng

> TOP 5 câu nói khiến doanh nghiệp vô tình “đuổi” khách

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: câu chuyện sự nghiệp chọn ngành chọn nghề nghề giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên là công việc “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm khi ứng tuyển việc làm tại ngân hàng. Cụ thể, Giao dịch viên là gương mặt đại diện chủ chốt của ngân hàng để giao tiếp và xử lý các nhu cầu của khách hàng.

Vậy cụ thể công việc này là gì? Mức lương Giao dịch viên như thế nào? Hãy cùng CareerBuilder khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Giao dịch viên là gì?

Để biết được công việc Giao dịch viên là gì, bạn hãy nhớ lại một lần nào đó mà bạn đã đến một ngân hàng bất kỳ. Chắc chắn, bạn sẽ tiếp xúc đầu tiên với một đội ngũ ưa nhìn và thân thiện ngồi tại quầy giao dịch gần cửa ra vào của ngân hàng. Họ chính là những người làm vị trí Giao dịch viên.


Tìm hiểu việc làm Giao dịch viên

Công việc chính của những Giao dịch viên là giao tiếp và tiếp nhận các yêu cầu giao dịch của khách hàng. Trong đó, họ xử lý các công việc cụ thể như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, xử lý các thông tin về tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác phát sinh tại quầy giao dịch trong ngày.

2. Mô tả chi tiết công việc của Giao dịch viên là gì?

Công việc của Giao dịch viên rất đa dạng vì họ phải xử lý nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau và kể cả các công việc nội bộ. Dưới đây là những mô tả chi tiết nhất về công việc của Giao dịch viên cần phải làm.

2.1 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng khách hàng

Thông thường, khi tới ngân hàng, khách hàng sẽ được nhận số thứ tự để chờ xử lý giao dịch. Sau đó, Giao dịch viên sẽ có nhiệm vụ chào đón và tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, họ cần phải thể hiện thái độ tận tâm để có thể hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng những phương án phù hợp nhất.

2.2 Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

Tùy theo nhu cầu hoặc những vấn đề mà khách hàng gặp phải, Giao dịch viên sẽ tiến hành xử lý như sau:

- Hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục giao dịch theo yêu cầu.

- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu kinh doanh của ngân hàng như mở thẻ tín dụng, vay tín chấp, mở sổ tiết kiệm,...

- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu thị hiếu tài chính của khách hàng.

- Giải quyết khiếu nại của khách hàng về sự cố khi sử dụng dịch vụ như lỗi chuyển khoản, rút tiền, mất thẻ tín dụng,...

- Phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề nhanh chóng và kịp thời nhất.


Giao dịch viên tư vấn các sản phẩm tài chính cho khách hàng

2.3 Thực hiện những thao tác nghiệp vụ

Công việc Giao dịch viên đòi hỏi phải thành thục những chuyên môn nghiệp vụ như sau:

- Thực hiện các lệnh chuyển tiền và rút tiền trong tài khoản.

- Đăng ký mở và phát hành các loại thẻ ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng Visa, MasterCard,...

- Cấp lại mật khẩu, tạo tài khoản Internet Banking, khóa thẻ bị mất,...

- Xử lý các giao dịch thu mua và chuyển đổi ngoại tệ.

- Tư vấn và cung cấp các sản phẩm tài chính theo nhu cầu của khách hàng tại quầy nhanh chóng và kịp thời.

- Quản lý lưu lượng tiền mặt thu chi tại quầy và thực hiện báo cáo, đối soát giao dịch trong ngày đúng với số tiền mặt thu chi tại chi nhánh, trụ sở ngân hàng.

2.4 Chăm sóc khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ

Giao dịch viên chính là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và ngân hàng. Chính vì thế, họ cần thành thạo nghiệp vụ chăm sóc và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Trong đó, việc truyền tải đúng các tiêu chuẩn của dịch vụ với thái độ tận tâm là yêu cầu không thể thiếu dành cho Giao dịch viên. Nhờ vậy, họ có thể phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng và cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn.

3. Cơ hội và thách thức khi ứng tuyển việc làm Giao dịch viên

3.1 Cơ hội của công việc Giao dịch viên

- Cơ hội phát triển mối quan hệ rộng rãi
Để mọi thứ trong cuộc sống được “thuận buồm xuôi gió” thì ông bà ta có câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”. Công việc của Giao dịch viên sẽ mang đến cho bạn nhiều ưu thế để phát triển mối quan hệ rộng rãi vì bạn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng mỗi ngày.

Nhờ đó, bạn có thể thuận lợi phát triển trong nhiều mặt của cuộc sống hơn khi có được sự tin cậy và hỗ trợ của các mối quan hệ này. Ngoài ra, công việc này còn giúp bạn phát triển các kỹ năng về giao tiếp, thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng,... Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết để có thể thành công hơn trong cuộc sống.

- Môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp
Ngân hàng là môi trường có tính minh bạch cao và đòi hỏi nhiều quy trình chuyên nghiệp để mang đến những sản phẩm tài chính chuẩn xác nhất cho khách hàng. Do đó, khi ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên, bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với những trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất.

Ngoài ra, những người làm việc ở vị trí này đa phần đều là các bạn trẻ, có ngoại hình khá. Chính vì vậy, tinh thần làm việc của bộ phận này luôn tràn ngập sự năng động, mới mẻ và sáng tạo.


Đội ngũ Giao dịch viên năng động và trẻ trung

- Chế độ lương, thưởng, đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn
Có thể nói ngân hàng là nơi có cơ cấu vận hành cực kỳ ổn định so với các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, chế độ lương, thưởng của ngân hàng cực kỳ cao khiến nhiều người mơ ước.

Hằng năm, ngân hàng thường có nhiều đợt thưởng theo quý, theo chỉ tiêu kinh doanh và thưởng lễ, Tết có thể gấp 3 đến 6 lần tháng lương cố định. Đây cũng chính là điều khiến nhiều bạn trẻ quan tâm đến các vị trí làm việc trong ngân hàng để có thể hưởng được nhiều phúc lợi hấp dẫn trên.

3.2 Khó khăn, thách thức của công việc Giao dịch viên

- Yêu cầu về tốc độ và sự chuẩn xác 100% trong giao dịch
Công việc của Giao dịch viên yêu cầu phải xử lý thủ tục liên quan đến tiền nên đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối. Do đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khi phải thao tác nhanh chóng và chuẩn xác giao dịch cho số lượng khách hàng rất đông mỗi ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết cuối năm.

- Áp lực chạy KPI chỉ tiêu kinh doanh
Bên cạnh phải đạt các chỉ tiêu về công việc, Giao dịch viên sẽ phải chạy thêm các chỉ tiêu về kinh doanh như huy động vốn, kêu gọi khách hàng vay,... Nếu không đạt chỉ tiêu kinh doanh mà phòng và chi nhánh đặt ra, bạn sẽ không được hưởng chế độ lương, thưởng theo đúng quy định. Do đó, áp lực này sẽ giúp bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu làm việc và hưởng lương, thưởng xứng đáng.

- Trách nhiệm và rủi ro công việc
Giao dịch viên là người trực tiếp xử lý các giao dịch về tiền cho khách hàng hằng ngày nên đôi khi không tránh khỏi các sai sót khi xử lý nhiều yêu cầu trong thời gian ngắn. Khi có sự nhầm lẫn trong giao dịch, phân biệt sai tiền thật, giả,... bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại đã gây ra.

4. Những kỹ năng quan trọng nhất mà Giao dịch viên cần trang bị

4.1 Nắm vững kiến thức nền tảng trong ngành

Để trở thành một Giao dịch viên giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng trong ngành để có thể xử lý nhanh chóng các công việc hằng ngày và hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình làm việc. Cụ thể, bạn cần liên tục trau dồi và học hỏi các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng, nghiệp vụ giao dịch trên hệ thống, phân biệt tiền thật giả, Luật Ngân hàng,...

Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm nhiều kiến thức khác về thị trường tiềm năng, tâm lý khách hàng và đối thủ cạnh tranh,... để có thể phát triển được tư duy và thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất.

4.2 Kỹ năng giao tiếp tốt

Là công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hằng ngày, Giao dịch viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải biết cách lắng nghe, thấu hiểu tâm lý của khách hàng và nhạy bén trong những vấn đề phát sinh. Khi sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể xử lý công việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nhanh chóng đạt được những chỉ tiêu kinh doanh nhờ những mối quan hệ bền vững với khách hàng.


Giao dịch viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt

4.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Công việc của Giao dịch viên không vận hành riêng lẻ mà là một phần nhỏ trong cỗ máy vận hành của ngân hàng. Do đó, để cỗ máy này vận hành tốt thì mỗi Giao dịch viên không chỉ làm tốt phần việc của mình mà còn cần phải có tinh thần làm việc tập thể.

Chính vì vậy, khi rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhanh chóng thăng tiến hơn khi nhận được sự tin tưởng và tính nhiệm của cấp trên.

4.4 Kỹ năng thuyết phục “thượng đế”

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng thực sự quan trọng trong việc thuyết phục và thúc đẩy hành vi người dùng. Khách hàng có trung thành với doanh nghiệp của bạn hay không rất cần đến yếu tố này.

Để cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển tốt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, các Giao dịch viên cần có một kịch bản giao tiếp chuẩn, rõ ràng, dễ chịu và thuyết phục. Lựa chọn đúng từ ngữ, biết cách giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể phù hợp và làm chủ những gì bạn đang nói là những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên kỹ năng thuyết phục khách hàng.

Dưới đây là 6 tiêu chí cần có của một giao dịch viên để thuyết phục khách hàng tốt nhất.

- Luôn tự tin và làm chủ giao tiếp.

- Truyền đạt đúng thông tin và nội dung trong hạng mục giao dịch.

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi và có ý nghĩa.

- Đừng quên truyền đạt thông tin bằng mắt và hình thể.

- Tôn trọng và luôn lắng nghe khách hàng bằng thái độ chân thành nhất.

- Luôn nói lời cảm ơn với khách hàng sau mỗi phiên giao dịch.

4.5 Kỹ năng giải quyết và xử lý tình huống bất ngờ

Trong ngành dịch vụ, việc đối mặt với các tình huống khó xử lý xảy ra bất ngờ là điều không thể tránh khỏi. Với vai trò là một giao dịch viên, các tình huống không hài lòng về cách làm việc, xử lý dịch vụ của khách hàng đối với các bạn giao dịch viên gần như không còn quá xa lạ. Vậy làm thế nào để có đủ kỹ năng xử lý trong những tình huống bất ngờ? Đừng bỏ qua 6 kỹ năng cần thiết dưới đây.

- Luôn sẵn sàng chấp nhận các tình huống khó xảy ra và chuẩn bị một tinh thần thoải mái để xử lý.

- Lên một số kịch bản xử lý hợp lý trong những tình huống cơ bản hay xảy ra.

- Có một thái độ tích cực và lắng nghe phàn nàn của khách hàng trước khi phản hồi.

- Nếu không xử lý được ngay hãy cảm ơn khách hàng và báo lại thời gian xử lý sau. [Lưu ý: phải nghiêm túc giải quyết khi đã hứa hẹn với khách].

- Tiếp thu ý kiến trước và sau đó giải quyết từng hạng mục để tránh tình huống quá căng thẳng xảy ra.

- Xem các tình huống bất ngờ là cơ hội để bản thân nâng cao kỹ năng xử lý rủi ro.

5. Yêu cầu công việc đối với việc làm Giao dịch viên

- Có bằng cử nhân các ngành Tài chính Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh,...

- Có ngoại hình khá: Nam có chiều cao từ 1.65m; Nữ có chiều cao từ 1.58m. Giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn, không ngọng hoặc nói tiếng địa phương.

- Tính cách thân thiện, hòa nhã, cẩn thận và yêu thích giao tiếp. Có kỹ năng bán hàng và tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các nghiệp vụ ngân hàng liên quan.

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là một lợi thế.

- Có tư duy logic trong công việc, biết cách kiểm soát cảm xúc và có tinh thần cầu tiến.

- Có kiến thức nền tảng về kế toán ngân hàng và thị trường tài chính.

6. Mức lương cơ bản của công việc Giao dịch viên

Dựa theo khảo sát dữ liệu mức lương từ 182 mẫu tuyển dụng Giao dịch viên tại Careerbuilder.vn, lương trung bình của Giao dịch viên dao động từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn tùy theo năng lực của nhân viên và quy mô của ngân hàng.

Ngoài mức lương cơ bản trên, lương Giao dịch viên còn được hưởng thêm một khoản tiền khi đạt mục tiêu KPI của công việc. Do đó, tổng thu nhập của vị trí này hàng tháng có thể lên đến 20 triệu đồng khi đạt được những chỉ tiêu công việc do phòng và chi nhánh đặt ra.

Hơn thế nữa, các chế độ đãi ngộ và lương, thưởng cho nhân viên ngân hàng vô cùng hấp dẫn. Ngoài các quy định của Nhà nước về việc đóng các loại bảo hiểm, ngân hàng còn có nhiều chế độ đãi ngộ như lương tháng 13, thưởng lễ, Tết gấp 3 đến 6 lần tháng lương cơ bản. Nhờ những quyền lợi trên mà ngân hàng luôn nằm trong top những nơi làm việc đáng mơ ước nhất.

7. Các cấp bậc thăng tiến của Giao dịch viên

Thông thường, lộ trình thăng tiến của một Giao dịch viên sẽ diễn ra như sau:

- Đối với những người mới vào nghề từ 0 đến 2 năm đầu tiên, bạn sẽ làm ở vị trí Giao dịch viên.

- Sau đó từ 2 - 3 năm khi đã có kinh nghiệm và làm việc tốt, bạn sẽ được thăng chức lên làm kiểm soát viên.

- Khoảng từ 3 đến 5 năm làm việc tích lũy bề dày kinh nghiệm, bạn sẽ thi tuyển để được đề bạt lên chức trưởng phòng hoặc phó phòng Dịch vụ khách hàng.

- Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, bạn có thể phấn đấu và rèn giũa kinh nghiệm để có đủ khả năng đảm nhận vị trí Phó giám đốc Vận hành.

- Tiếp theo khoảng từ 7 đến 9 năm, khi bạn đã có đủ năng lực và cơ hội thì Giám đốc chi nhánh sẽ là vị trí bạn cần theo đuổi.

Khi đã có cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên, bạn sẽ có thể lập kế hoạch thực hiện và nỗ lực hành động cho mục tiêu của mình.

Thông qua bài chia sẻ về việc làm Giao dịch viên, CareerBuilder hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin cần thiết và chuẩn bị đầy đủ hành trang để ứng tuyển công việc Giao dịch viên tại Careerbuilder.vn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề