Hội thảo quốc tế đóng góp của khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội

TIN TỨC TỪ HỘI KHOA HỌC & KỸ THUẬT TP. CẦN THƠ

Cập nhật vào: Thứ ba - 26/10/2021 03:39 Cỡ chữ

 

Ngày 19/10/2021, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, mã số KX.01/16-20. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với các điểm cầu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Tây Nguyên và Thái Nguyên.


Quang cảnh Hội nghị

Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” được xây dựng nhằm các mục tiêu: Cung cấp luận cứ khoa học về những vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam; Xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công tác hoạch định và thực thi chính sách vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đây là Chương trình tích hợp 4 trụ cột nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người.

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ nhiệm Chương trình, qua 5 năm thực hiện, 52 đề tài của Chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về các sản phẩm ứng dụng, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như các công bố trong nước và quốc tế, góp phần đào tạo hàng trăm nghiên cứu sinh, học viên cao học theo các hướng nghiên cứu, đồng thời giúp nâng cao năng lực nghiên cứu cho hàng nghìn cán bộ nghiên cứu trên cả nước. Trong số này có 40% đề tài có kết quả đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, 80% đề tài có kết quả gồm các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới, và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách ở Bộ, ngành, địa phương. 90% số đề tài có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Gần 400 bài báo trong nước và quốc tế từ kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, 161 bài tham gia hội thảo khoa học quốc gia, 26 bài tham gia hội thảo khoa học quốc tế. Gần 100 hội thảo khoa học quốc gia được tổ chức, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành. 100% đề tài đảm bảo chỉ tiêu đào tạo sau đại học, tham gia đào thạc sỹ và tiến sỹ. Trong đó, đã tham gia đào tạo 100 tiến sỹ và 153 thạc sỹ.

Chương trình KX.01/16-20 đã bám sát 4 nội dung nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học về vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác hoạch định, thực thi chính sách vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. 100% đề tài thuộc chương trình tạo ra các sản phẩm khoa học đặc thù, trong đó có bản đồ, các mô hình chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, làm tài liệu cho các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn.

Đặc biệt, Viện Đổi mới sáng tạo được hình thành từ đề tài KX.01.17, đặt tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM, đã triển khai các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giới trẻ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, IoT, thương mại điện tử, giáo dục STEM, sản xuất thương mại, Fintech, quảng cáo trực tuyến, du lịch...

Toàn bộ kết quả nghiên cứu trong Chương trình được chuyển giao cho các ban, bộ, ngành Trung ương phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách. Một số kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp và địa phương ứng dụng vào thực tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết: Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ KH&CN đã phê duyệt triển khai 07 chương trình KH&CN trọng điểm do Bộ trực tiếp quản lý, trong đó Chương trình KX.01/16-20 là chương trình khoa học xã hội nhân văn duy nhất. Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhiều đề tài có kết quả nghiên cứu mới, một số đề tài đã kịp thời cung cấp kết quả nghiên cứu cho việc phục vụ cho công tác soạn thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như xây dựng và hoàn thành các chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển của Bộ, ngành và địa phương. Thứ trưởng Trần Văn Tùng đánh giá cao Chương trình KX.01/16-20 đã thực hiện tốt công tác truyền thông về Chương trình trong thời gian qua với tinh thần lan tỏa kết quả nghiên cứu tới các tổ chức, địa phương cũng như tới tất cả các nhà khoa học ở mọi miền đất nước. Công tác truyền thông về các kết quả nghiên cứu của Chương trình để thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn xây dựng và hoàn thiện chính sách từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục được phát huy. Bộ KH&CN rất chú trọng đến xây dựng và triển khai các chương trình khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ trưởng đề nghị cần có các tiêu chí đánh giá tác động kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội mà Chương trình mang lại, có phương pháp, có bộ tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở khoa học và phải lượng hóa được hiệu quả kinh tế - xã hội của Chương trình. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình phải chú ý đến tính tích hợp, liên ngành giữa các vấn đề nghiên cứu cũng như tính kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài để tăng tính hiệu quả.

P.A.T [NASATI]

Sáng ngày 19/11/2017, Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Tp.HCM đã phối hợp với ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “ Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội ­và hội nhập quốc tế”.   Hội thảo tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG. Tp.HCM đã thu hút nhiều bài viết của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài như  Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Từ chủ đề hội thảo, Ban tổ chức đã tuyển chọn 114 tham luận [77 bài trong nước, 37 bài quốc tế] tập hợp thành kỷ yếu với 3 nhóm nội dung chính: [1] các nghiên cứu cơ bản về KHXHNV, [2] Các nghiên cứu định hướng ứng dụng trong KHXHNV, [3] Các nghiên cứu khu vực học và ngữ văn nước ngoài.   Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV nhấn mạnh, trong quá trình hội nhập quốc tế, khoa học xã hội và nhân văn giữ vai trò quan trọng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; đóng vai trò then chốt trong sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố hàng đầu khơi nguồn và phát huy nội lực dân tộc, góp phần nâng cao tầm trí tuệ, sức mạnh lãnh đạo và quản lý đất nước. Hội thảo khoa học lần này nhằm tổng kết, phân tích, đánh giá thành tựu đóng góp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường qua các giai đoạn, tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc thúc đẩy phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; đồng thời tạo diễn đàn học thuật để các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế có cơ hội thảo luận, thúc đẩy mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV. Đặc biệt, PGS.TS. Võ Văn Sen gửi lời cảm ơn chân thành đến trường ĐH Thủ Dầu Một đã phối hợp cùng Nhà trường tổ chức hội thảo quốc tế lần này, sự hỗ trợ này là thành quả của sự hợp tác hết sức tốt đẹp của hai trường trong nhiều lĩnh vực của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học từ nhiều năm qua.   Trong lời phát biểu chào mừng hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ quý báu của trường ĐH KHXH&NV [ĐHQG TP.HCM] trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sự liên kết hợp tác này giúp cho CB-GV trường ĐH Thủ Dầu Một được tiếp cận kinh nghiệm và phương pháp quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội. Thông qua việc phối hợp tổ chức hội thảo ý nghĩa này, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp hy vọng, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai trường sẽ phát triển hơn trong thời gian tới, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – giáo dục của đất nước.   Trên cơ sở chủ đề hội thảo, Ban tổ chức đã bố trí 8 tham luận trình bày tại phiên toàn thể và 60 tham luận trình bày tại 6 tiểu ban chuyên sâu [Giáo dục; Văn hóa; Tôn giáo; Lịch sử - Quan hệ quốc tế - Khu vực học; Văn học và ngôn ngữ - Quản lý – Du lịch – Thư viện thông tin học; Xã hội học – Nhân học – Công tác xã hội – Địa lý – Tâm lý học]. 68 bài tham luận tập trung tổng kết thành quả đào tạo và nghiên cứu khoa học của các khoa, các bộ môn tại Trường ĐHKHXH&NV qua các giai đoạn: Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Tổng hợp TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM. Các tham luận đã nhận diện và đánh giá tính chất, đặc trưng và sự phát triển của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng trong tương lai. Một số tham luận nghiên cứu sâu vào các khía cạnh học thuật, các vấn đề của khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam và ở các nước.  

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiên túc và sôi nổi, các kết quả nghiên cứu được công bố tại hội thảo đã đóng góp thiết thực cả về ý nghĩa lý luận, học thuật lẫn ý nghĩa thực tiễn cho nghiên cứu KHXH&NV, đồng thời góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực KHXH&NV giữa trường ĐH Thủ Dầu Một, ĐH KHXH&NV với các trường đại học, học viện, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế.

 


PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp hy vọng, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai trường sẽ phát triển hơn trong thời gian tới, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – giáo dục của đất nước

PGS.TS Võ Văn Sen tặng hoa cảm ơn Trường Đại học Thủ Dầu Một đã phối hợp cùng Nhà trường tổ chức hội thảo


Các kết quả nghiên cứu được công bố tại hội thảo đã đóng góp thiết thực cả về ý nghĩa lý luận, học thuật lẫn ý nghĩa thực tiễn cho nghiên cứu KHXH&NV, đồng thời góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực KHXH&NV giữa trường ĐH Thủ Dầu Một, ĐH KHXH&NV với các trường đại học, học viện, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế

BBT

Tuần lễ phản biện học thuật Quốc tế 2021

21/09/2021 2:35:46 PM — 671
Tuần lễ bình duyệt [phản biện] học thuật quốc tế [Peer Review Week - PRW] là diễn đàn toàn cầu do cộng đồng ảo tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2016. PRW tập hợp các cá nhân, tổ chức nhằm cam kết và chia sẻ thông điệp trọng tâm rằng phản biện ngang hàng là giải pháp tốt, rất quan trọng trong xuất bản học thuật. PRW cũng là sự kiện để tôn vinh vai trò thiết yếu của hoạt động phản biện trong việc duy trì chất lượng các công trình khoa học.

13/08/2021 10:31:28 AM — 630
Ngày 12/8/2021, trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức thành công hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “Mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình lịch sử dân tộc”. Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, nhà khoa học, giảng viên từ nhiều cơ sở giáo dục đại học, học viện trong cả nước.

Ngày hội Khoa học giảng viên và học viên sau đại học Lần V – năm 2021

02/07/2021 5:06:26 PM — 751
Ngày 11/6/2021, trường ĐH Thủ Dầu Một đã tổ chức thành công Ngày hội Khoa học giảng viên và học viên sau đại học lần thứ V – năm 2021. Đây là một trong những hoạt động thường niên của trường, đồng thời hướng đến chào mừng 12 năm thành lập trường Đại học Thủ Dầu Một [24/6/2009 – 24/6/2021].

Hội thảo “Friedrich Engels - nhà tư tưởng vĩ đại, người cộng sản lỗi lạc”

29/04/2021 2:33:14 PM — 41
Hội thảo là diễn đàn khoa học nhằm tôn vinh, tri ân công lao, đóng góp vĩ đại của Friedrich Engels đối với kho tàng lý luận của nhân loại và phong trào công nhân, cách mạng vô sản thế giới; đồng thời khẳng định sự kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng và Nhân dân ta.

Hội thảo khoa học quốc gia “Mỹ thuật Đông Nam Bộ - phát triển và hội nhập”

28/04/2021 2:26:36 PM — 31
Sáng ngày 28/04/2021, tại trường Đại học [ĐH] Thủ Dầu Một diễn ra hội thảo khoa học quốc gia “Mỹ thuật Đông Nam Bộ - Phát triển và hội nhập”. Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động của tỉnh Bình Dương kỷ niệm 120 năm thành lập trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hoá Bình Dương.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề