Học viên báo chí và Tuyên truyền ra trường làm gì

Truyền thông báo chí đang là một trong số những ngành được quan tâm nhất hiện nay và không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Truyền thông báo chí chính là "quyền lực thứ tư" của xã hội bây giờ. Vì thế, việc trở thành sinh viên ngành Truyền thông báo chí và gắn bó với con đường sau này vốn là sự lựa chọn không hề tồi chút nào. Vậy, truyền thông báo chí là gì? Ra trường có thể làm việc ở đâu? Đó cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh, hãy cùng đi tìm câu trả lời với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!

Truyền thông báo chí là gì?

Khái niệm truyền thông báo chí từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản truyền thông là quá trình truyền tải đưa thông tin, trao đổi cảm xúc, thể hiện thái độ đến những đối tượng nhận tin. Truyền thông được thể hiện bằng lời nói, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, video hoặc bất kỳ cách nào khác giúp truyền tải thông điệp đến người nhận. Và truyền thông là một loại tương tác xã hội tạo ra một lợi thế thiết thực trong việc truyền tải thông tin.. 

Học ngành truyền thông báo chí ra trường làm gì? 

Sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí, với tư cách là biên tập viên nhà báo, báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, nhà nghiên cứu thể chế và nhân viên giáo dục, tiến hành đào tạo báo chí và truyền thông và nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về hoạt động và báo cáo của các tổ chức lớn. Quản lý thông tin, hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi kiến thức hệ thống, kiến thức lý luận và báo chí cơ bản, công việc chuyên môn trong các công ty truyền thông, quản lý truyền thông, quan hệ công chúng [PR]... 

Các nhà báo cử nhân cũng sẽ có thể đảm nhận công việc trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến báo chí và truyền thông như cơ quan tư tưởng văn hóa, tổ chức và cơ quan, tổ chức truyền thông xã hội, bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ sở, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, v.v. Có phạm vi rộng của khả năng thích ứng, công ty, cơ sở phức hợp, công ty, công ty thương mại, thương mại, dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước...

Truyền thông báo chí học gì?

  Khi học ngành truyền thông báo chí, sinh viên có thể lĩnh hội được những kiến thức: ●     Kiến thức về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. ●     Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội. ●     Phát triển kỹ năng phân tích, bình luận về tình hình quốc tế và trong nước hiện nay. 

●     Các hoạt động báo chí như viết tin bài, phỏng vấn, biên tập chương trình, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, đưa tin, nghiên cứu ...

Học truyền thông báo chí cần có những tố chất gì? 

●    Khả năng hiểu và sử dụng thành thạo ngôn ngữ.  ●    Khả năng ghi nhớ từ mới và cấu trúc ngữ pháp.  ●    Có khả năng nói, viết, thảo luận và kể chuyện.  ●    Khả năng giao tiếp và khả năng xây dựng các mối quan hệ.  ●    Đam mê viết thư từ, nhật ký, viết truyện, làm thơ.  ●    Trung thực, khách quan, nhạy cảm.  ●    Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn kiến thức và vốn sống. ●    Học tốt môn văn học, ngoại ngữ. 

●    Khả năng dấn thân, lòng dũng cảm.

Học Truyền thông báo chí tại MIT University, sinh viên sẽ được gì? 
 
MIT University có đội ngũ giảng viên là những người có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức trong ngành giỏi, giúp sinh viên có thể tiếp thu được những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về ngành. Là sinh viên của MIT University, bạn không chỉ được tiếp thu kiến thức trên lớp mà còn được tham gia nhiều chương trình giải trí bổ ích nhằm phát triển kỹ năng mềm và phát triển năng khiếu của các đoàn, câu lạc bộ trong trường. .. 

Khi theo học ngành Truyền thông báo chí tại MIT, sinh viên không chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng của ngành mà còn được giáo dục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên được học tập, rèn luyện và thực tập tại các công ty lớn trong và ngoài thành phố. 

Ngoài ra, chương trình đào tạo được dẫn dắt bởi các chuyên gia và giảng viên hàng đầu với nhiều kinh nghiệm làm việc. Chúng tôi tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành Truyền thông báo chí. Đây là tiền đề quan trọng để hiểu rõ hơn về ngành và đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho tương lai. 

Có rất nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học cung cấp chương trình giáo dục phát triển về mảng Truyền thông báo chí. MIT University cũng là một trong những cơ sở giáo dục uy tín và chất lượng. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn riêng cho mình, thể hiện đam mê và sẵn sàng hoàn thành sự nghiệp của mình nhé!

Mọi thắc mắc về tuyển sinh cần được tư vấn bạn vui lòng liên hệ theo thông tin liên lạc:

Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông 

Trường Đại học Công nghệ Miền Đông [MIT University]

Địa chỉ: Quốc lộ 1A, KP Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 
Hotline: [02513] 772 668.
Website: mit.vn
Mail: 

Cập nhật: 27/06/2020 11:26 | Trần Thị Mai

Báo chí là một trong số những ngành học được quan tâm nhất hiện nay. Như các bạn đã biết báo chí là một ngành nghề giúp truyền đạt thông tin qua các bài viết với nhiều thể loại khác nhau để truyền đạt thông tin đến công chúng.

1. Học Báo Chí Ra Trường Làm Gì? 

Nhiều người cho rằng học Báo chí sau này tốt nghiệp chỉ có thể làm nhà báo. Trên thực tế thì ngành báo có 5 chuyên ngành khác nhau nên có thể làm ở nhiều công việc và vị trí khác nhau. Một số công việc bạn có thể làm sau khi ra trường như: 

- Phóng viên: Phóng viên là người trực tiếp thâm nhập vào nguồn tin để điều tra từ đó viết bài. Tuy nhiên ngành nghề này ẩn chứa khá nhiều nguy hiểm và vất vả.

- Biên tập viên: Đây là nghề yêu cầu người làm cần có tư duy báo chí và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ báo chí và cách hành văn nhạy bén. So với nghề phóng viên thì nghề Biên tập viên còn  vất vả hơn rất nhiều.

- Quay phim: Nghề quay phim là một trong khối nghiệp vụ kỹ thuật của ngành báo chí. Nghề quay phim thông thường sẽ được tuyển dụng từ các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành truyền hình và quay phim để có thể tự sản xuất nhanh các bản tin truyền hình một cách nhanh chóng mà không cần trải qua nhiều khâu phức tạp khác.

- Nghề phát thanh viên: đây chính là cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên theo ngành Báo chí, đặc biệt là chuyên ngành phát thanh. Điều đặc biệt ở ngành nghề này là giọng nói và bên cạnh đó cũng cần biết cách biên tập tin tức, có các kỹ năng để tự sản xuất tin phát thanh bằng các phần mềm trong báo phát thanh. Do hiện nay hình thức báo chí này ít được đầu tư và chú trọng nên cơ hội việc làm phát thanh viên cũng hạn hẹp hơn các loại hình báo khác.

- Nghề dẫn chương trình: là bộ mặt của cả một chương trình hay nói đúng hơn họ là những người xuất hiện trước ống kính với ngoại hình chỉnh chu, gọn gàng, sáng sủa. Chính vì vậy mà ngoại hình là một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu khi tuyển dụng. Ngoài ra để trở thành MC bạn cần có khả năng ứng biến linh hoạt mọi tình huống và đã được đào tạo dẫn chương trình từ các trường và chuyên ngành đào tạo báo chí. 

- Làm content: Chính là người tạo ra các bài viết quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và đăng lên diễn đàn, fanpage, website... nhằm tạo sự thu hút khách hàng. 

- Làm giảng viên các môn liên quan đến lĩnh vực báo chí.

Trong ngành Báo chí có những chuyên ngành không chỉ làm việc trong nước mà còn có cơ hội ra nước ngoài tác nghiệp, học hỏi như phóng viên, biên tập viên, quay phim...

Làm việc ở đâu khi tốt nghiệp ngành Báo chí? Một số những nơi mà sinh viên sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại những nơi như:

- Làm việc tại các Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, địa phương..

- Các trường cao đẳng và đại học đào tạo những chuyên ngành liên quan đến báo chí.

- Công ty kinh doanh về lĩnh vực truyền thông. 

- Công tác tại các tổ chức truyền thông vận động xã hội

- Những tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

2. Cơ hội việc làm ngành Báo chí? Con Gái Có Nên Học Báo Chí Không?

Báo chí được đánh giá là ngành học có cơ hội việc làm cao, các cử nhân không lo thất nghiệp sau khi ra trường. 

Báo chí dễ xin việc không? Trong thời gian hiện nay và các năm tới, ngành báo chí được nhận định là ngành hot, mức lương cao, dễ xin việc.

Hiện nay có vô vàn các tòa báo, nhà đài hoặc trang báo mạng… đều cần tuyển dụng phóng viên, biên tập viên thường xuyên. Nên nếu bạn là người yêu thích báo chí, đam mê viết lách thì có thể bước chân vào nghề bắt đầu bằng các việc như cộng tác viên báo chí với những mảng chủ đề đa dạng để thử sức. Ngoài ra thì nhiều các công ty kinh doanh hoặc những website cần tuyển bộ phận content.

Việt Nam hiện đang có một đài truyền hình quốc gia và 63 đài phát thanh truyền hình của các tỉnh. Bên cạnh đó có nhiều tờ báo mạng, trang thông tin điện tử, nhiều các công ty truyền thông, kinh doanh sản phẩm... tất cả đều cần đến nhân viên để thực hiện các nghiệp vụ báo chí nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành báo chí lớn. 

>> Xem thêm: Văn bằng 2 Cao Cẳng Cược Sài Gòn

Cơ hội làm việc khi học báo chí là cao, không lo thất nghiệp

Đặc biệt hơn nữa trong thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, ngành báo chí truyền thông sẽ càng khẳng định được vị trí trong xã hội hiện nay. Chính vì thế mà các sinh viên theo học ngành Báo có nhiều hơn nữa cơ hội việc làm trong tương lai. Thu thập tin tức, phân tích sự kiện, phóng viên, biên tập viên, phóng viên bản tin, bình luận viên, người dẫn chương trình [MC], quay phim, đạo diễn truyền hình… đều là những ngành nghề mà các cử nhân ngành Báo chí có thể chọn lựa để phù hợp hơn với năng lực bản thân.

Nghề Báo chí này thích hợp với những ai yêu thích, làm theo nhóm, chịu được áp lực cao trong công việc, có khả năng nắm bắt thông tin nhanh, bắt kịp với xu hướng đón nhận thông tin của công chúng, đam mê và xác định phải làm việc độc lập,  dành nhiều thời gian để làm việc... Các môn học ngành Báo chí truyền thông sẽ giúp bạn tích lũy chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì bạn có nhiều cơ hội làm việc trong đài truyền hình, phòng thông tin - báo chí của cơ quan, ngành, bộ...Mặc dù vậy có những ngành nghề sẽ mang lại nguy hiểm cho bản thân người làm báo như điều tra, phóng sự..

3. Mức lương của ngành Báo chí

- Học ngành Báo chí không chỉ để trở thành phóng viên, ngành học này có nhiều cơ hội việc làm hơn bạn tưởng rất nhiều, cùng với đó là những mức lương rất hấp dẫn.  

- Khác với các ngành nghề khác do đặc trưng nghề nghiệp mà thu nhập của nhà báo sẽ tính theo sản phẩm của mình được gọi là định mức. Các định mức sẽ thay đổi theo từng tháng do khối lượng sản phẩm mà họ tạo ra.

- Cách tính thu nhập hàng tháng của nhà báo sẽ là: tính bằng lương hằng tháng + định mức trong tháng đó. Mức lương của mỗi phóng viên là khống giống nhau, phụ thuộc đến chất lượng tác phẩm mà họ hoàn thành. Có thể tham khảo cụ thể:

  • Như hiện nay thì mức nhuận bút và mức lương dành cho các công việc liên quan đến nghiệp vụ báo chí dao động trong khoảng từ  100.000 – 200.000/ tin bài. Còn đối với các nhân viên content thì tùy vào số lượng từ và dạng bài viết cung cấp trên website mà mức  lương fulltime dao động trong khoảng từ 6.000.000 – 10.000.000 VNĐ/ tháng.  Mức lương của ngành báo chí cho biên tập viên phát thanh, truyền hình: 7 – 11 triệu/ tháng.

Thực tế ngành Báo chí cho thấy sinh viên học báo chí ra trường có 2 định hướng chính là làm báo và làm truyền thông. Với xu hướng hiện nay thì cả 2 hướng ngành này đều có cơ hội phát triển nhưng bạn nên chọn lựa hướng đi phù hợp với bản thân để thành công với nghề nghiệp đã chọn trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề